BÁO SONG NGỮ VIỆT ANH SỐ 216: Silent Treatment: Sự im lặng độc hại đã thao túng ta như thế nào?
11/10/2024 09:47
Báo song ngữ Việt - Anh
Silent Treatment: Sự im lặng độc hại đã thao túng ta như thế nào?
Silent Treatment: How toxic silence has manipulated us?
1. Silent Treatment là gì? Tại sao sự “im lặng” lại đáng sợ hơn cả?
1.What is silent treatment? Why is “silence” more frightening than anything else?
Silent Treatment là chiêu tâm lý khi ta từ chối sự tồn tại của ai đó bằng cách ngưng phản hồi mọi thứ từ họ. Dù họ có nhắn tin, bắt chuyện, muốn ba mặt một lời giải quyết, ta vẫn lặng lẽ “bơ toàn tập”, thậm chí cô lập và tẩy chay.
Silent Treatment is a psychological tactic where we deny someone’s existence by refusing to respond to anything they do. Whether they text, try to start a conversation, or want to resolve an issue face-to-face, we remain completely silent, sometimes even isolating and ostracizing them
Đi ngược với nhu cầu xã hội muốn kết nối của con người, Silent Treatment âm thầm để lại nhiều tổn thương tâm lý cho nạn nhân. Chiêu “im lặng độc hại” này tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau từ nặng đến nhẹ như:
Contrary to humans’ social need for connection, Silent Treatment quietly inflicts psychological harm on the victim. This “toxic silence” tactic manifests us in various forms, ranging from mild to severe, such as:
- Lơ đẹp mọi tin nhắn trên mạng xã hội.
Tự động rút lui khi đang tranh cãi (mà không báo trước).
Né trả lời những câu hỏi mang tính giải quyết, như “mình gặp nhau chia sẻ được không?”.
- Ignoring all messages on social media.
Abruptly withdrawing from an argument without notice.
Avoiding answering questions aimed at resolving the issue, like “Can we meet to talk this out?”
- Từ chối gặp mặt trực tiếp.
Chỉ im lặng với 1 người duy nhất, những người khác vẫn bình thường để thể hiện sự phân biệt đối xử.
Silent Treatment xuất hiện ở nhiều nơi hơn bạn nghĩ, từ nặng nề đến nhẹ nhàng tinh tế như:
- Refusing to meet face-to-face.
Being silent towards only one person while treating others normally, to show discrimination.
Silent treatment occurs more often than you think, ranging from heavy-handed to subtly refined, like:
Trong gia đình, bố mẹ phớt lờ khi con cái tâm sự, đặc biệt các chủ đề nhạy cảm như tình yêu, bệnh tâm lý,...
In the family, parents ignore their children’s confidence, especially about sensitive topics like love, mental health issues, etc.
Trong công việc, đồng nghiệp ngó lơ khi bạn trình bày ý tưởng, làm việc nhóm nhưng “tổng seen” và không ai lắng nghe.
At work, colleagues disregard your ideas during group discussions, leaving your contributions unseen and unheard.
Trong tình yêu, đối phương thường xuyên phớt lờ nỗ lực giải quyết mâu thuẫn của bạn, cố ý không hiểu những gì bạn nói.
In romantic relationships, your partner frequently ignores your efforts to resolve conflicts, intentionally misunderstanding what you say.
2. Ta cần đối phó ra sao trước sự im lặng độc hại?
2. How should we cope with toxic silence?
Việc đầu tiên bạn cần làm là bình tĩnh, hít thở sâu, ngưng tìm kiếm câu trả lời. Thay vào đó, hãy:
The first thing you need to do is stay calm, take deep breaths, and stop searching for answers. Instead, try to:
- Tìm hiểu nguyên nhân đằng sau sự im lặng
- Find out the reason behind the silence.
Họ có thể là tuýp người passive-aggressive (gây hấn thụ động) muốn im lặng để đỡ buông lời cay đắng, hoặc chỉ đơn giản họ hướng nội cho rằng im lặng là cách giải quyết ôn hòa.
They might be a type of passive-aggressive person who prefers silence over saying something harsh, or they might simply be introverted and believe that silence is a peaceful solution.
Có nhiều lý do đằng sau Silent Treatment, như đã liệt kê phần trên. Và hầu hết vấn đề không xuất phát từ bạn, mà là từ người kia. Hãy cho họ chút thời gian với bản thân.
