Báo song ngữ 10: Định giá thương hiệu vẫn là một khái niệm mới cho các doanh nghiệp VN

Image 06/07/2018 10:12

Image Báo song ngữ

 Brand valuation still a novel concept for VN firms
 

No Vietnamese name figures in the list of top 500 world brands, showing that enterprises here are yet to fully realise the importance and value of branding in a globalising market.
 


The brand equity of some firms carries greater value than their physical assets, noted Vũ Bá Phú, director of  VIETRADE, the department of trade promotion, said at a forum in Ha Noi yesterday.

Marketing experts, Government officials and business representatives attending Vietnam Brand Forum that recognised top 50 national brands and stressed the value-addition that accrues from branding, including greater recognition and competitiveness.

 

The forum, focusing on brand valuation in the context of global integration, was jointly organised by VIETRADE, under the Ministry of Industry and Trade, and UK’s  Brand Finance.
 

Phú said that as competition gets fiercer between domestic and foreign enterprises, the former need to actively build and promote their brand names and identities to remain attractive to both customers and investors in the long run.
 

Phú also said that a firm’s evaluation, done according to global financial standards, was significant in helping reduce losses to the State in the process of equitisation and avoiding any disadvantage these enterprises may encounter in the process of franchising, or mergers and acquisitions.

 

Top VN brands
 

A highlight of yesterday forum was the announcement of top 50 Vietnamese brands by Brand Finance Asia Pacific.


Military run telecom firm Viettel dethroned last year’s top pick, dairy firm Vinamilk, pushing it to second place.


This year, the Viettel brand was valued at US$2.5 billion, followed by Vinamilk at $1362 million and Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT) at of $726 million. Real estate giant Vinhomes ranked fourth with $604 million and Saigon Alcohol Beer and Beverages Corporation (Sabeco) ranked fifth with $598 million.

Brand Finance noted that the total of Việt Nam’s active brand names in 2017 topped $11.28 billion, 32 per cent higher than in 2016.

Major Vietnamese brands are in telecommunications, food, banking, beverages, real estate, retail, aviation, petroleum, automobile, construction and civil engineering, insurance, entertainment and travel.

Samir Dixit, Managing Director, Brand Finance Asia Pacific, said brand management was extremely important in promoting a company’s stock value during mergers and acquisitions, and increasing its regional and global competitiveness.
 

Dixit also warned that out the 500 largest brands in the world, no name came from Việt Nam. That alone should be a clear indication of where Vietnamese brands stand, he said.
 

He added that Vietnamese businesses need to know exactly how much their brand is worth according to international standards so that they can manage it better.

He hoped that the country’s brand management will focus more heavily on measuring its economic value and social impacts.

Lại Tiến Mạnh, Managing Director of the Mibrand Company, said that the concept of brand evaluation was relatively new here, so local  enterprises do not have much experience dealing with it, despite its crucial importance in developed countries.
 

Investors are getting more and more interested in a business’s brand value, willing to spend large amounts on such intangible assets, Mạnh said. However, he added, it is often treated as less important than sales and profits.
 

The trend of mergers and acquisitions that is sweeping over Việt Nam will place great importance on brand value, which will either increase or decrease a firm’s worth during transactions, he said.
 

Đặng Xuân Minh, General Director of AVM Vietnam and head of the Vietnam M&A Forum’s research group, cited the equitisation of the State-owned enterprise, Tràng Tiền Ice cream Jsc.
 

At the time of equitisation in early 2000s, the enterprise was valued at just VNĐ3 billion ($133,511). But in 2015, after its latest ownership transfer, the company’s value has risen to VNĐ500 billion ($22.2 million), with a brand value of VNĐ150 billion ($6.67 million).
 

Minh said that in the context of accelerating equitisation, it it was necessary to have a legal foundation for brand valuation that ensures that it is transparency and in line with international standards.

Other speakers at the forum spotlighted the needs and challenges of building and promoting brands, as well as conducting brand valuations in Việt Nam.



They said local enterprises need to revaluate and orient their business strategies to channel more resources into brand development.
 

This is the third year that Brand Finance has carried out brand evaluation activities in Việt Nam.

 

Việt Nam không có một thương hiệu nào nằm trong danh sách 500 thương hiệu lớn trên thế giới, điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của việc xây dựng thương hiệu trong một thị trường toàn cầu hóa.


Phát biểu tại diễn đàn ở Hà Nội, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại- Bộ Công Thương cho biết, tài sản thương hiệu của một số doanh nghiệp có giá trị lớn hơn tài sản hữu hình của họ.

Các chuyên gia về mảng tiếp thị, các quan chức Chính phủ và các đại diện doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Thươnng hiệu Việt Nam, đã công bố 50 thương hiệu quốc gia hàng đầu và nhấn mạnh đến việc bổ sung giá trị từ việc xây dựng thương hiệu, bao gồm cả sự công nhận và tính cạnh tranh.
 

