Báo song ngữ 102: Sử dụng thuốc để hỗ trợ giảm cân
01/05/2020 20:44
Báo song ngữ
Weight loss interventions that work: Medications
If changing your diet and exercise habits has failed to help you achieve the results you hoped for, weight loss medication can be an option.
However, it is important to seek out a physician who is board-certified in obesity medicine who can help select the appropriate drug based on your medical history. Only a professional can responsibly help you manage the risks and benefits of different drugs, according to Sue Cummings, a registered dietitian who was clinical programs coordinator at the Massachusetts General Hospital Weight Center for the past 20 years.
Weight loss medications are typically indicated for those with a body mass index (BMI) of 30 or higher, or a BMI of 27 or higher with health conditions such as high blood pressure or type 2 diabetes. A person who is 5 feet 8 inches tall and weighs 200 pounds has a BMI of 30.4; online tools can help you calculate your BMI.
Though there are exceptions, "in general, that's where we start treating people," said Dr. Louis Aronne, director of the Comprehensive Weight Control Center at Weill Cornell Medicine and NewYork-Presbyterian. Drugs are typically prescribed along with diet and physical activity changes.
Since there is a broad range of medications available, finding one that will work is almost always possible, according to Aronne, who co-authored the Endocrine Society's clinical practice guidelines for the pharmacological management of obesity.
Identifying the right match is key, as a drug may or may not be appropriate for someone depending on their health history. For example, if someone has uncontrolled high blood pressure, you wouldn't prescribe phentermine (a weight loss drug approved for short-term use), Aronne explained.
FDA-approved weight loss drugs
In order for a weight loss drug to be approved for long-term use, it must have two years of data showing that it is safe and it works.
In general, a medication can be considered effective for weight management if, after one year of treatment, at least 35% of those in the drug group (and about double the proportion of people of the placebo group) lose at least 5% of their weight.
Weight loss drugs approved for long-term use include orlistat (brand name Xenical), lorcaserin (Belviq) and liraglutide (Saxenda) as well as the combination drugs naltrexone-bupropion (Contrave) and phentermine-topiramate (Qsymia).
In one recent study, these drugs helped overweight or obese people lose at least 5% of their body weight at the end of a year -- that's at least 10 pounds if you weigh 200 -- compared with a placebo. Qsymia and Saxenda were associated with the highest odds of achieving that amount of weight loss.
Losing 5% to 10% of your body weight is associated with improved blood pressure, triglycerides and blood sugar, factors that lower the risk for heart disease and diabetes.
"A lot of people will say, 'Wow, 5% of body weight, that doesn't sound like a lot of weight loss,' but an average weight loss of 5% reduces your risk of developing diabetes by 50%. That sounds much better now, doesn't it?" asked Aronne, who disclosed relationships involving research, funding and advising with some of the approved obesity drug companies and companies that make weight loss devices (i.e. the balloon EndoBarrier).
Some medicines are prescribed "off-label," that is, for a use other than what it was approved for. For example, metformin is a drug that is FDA-approved for diabetes, but there is evidence that it can produce weight loss even in people without diabetes.
How they work?
All of the FDA-approved weight loss drugs except Xenical work on hypothalamic pathways, resulting in decreased appetite and increased feelings of fullness after eating, Aronne said. (Xenical inhibits the absorption of fats by blocking the enzymes that break down fat).
In essence, when too many calories come in too quickly, this damages nerves in the brain that receive hormonal signals from the stomach, intestine and fat cells that tell the brain how much you've eaten and how much fat is stored. The nerves then become resistant to the hormonal signals, Aronne explained. Medications essentially mimic more food coming in and stimulate more nerves, which gives more of a signal to your brain.
"People say, 'I know why he's fat; he just ate too much' ... but the part that's been left out is that there is a physical change in these nerve pathways that makes it hard to go back. While eating less does temporarily treat obesity, it doesn't change the body's physiology. And that's where medication comes in. "Aronne compares it to smoking and lung cancer. "If somebody smoked their whole life and they developed lung cancer, you would probably tell the person to stop smoking -- but do we expect stopping smoking to be a treatment for lung cancer?"
Factors to consider
Weight loss drugs are not for everyone. Reasons doctors may not prescribe them include pregnancy and breastfeeding as well as any acute serious medical conditions, such as a recent heart attack, stroke or kidney failure, Aronne explained.
