MÁCH BẠN 5 MẸO DỊCH THUẬT HỢP ĐỒNG & VĂN BẢN PHÁP LÝ

Image 10/05/2023 14:21

Image Dịch thuật

Toàn cầu hóa, thương mại hóa đã và đang là phương thức kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhu cầu về sử dụng ngôn ngữ quốc tế trong các văn bản ký kết tăng với con số chóng mặt đó là lý do làm cho việc dịch thuật hợp đồng cũng tăng cao doanh số và phát triển tỉ lệ thuận theo đó. Trong bài viết này, Sao Khuê sẽ mách bạn 5 mẹo dịch hợp đồng hữu ích dành cho các biên dịch viên nhằm tăng chất lượng dịch của các văn bản ký kết hay hợp đồng đáng giá nhé!

Trước khi đi vào các mẹo dịch cùng Sao Khuê điểm qua 3 sai lầm phổ biến gặp phải khi dịch hợp đồng và văn bản pháp lý 

3 sai lầm phổ biến gặp phải khi dịch hợp đồng và văn bản pháp lý

1. Dịch đơn thuần word by word 

Đây là lỗi sai căn bản nhưng cũng là lỗi sai nghiêm trọng nhất đối với người biên dịch viên. Nếu bạn chỉ dịch đơn thuần trên mặt nổi của ngôn từ bạn mới chỉ hoàn thành 40% bản dịch đó. Văn bản hợp đồng hay pháp lý đều có những điều lệ cam kết giữa hai bên dựa trên pháp luật, nếu bạn không hiểu rõ về công ước điều lệ hay mục đích của văn bản cần dịch là gì mà chỉ dịch word by word đơn thuần thì đó được coi là một “sản phẩm chết” do chính bạn mang đến cho doanh nghiệp.

2. Không nghiên cứu thuật ngữ 

Thuật ngữ chuyên ngành luôn tiềm ẩn trong các văn bản pháp lý hay hợp đồng ký kết. Bạn cần dành ra thời gian nghiên cứu và tìm ra ý nghĩa phù hợp nhất với từng hợp đồng mà bạn đảm nhận. Nhiều biên dịch viên quên mất việc chúng ta phải tìm hiểu kĩ về lĩnh vực mà hợp đồng này thuộc về để chọn ngôn từ diễn tả sao cho đúng, kết quả là bản dịch thiếu đi tính khoa học chặt chẽ đến từ các thuật ngữ.

3. Không có sự đối soát chéo

Một biên dịch viên không phải là “bà trùm” của hậu thế. Tính chất của các bản hợp đồng hay văn bản pháp lý yêu cầu tuyệt đối về sự chính xác cao trong cách dùng ngôn từ biểu đạt. Vì vậy, nên nhớ cần có sự đối soát lại một cách nghiêm ngặt. Có rất nhiều phương pháp giúp bạn hoàn thành điều này như sử dụng các công cụ dịch thuật Trados hay nhờ sự đối soát từ những người có cùng chuyên môn hoặc có chuyên môn cao hơn để nâng cao chất lượng bản dịch tránh những sai sót không đáng có.

-----------------------------------------------

5 mẹo dịch thuật hợp đồng và văn bản pháp lý 

1. Nắm rõ cấu trúc và đặc điểm của hợp đồng và văn bản pháp lý

Người biên dịch thường gặp khó khăn khi tiếp cận tài liệu pháp lý vì các văn bản này ngoài việc sử dụng các thuật ngữ chuyên môn còn hay sử dụng các từ ngữ cổ, từ đồng nghĩa, các cấu trúc câu dài, phức tạp, ít câu đơn hay đảo trật tự từ,…Vì vậy, nếu không có sự tra cứu cẩn thận, nắm chắc từ vựng, ngữ pháp, các thuật ngữ và văn phong của văn bản pháp lý hay hợp đồng thì rất dễ bị dịch sai. Để tránh gặp phải tình trạng này, người dịch cần học hỏi từ những người có kiến thức chuyên ngành cao, tham khảo sách báo, từ điển chuyên sâu về các thuật ngữ dùng trong ngành đó.

2. Sử dụng thì chính xác

Trong quá trình dịch thuật hợp đồng, điều quan trọng là các thì thích hợp phải được dịch chính xác trong bản dịch hợp đồng của công ty. Nếu sử dụng thì không chính xác, hai bên có thể không đáp ứng được thời hạn cho các nhiệm vụ trong tương lai. Việc sử dụng đúng các thì sẽ phác thảo rõ ràng ý nghĩa đằng sau các câu được liệt kê trong hợp đồng ký kết.

3. Sử dụng đúng bố cục so với văn bản hợp đồng gốc

Văn bản pháp lý hay hợp đồng ký kết đều có một bố cục sắp xếp nhất định về các điều khoản ký kết trong đó (đặc biệt nó có nhiều mục nhỏ). Bởi vậy, trong quá trình dịch hợp đồng hay văn bản pháp lý nhiệm vụ của một biên dịch viên cần có sự tỉ mỉ không chỉ đảm bảo chính xác về mặt ngôn từ mà còn phải đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất và mạch lạc theo như văn bản nguồn. 

4. Phải có kiến thức về công ước pháp luật đa quốc gia

Các quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau. Ví dụ: hệ thống pháp luật của Pháp là Dân luật và hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ là Thông luật. Nếu không đi sâu chi tiết vào sự khác biệt giữa chúng, việc này có thể gây ra các rắc rối, chẳng hạn như các điều khoản trong hợp đồng sẽ không được áp dụng trong một hệ thống pháp luật khác và, nếu dịch mà không cân nhắc kỹ càng, có thể khiến một doanh nghiệp tỏ ra thiếu thận trọng khi đưa chúng vào hợp đồng đã dịch của họ. Bởi vậy, người dịch đòi hỏi phải có sự am hiểu về luật pháp khi dịch hợp đồng.

5. Đảm bảo tính bảo mật tuyệt đối 

Đây là nghĩa vụ bắt buộc của nghề dịch. Hầu hết các tài liệu pháp lý hay hợp đồng đều chứa thông tin “nhạy cảm” mang tính bảo mật của công ty. Do vậy, khi dịch thuật tài liệu pháp lý & hợp đồng người dịch cần đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu về bảo mật mà phía doanh nghiệp đưa ra. Việc rò rỉ thông tin có thể gây thiệt hại và tổn thất lớn cho nhiều cá nhân, tổ chức và thậm chí cho chính công việc mà bạn đang theo đuổi.

 

 

Kết luận