Diễn đàn tập trung vào việc định giá thương hiệu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, được VIETRADE - thuộc Bộ Công thương và Thương mại, và Công ty Brand Finance của Anh tổ chức.
 

Ông Phú chia sẻ rằng khi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài khốc liệt hơn, các doanh nghiệp cũ cần tích cực xây dựng và quảng bá tên tuổi và nhận diện thương hiệu của họ để giữ được tính hấp dẫn với khách hàng và các nhà đầu tư trong thời gian dài.

Theo ông, việc định giá một công ty được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn tài chính toàn cầu, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp giảm bớt thiệt hại cho nhà nước trong quá trình cổ phần hoá và tránh những thất thoát cho các doanh nghiệp này trong quá trình nhượng quyền thương mại hoặc liên doanh hoặc sáp nhập doanh nghiệp.


Các thương hiệu VN đứng đầu

Điểm nổi bật của diễn đàn hôm qua là Công ty Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương đã công bố 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
 

Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã soán ngôi đầu của quán quân năm ngoái - công ty sữa Vinamilk, và đẩy Vinamilk xuống vị trí thứ hai.
 

Năm nay, Viettel có giá trị thương hiệu là 2.5 tỉ USD, theo sau là Vinamilk với 1.362 triệu USD và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 726 triệu USD. Nhà đầu tư bất động sản khổng lồ Vinhomes đứng thứ 4 với 604 triệu USD và Tổng công ty Bia Rượu Sài Gòn (Sabeco) đứng thứ 5 với 598 triệu USD.

Brand Finance nhấn mạnh tổng giá trị thương hiệu hoạt động của Việt Nam năm 2017 đạt hơn 11,28 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2016.

Các thương hiệu lớn của Việt Nam nằm trong lĩnh vực viễn thông, thực phẩm, ngân hàng, đồ uống, bất động sản, bán lẻ, hàng không, xăng dầu, ô tô, xây dựng và kỹ thuật dân dụng, bảo hiểm, giải trí và du lịch.

Ông Samir Dixit - Giám đốc Brand Finance Châu Á Thái Bình Dương, cho biết, quản lý thương hiệu rất quan trọng trong việc quảng bá giá trị cổ phiếu của công ty trong quá trình liên doanh và sáp nhập, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu.
 

Dixit cũng cảnh báo rằng trong số 500 thương hiệu lớn nhất thế giới, không có cái tên nào đến từ Việt Nam. Điều đó là một dấu hiệu rõ ràng về vị trí các thương hiệu Việt.



Ông nói thêm, các doanh nghiệp Việt Nam cần biết chính xác thương hiệu của họ đáng giá bao nhiêu theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể quản lý tốt hơn.

Ông hy vọng quản lý thương hiệu của Việt Nam sẽ tập trung nhiều hơn vào việc đo lường giá trị kinh tế và các tác động xã hội.

Theo ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc điều hành của công ty Mibrand, khái niệm định giá thương hiệu còn khá mới mẻ, do đó các doanh nghiệp trong nước không có nhiều kinh nghiệm đối phó với nó, trong khi các nước phát triển, nó giữ một vai trò rất quan trọng.
 

Ông cho biết, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp, sẵn sàng chi một khoản tiền lớn vào tài sản vô hình đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp quan tâm đến bán hàng và lợi nhuận hơn.
 

Ông nói rằng xu hướng liên doanh và sáp nhật đang diễn ra trên khắp Việt Nam sẽ đặt trọng tâm vào giá trị thương hiệu, dẫn đến việc sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị của một công ty trong các giao dịch.
 

Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc AVM Việt Nam và Trưởng nhóm nghiên cứu của Diễn đàn Theo dõi và Đánh giá của M&A, dẫn ví dụ về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Công ty CP Tràng Tiền.
 

Vào thời điểm cổ phần hoá vào đầu những năm 2000, doanh nghiệp này chỉ có giá trị là 3 tỷ VND (133.511$). Nhưng vào năm 2015, sau lần chuyển quyền sở hữu gần nhất, giá trị của công ty đã tăng lên đến 500 tỷ VND (22,2 triệu $), với giá trị thương hiệu là 150 tỷ VND (6.67$).
 

Ông Minh cho biết, trong bối cảnh cổ phần hóa nhanh chóng, cần phải có một nền tảng pháp lý cho việc định giá thương hiệu, đảm bảo tính minh bạch và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Các diễn giả khác tại diễn đàn này đã nhấn mạnh nhu cầu và thách thức trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, đồng thời tiến hành định giá các thương hiệu tại Việt Nam.
 

Họ nói rằng các doanh nghiệp địa phương cần đánh giá lại và định hướng chiến lược kinh doanh của họ để thu hút nhiều nguồn lực hơn vào sự phát triển thương hiệu.
 

Đây là năm thứ ba Công ty Brand Finance tiến hành các hoạt động định giá thương hiệu tại Việt Nam.

 

Nguồn:  Brand valuation still a novel concept for VN firms

Thong ke