There are other factors doctors are looking for as well. Before starting medication, it's best when weight has been stable for some time.
"We often introduce (medication) when one is 'stuck' at a stable weight and is not gaining or losing," Cummings said. Hitting a weight loss plateau, for example -- something common among dieters who have lost some weight, when their metabolism drops to accommodate a smaller body size -- might warrant the help of a drug in order to break through the plateau.
A drug should be continued only if a weight loss of at least 5% of body weight is achieved after three months. If that's not the case, or if there are any safety or tolerability issues -- for example, if someone's blood pressure goes up when taking the drug phentermine -- it's probably time to try a different drug.
"There are a number of options. ... No medicine is right for everybody," Aronne said. "And the process right now is ... trial and error, in order to minimize side effects and maximize effectiveness in any given person."
Sometimes, a combination of medications will be necessary in order to achieve results. "That's where the obesity medicine specialist can really help the patient work through this to get the right medicine for them," Cummings said.
Experts say you shouldn't count on going off of a weight loss drug that has worked for you -- that is, as long as you want to continue to maintain your weight loss.
"People say, 'Give me the meds, and when I lose the weight, I can go off it,' but it doesn't work that way," Cummings said. "I don't tell people it's forever, but it's long-term," Aronne agreed. Taking a weight loss drug doesn't guarantee results. "We're not entirely sure why some people don't respond to medications," Aronne said.
If you have tried different weight loss medications and ruled out other possible reasons for lack of weight loss, including lifestyle habits and other prescriptions that cause weight gain, bariatric surgery might be an option for you.
Sử dụng thuốc để hỗ trợ giảm cân
Nếu thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục không thể giúp bạn giảm cân, tại sao bạn không thử cân nhắc tới việc sử dụng thuốc giảm cân?
Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này thì điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là hãy tìm tới một chuyên gia đã được chứng nhận chuyên môn về khám và chữa bệnh béo phì, đó là người sẽ kê đơn thuốc giảm cân phù hợp với tiền sử bệnh của bạn. Theo bác sĩ Sue Cummings, chuyên gia dinh dưỡng người đã điều phối chương trình lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Kiểm soát cân nặng Massachusetts trong suốt 20 năm qua thì chỉ chuyên gia mới có thể giúp bạn lường hết những rủi ro và lợi ích của từng loại thuốc giảm cân.
Thuốc giảm cân thường được chỉ định cho những người có chỉ số thể trọng (BMI) từ 30 trở lên, hoặc từ 27 trở lên với những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường cấp độ 2. Bạn có thể sử dụng phần mềm tính toán BMI trực tuyến để biết được chỉ số này của cơ thể mình, ví dụ, một người cao 1m73 và nặng 91kg sẽ có chỉ số BMI là 30,4.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Louis Aronne, giám đốc Trung tâm kiểm soát cân nặng toàn diện Weill Cornell Medicine và NewYork-Presbyterian thì mặc dù vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nhưng nhìn chung, hầu hết các bệnh nhân đều được chữa trị bắt đầu bằng việc sử dụng thuốc. Thuốc thường được kê để bệnh nhân sử dụng song song với việc thay đổi chế độ ăn uống và vận động thể chất.
Theo bác sĩ Aronne, đồng tác giả của cuốn sách hướng dẫn thực hành dược lâm sàng trong giảm cân của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, hiện trên thị trường đã có sẵn rất nhiều loại thuốc giảm cân nên tỷ lệ tìm ra một loại thuốc hiệu quả cho bệnh nhân là gần như 100%.
Tìm ra được loại thuốc phù hợp với bệnh nhân chính là chìa khóa của biện pháp giảm cân sử dụng thuốc bởi thuốc có thể phù hợp hoặc không với từng người, tùy thuộc vào tiền sử bệnh của họ. Bác sĩ Aronne lấy ví dụ, nếu bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp khó kiểm soát, họ sẽ không thể sử dụng thuốc phentermine để giảm cân (dù đây là một loại thuốc giảm cân được chấp nhận cho sử dụng ngắn hạn).
Các loại thuốc giảm cân được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận
Để một loại thuốc giảm cân được FDA chấp thuận cho phép sử dụng lâu dài, loại thuốc đó cần trải qua hai năm theo dõi số liệu để chứng minh tính an toàn và hiệu quả.
