BÁO SONG NGỮ SỐ 191: "VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ"

Image 12/08/2022 08:40

Image Báo song ngữ Anh - Việt

Vietnam pursues an independent economy: PM

Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Việt Nam hướng đến nền kinh tế độc lập, tự chủ”

Vietnam consistently and persistently pursues to build an independent economy that's also actively integrating with the world, Prime Minister Pham Minh Chinh said Saturday.

Việt Nam kiên định và kiên trì trong chủ trương xây dựng một nền kinh tế độc lập đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ.

Speaking at the Harvard University in Massachusetts, the U.S. on Saturday, Chinh said Vietnam strives to build an independent, self-reliant economy that actively and positively integrates with the world.

Tham dự buổi tọa đàm tại Đại học Harvard ở bang Masachusetts, Mỹ vào thứ Bảy, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu về đường lối xây dựng  nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng.

As the world moves complexly and unpredictably, countries need to pay attention to build independent economies in order to shield themselves from outside forces during international integration. Being independent and self-reliant however doesn't mean shutting off from the world; it must go hand in hand with policies for international integration, he added.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến đầy phức tạp và khó dự báo, các quốc gia cần phải tập trung vào xây dựng nền kinh tế tự chủ nhằm bảo vệ đất nước trước những tác động bên ngoài trong thời kì hội nhập. Nhưng độc lập, tự chủ không có nghĩa là bế quan tỏa cảng, tự cung tự cấp; mà phải đi kèm với chính sách mở cửa, hội nhập, ông bổ sung.

An independent and self-reliant economy is also tied to being politically independent. Respecting the differences between different political, economic, historical, cultural and social features would create diversity for the world economy, Chinh said. He also mentioned respecting nations' rights and rightful interests in accordance with the UN Charter and international law.

Một nền kinh tế độc lập và tự chủ gắn liền với sự độc lập về chính trị. Tôn trọng những điểm khác biệt về chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia sẽ giúp tạo nên tính đa dạng cho nền kinh tế thế giới, Thủ tướng bày tỏ. Ông cũng nhắc đến việc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của từng quốc gia theo điều luật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Building such an economy has always been Vietnam's stance since 1945, and it has withstood multiple shocks, for example the 1997-1998 Asian financial crisis, the 2007-2008 financial crisis and the Covid-19 pandemic.

Xây dựng một nền kinh tế như vậy luôn là chủ trương của Việt Nam từ năm 1945 và vẫn tiếp tục trụ vững dẫu phải đương đầu với vô vàn biến động, điển hình là Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, Cuộc khủng hoàng tài chính 2007-2008 và đại dịch Covid-19.

Vietnam needs to continue to build its economy with the same trajectory to solve multiple challenges, ensure national independence, sovereignty and interests, increase its innate power to integrate into the world economy, and uphold international commitments.

Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế theo đường lối được vạch ra để giải quyết khó khăn, đảm bảo độc lập dân tộc, khẳng định chủ quyền và lợi ích, tăng cường nguồn lực để hội nhập với nền kinh tế của thế giới và thực hiện các cam kết quốc tế.

Vietnam's strategic development goal by 2030 is to become a developing country with modern industry and high income. By 2045, it aims to become a developed country with high income. To achieve that, there needs to be an economy with appropriate, sustainable and effective proportions, as well as being competitive and adaptive.

Phấn đấu mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước với các ngành công nghiệp hiện đại và thu nhập cao. Đến năm 2045, trở thành một quốc gia phát triển. Để hoàn thành mục tiêu này, cần phải xây dựng được nền kinh tế có cơ cấu hợp lý, hiệu quả, bền vững, kèm với khả năng cạnh tranh và thích ứng linh hoạt với những chuyển biến.

Localities also need to make use of opportunities given by international integration to recover and sustainably develop. Progress, social fairness and social security remain to be of utmost importance, Chinh said.

 

Các địa phương cũng cần phải tận dụng các cơ hội từ hội nhập quốc tế, tạo động lực thúc đẩy sự phục hồi và phát triển bền vững. Thủ tướng bày tỏ, nhưng đồng thời, tiến bộ, công bằng xã hội, an ninh xã hội vẫn là ưu tiên hàng đầu.

 

The three pillars of such an economy is a socialist-oriented market economy, a socialist state with rule of law, and a socialist democracy. Human beings would be the drive for development, he added.

Theo đó, Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế dựa trên 3 trụ cột: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong đó, ông xác định rõ con người là động lực của sự phát triển.

"There is a need to build and utilize Vietnam's cultural values and the power of the Vietnamese people to truly possess an innate power and a drive to protect and develop the country," he said.

Thủ tướng khẳng định: “Xây dựng và tận dụng những giá trị văn hóa của Việt Nam, sức mạnh tiềm ẩn bên trong của mỗi con người Việt để khơi dậy khát vọng bảo vệ và phát triển đất nước là yêu cầu cần thiết.”

For there to be an independent, self-reliant economy, Vietnam needs to maintain its independence, sovereignty and territorial integrity, as well as socio-political stability. It also needs to complete the institution for a socialist-oriented market economy that's modern and compatible with international commitments; maintain the stability of the macroeconomy; and reorient the economy towards a development model that mainly depends on science and technology, innovation, resource efficiency and green growth.

Để đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế tự chủ, Việt Nam đầu tiên phải giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như ổn định chính trị - xã hội. Thứ hai là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, phù hợp với các cam kết quốc tế. Ba là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ tư là tập trung cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tiết kiệm tài nguyên, tăng trưởng xanh.

Vietnam also needs to make use of every resources and utilizes the role of businesses both inside and outside of Vietnam while developing its workforce.

Không chỉ vậy, Việt Nam cần phải tận dụng tối đa các nguồn lực xã hội, phát huy vai trò của doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, đồng thời phát triển nguồn nhân lực.

Chinh is in the U.S. for the U.S.-ASEAN Summit on May 12 and 13. He will also work with the U.S. and the U.N. afterwards, where his visit is expected to last until May 17.

Thủ tướng hiện đang ở Mỹ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ - ASEAN diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng 5. Ông vẫn sẽ còn ở lại để hợp tác, trao đổi với Mỹ và Liên hợp quốc, dự kiến chuyến đi sẽ kéo dài đến ngày 17 tháng 5.

(Nguồn bài báo: VnExpress)

*Lưu ý: Bản dịch này không phải là bản dịch tiêu chuẩn, mọi người hãy thoải mái đưa ra những góp ý và những phiên bản của riêng mình để chúng mình cùng nhau học tập và phát triển.

Từ vựng:

  • consistently (adv): kiên định
  • unpredictably (adv): không thể đoán trước
  • shield (v): bảo vệ
  • in accordance with: phù hợp với, tuân theo
  • trajectory (n): quỹ đạo, đường lối
  • pillar (n): trụ cột
  • sovereignty (n): chủ quyền
  • reorient (v): thay đổi, tái cơ cấu

Xem thêm: Khóa học Biên dịch tổng hợp

Thong ke