There are many reasons behind Silent Treatment, as listed above. Most of the time, the issue doesn’t stem from you but from the other person. Give them some time to reflect on themselves.
- Tiếp nhận khách quan
- Be objective
Không phải ai cũng sở hữu “bộ não” y hệt chúng ta. Khi không cùng chung một tiếng nói, hãy ngồi lại cùng nhau giao tiếp thẳng thắn, thay vì nhắn tin.
Not everyone has the same “mindset” as we do. When you don’t share the same perspective, it’s better to sit down together and communicate openly rather than sending messages.
Đừng nghĩ ai cũng đang… tấn công mình “Don’t take it personally” - mọi người không thực sự “chĩa mũi dùi” vào bạn nhiều đến thế.
Do not assume everyone is … attacking you. “Don’t take it personally” - people aren't really 'pointing fingers' at you that much.
Một người có muôn vàn lý do để im lặng. Đôi lúc đó còn là những lý do… ngớ ngẩn, như ngủ quên sáng mai dậy quên trả lời tin nhắn. Một số khác có thể im lặng vì đang trải qua giai đoạn khó khăn như đổi chỗ làm mới, thất nghiệp, gia đình, cuộc sống,... Cách nghĩ này giúp bạn cởi mở và bao dung hơn với mối quan hệ, đặc biệt khi ai cũng đang gặp vấn đề của riêng mình.
A person can have countless reasons to be silent. Sometimes, these reasons are as silly as falling asleep and forgetting to reply to a message the next morning. Others might be silent because they are going through a tough time, like switching to a new job, being unemployed, dealing with family issues, or facing life’s challenges. This mindset helps you to be more open and tolerant in relationships, especially when everyone has their own struggles.
- Thành thật chia sẻ “mình đang nghĩ gì”
- Honestly share “What you are thinking”
Người chủ động im lặng đôi khi không ý thức được mức độ nghiêm trọng của Silent Treatment lên mối quan hệ. Bạn có thể thay đổi điều đó, thông qua giao tiếp tích cực giữa đôi bên.
The person who chooses to remain silent may sometimes not realize the severity of the Silent Treatment on the relationship. You can change that through positive communication with your partner.
Nếu đã gặp gỡ được sau cãi vã, bạn có thể chân thành nói thật về những gì mình cảm nhận cho đối phương. Ngược lại họ cũng thế. Bạn có thể sẽ khám phá ra những khía cạnh cảm xúc khác của người kia, bị che khuất sau tấm mặt nạ Silent Treatment đấy.
If you manage to meet after an argument, you can sincerely express what you feel to them. They can do the same in return. You might discover other emotional aspects of them that were hidden behind the mask of Silent Treatment.
- Rời đi khi có thể
- Leave when possible
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh, có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Chính bạn cũng cảm nhận được điều đó.
Loving someone who constantly remains silent when issues arise can lead to significant mental effects on you later on. You can feel it yourself.
Chủ động cắt đứt những mối quan hệ nơi Silent Treatment diễn ra liên tục, cũng là cách bạn đặt ra ranh giới lành mạnh (boundaries) cho bản thân.
Proactively cutting off relationships where Silent Treatment occurs continuously is also a way to set healthy boundaries for yourself.
Những phản ứng tổn thương trước Silent Treatment, cũng là một phần trong bản năng con người. Nhận biết được nguồn gốc và lý do của hành vi này, bạn có thể tập điều chỉnh cảm xúc và hành vi mình hợp lý để tránh tổn thương trong mọi tình huống.
Feeling hurt by the Silent Treatment is a natural part of human instinct. By recognizing the origins and reasons behind this behavior, you can learn to adjust your emotions and actions appropriately to avoid harm in any situation.
Nguồn: vnexpress
- BÁO SONG NGỮ VIỆT ANH SỐ 218: Fan săn vé hai concert 'Anh trai' ở Hà Nội
- BÁO SONG NGỮ VIỆT ANH SỐ 217: Điều gì khiến con người không thể bị AI thay thế?
- BÁO SONG NGỮ VIỆT ANH SỐ 215: Đào, phở và piano - Vai diễn thuyết phục của NSƯT Trần Lực
- BÁO SONG NGỮ VIỆT ANH SỐ 214: Bảnh là ai mà đi đâu cũng gặp?
- BÁO SONG NGỮ SỐ 213: 7 sự kiện thế giới năm 2023