Nhìn chung, một loại thuốc giảm cân có thể coi là có hiệu quả kiểm soát cân nặng nếu sau một năm điều trị, ít nhất 35% những người trong nhóm dùng thuốc (và tỷ lệ này khoảng gấp đôi ở những người thuộc nhóm sử dụng giả dược để đối chiếu) giảm ít nhất 5% cân nặng.
Các loại thuốc giảm cân được chấp thuận cho sử dụng lâu dài bao gồm orlistat (tên thương hiệu Xenical), lorcaserin (tên thương hiệu Belviq) và liraglutide (tên thương hiệu Saxenda); các loại thuốc kết hợp hoạt chất naltrexone-bupropion (tên thương hiệu Contrave) và phentermine-topiramate (tên thương hiệu Qsymia).
Theo một nghiên cứu gần đây, những loại thuốc này giúp những người thừa cân hoặc béo phì giảm ít nhất 5% khối lượng cơ thể sau một năm, tức là một người nặng 91kg sẽ giảm ít nhất 4,5kg - so với nhóm sử dụng giả dược. Qsymia và Saxenda được coi là hai loại thuốc có hiệu quả giảm cân cao nhất hiện nay.
Giảm 5% đến 10% khối lượng cơ thể có liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim và tiểu đường, cụ thể là cải thiện huyết áp, nồng độ triglyceride và lượng đường trong máu.
Rất nhiều người sẽ nói việc giảm 5% trọng lượng cơ thể nghe có vẻ chẳng khác nào không giảm được ít cân nặng nào, nhưng theo bác sĩ Aronne tiết lộ, việc giảm trung bình 5% cân nặng giúp bạn giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giờ thì bạn đã hiểu việc giảm cân quan trọng với sức khỏe thế nào rồi chứ? Ông là người thực hiện nghiên cứu, tài trợ và tư vấn cho một số công ty dược phẩm chữa béo phì đã được phê chuẩn và các công ty sản xuất các thiết bị giảm cân (ví dụ như EndoBarrier - thiết bị dùng cho thủ thuật can thiệp đường ruột mới có tác dụng đảo ngược bệnh tiểu đường).
Sử dụng thuốc ngoài hướng dẫn là việc dùng thuốc cho những mục đích chưa được cấp phép. Ví dụ, metformin là một loại thuốc được FDA phê chuẩn cho bệnh tiểu đường, nhưng có bằng chứng cho thấy thuốc này có tác dụng giúp giảm cân ngay cả cho những người không bị tiểu đường.
Thuốc giảm cân hỗ trợ người dùng như thế nào?
Ông Aronne cho biết tất cả các loại thuốc giảm cân được FDA chấp thuận ngoại trừ Xenical đều có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no sau khi ăn. (Đối với thuốc Xenical, chúng tác động lên vùng dưới đồi bằng cách ức chế sự hấp thụ chất béo bằng cách ngăn chặn các enzyme phân hủy chất béo).
Bác sĩ Aronne giải thích, về bản chất, quá nhiều calo được đưa vào cơ thể một cách quá nhanh sẽ gây tổn thương các dây thần kinh trong não. Các dây thần kinh này khi nhận tín hiệu hóc môn từ dạ dày, ruột và tế bào mỡ và báo cho não bạn biết lượng thức ăn đã tiêu thụ và lượng mỡ được dự trữ. Các dây thần kinh sau đó sẽ kháng cự các tín hiệu hóc môn. Các loại thuốc hoạt động dưới hình thức bắt chước cơ chế trên, tạo tín hiệu giả là có quá nhiều thức ăn đang được nạp vào cơ thể và kích thích nhiều dây thần kinh hơn, truyền nhiều tín hiệu hơn cho bộ não của bạn.
"Mọi người nói, 'Tôi biết tại sao anh ta béo, đó là do anh ta ăn quá nhiều' nhưng họ thường quên là nguyên nhân còn nằm ở việc bên trong cơ thể những người béo phì này đã tồn tại một đường thần kinh khiến cho việc quay trở lại trạng thái ban đầu là rất khó khăn. Khi đó, việc ăn ít đi chỉ là biện pháp điều trị béo phì một cách tạm thời, nó sẽ không làm thay đổi sinh lý của cơ thể. Và đó là lúc việc sử dụng thuốc phát huy tác dụng", dẫn lời bác sĩ Aronne. Ông so sánh điều này giống như việc hút thuốc và ung thư phổi. "Nếu ai đó hút thuốc lá cả đời và họ bị ung thư phổi, có lẽ bạn sẽ nói với người đó là hãy ngừng hút thuốc đi - nhưng liệu rằng việc ngừng hút thuốc có phải là biện pháp để điều trị ung thư phổi không?"
Các yếu tố cần xem xét
Thuốc giảm cân không phải dành cho tất cả mọi người. Bác sĩ Aronne chia sẻ lý do khiến các bác sĩ có thể không kê đơn thuốc giảm cân cho bệnh nhân là do người đó đang mang thai và cho con bú hoặc tình trạng sức khỏe họ đang bị nghiêm trọng cấp tính, chẳng hạn như bị đau tim, đột quỵ hoặc suy thận.
Các bác sĩ cũng cần xem xét nhiều yếu tố khác trước khi cho sử dụng thuốc. Trước khi bắt đầu dùng thuốc, tốt nhất bệnh nhân cần có chỉ số cân nặng ổn định trong một khoảng thời gian.
Bác sĩ Cummings cho biết “Chúng tôi thường đưa ra lời khuyên sử dụng thuốc khi một người giữ mức cân nặng ổn định, không tăng cũng không giảm”. Chẳng hạn, đối với những người có cân nặng ổn định, không thể giảm ngay cả khi thay đổi chế độ ăn và luyện tập - một điều xảy ra khá phổ biến ở những người ăn kiêng đã giảm cân, khi sự trao đổi chất của họ giảm xuống để phù hợp với kích thước cơ thể nhỏ hơn, họ có thể sử dụng thuốc hỗ trợ để vượt qua giai đoạn cân nặng giữ nguyên này.
Ta chỉ nên tiếp tục dùng một loại thuốc giảm cân nếu nó giúp bạn giảm được ít nhất 5% trọng lượng cơ thể sau ba tháng. Còn nếu nó không giúp bạn đạt được điều này, hoặc gây ra bất kỳ vấn đề nguy hại nào đối với sức khỏe - ví dụ, nếu bạn bị tăng huyết áp khi dùng thuốc phentermine - thì có lẽ đã đến lúc bạn nên thử một loại thuốc khác.
"Có rất nhiều lựa chọn. Không có loại thuốc nào phù hợp với tất cả mọi người," bác sĩ Aronne nói. "Và con đường để tìm ra loại thuốc phù hợp là thử, sai lầm và cứ lặp lại quá trình này cho đến khi tìm ra loại thuốc đó, nhằm giảm thiểu tác dụng phụ và tối đa hóa hiệu quả cho từng người sử dụng.
Đôi khi, để đạt hiệu quả, ta cần phải kết hợp của các loại thuốc khác nhau. Bác sĩ Cummings chia sẻ, "Đây chính là lúc bạn thật sự cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia về bệnh béo phì bởi họ sẽ giúp bạn có được loại thuốc phù hợp với thể trạng của mình"
Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên nghĩ đến việc từ bỏ việc sử dụng thuốc giảm cân ngay khi nó có hiệu quả với bạn, tức là miễn là bạn vẫn muốn tiếp tục giảm cân, bạn vẫn phải sử dụng nó.
Bà chia sẻ thêm: "Mọi người thường nói, 'Hãy cho tôi uống thuốc giảm cân, và một khi tôi giảm được cân, tôi sẽ bỏ chúng đi và không bao giờ sử dụng nữa’, nhưng thực sự thuốc giảm cân không hoạt động theo cách đó”. Đồng quan điểm với bác sĩ Cummings, bác sĩ Aronne cho biết: "Tôi không nói với các bệnh nhân muốn giảm cân của mình là việc dùng thuốc là mãi mãi, nhưng để hiệu quả thì họ cần sử dụng chúng lâu dài". Uống thuốc giảm cân cũng không đảm bảo được kết quả. "Chúng tôi không hoàn toàn chắc chắn tại sao thuốc lại không hiệu quả với một số người", dẫn lời bác sĩ Aronne.
Nếu bạn đã thử rất nhiều loại thuốc giảm cân khác nhau và loại trừ các lý do có thể khác của việc giảm cân, bao gồm thói quen sinh hoạt và các đơn thuốc khác gây tăng cân mà vẫn không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc tới phẫu thuật để can thiệp.