Báo song ngữ 104: Biện pháp giảm cân hiệu quả: Phẫu thuật

Image 07/05/2020 16:29

Image Báo song ngữ

Weight loss interventions that work: Surgery

 

(CNN) Do you have pounds to lose but don't have a weight loss plan? If you are seriously considering how to go about shedding pounds, there are three proven levels of intervention, depending on your individual needs.

Biện pháp giảm cân hiệu quả: Phẫu thuật

 

(CNN) Bạn cần giảm cân nhưng chưa lên được kế hoạch phù hợp? Nếu bạn thực sự nghiêm túc với việc giảm cân, bạn có thể sử dụng một trong những phương pháp can thiệp đã được kiểm chứng tùy thuộc vào mong muốn của bạn

If you are severely overweight and have not been able to lose an adequate amount of weight with lifestyle changes or weight loss medications, or if you have serious health issues related to obesity, bariatric (or weight loss) surgery is a potential option.

Nếu bạn thừa cân nghiêm trọng và chưa nhận được kết quả như ý khi thay đổi nếp sống hoặc sử dụng thuốc giảm cân, hoặc nếu bạn có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến bệnh béo phì, thì phẫu thuật giảm cân sẽ là một lựa chọn đầy hứa hẹn.

"You consider surgery when other therapies for obesity fail," said Sue Cummings, a registered dietitian who was clinical programs coordinator at the Massachusetts General Hospital Weight Center for the past 20 years. "The person has been through everything -- and now they have diabetes, hypertension, sleep apnea, arthritis. ... That's when you would really start to think about surgery."

Theo bác sĩ Sue Cummings, một chuyên gia dinh dưỡng đã được kiểm nghiệm chuyên môn hiện đang là điều phối viên các chương trình lâm sàng tại Trung tâm Tư vấn Cân nặng trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusettes trong 20 năm qua, bà cho biết, “Bạn có thể cân nhắc làm phẫu thuật nếu các biện pháp giảm cân khác không thành công. Đối với những người đã thử tất cả mọi cách – và tình trạng sức khỏe hiện tại đang mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chứng ngưng thở khi ngủ hay viêm khớp, thì họ nên nghĩ đến việc phẫu thuật giảm cân.”

Bariatric surgery procedures

Weight loss surgeries performed in the US include gastric bypass, sleeve gastrectomy (also known as gastric sleeve) and a procedure called biliopancreatic diversion with duodenal switch. The latter has the best outcomes in terms of weight loss and remission of many medical conditions associated with obesity, according to Cummings. However, it also carries the most risks.

Các quy trình phẫu thuật giảm cân

Các loại phẫu thuật giảm cân được thực hiện tại Mỹ bao gồm phẫu thuật nối tắt dạ dày, phẫu thuật cắt vạt dạ dày và chuyển dòng mật tụy. Theo bà Cummings, phương pháp cuối cùng mang lại hiệu quả giảm cân cân tốt nhất, đồng thời làm giảm nhiều tình trạng bệnh lý liên quan đến béo phì. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đem lại nhiều rủi ro nhất.

The adjustable gastric band is another option, though long-term risks associated with the band have led to a significant decrease in surgeons performing the procedure, Cummings said.

Bà cũng cho biết còn có một loại phẫu thuật nữa nhằm thắt đai có thể điều chỉnh được cho dạ dày. Tuy nhiên, các rủi ro lâu dài liên quan đến đai dạ dày khiến nhiều bác sĩ không còn thực hiện những ca phẫu thuật này.

The criteria for bariatric surgery include a body mass index (BMI) of 40 or higher (or more than 100 pounds overweight) or a BMI of 35 or higher with health problems including type 2 diabetes, high blood pressure, heart disease or sleep apnea. (A BMI of 30 or more with a serious health problem is indicated only for the gastric band).

Điều kiện để một người thực hiện phẫu thuật giảm cân là có chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 40 (tương đương với việc thừa hơn 100 pounds – 45 kg) hoặc có BMI lớn hơn hoặc bằng 35 với thể trạng bị mắc các bệnh như tiểu đường loại 2, huyết áp cao, bệnh tim mạch hay mất ngủ. (Người có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30 và mắc bệnh lý sức khỏe nghiêm trọng được chỉ định chỉ có thể làm phẫu thuật thắt đai dạ dày).

The surgeries result in weight loss for two reasons: They reduce the amount of food one can eat, and they cause changes in hormones produced in the intestines that help reduce hunger, increase fullness and regulate blood sugar. For a detailed description of how the different weight loss surgeries work, check the American Society for Metabolic and Bariatric Surgery's online guide.

Các cuộc phẫu thuật này giúp giảm cân bằng hai cách: Thứ nhất, chúng giảm bớt lượng thức ăn một người có thể hấp thụ được. Thứ hai, chúng tạo ra những thay đổi về hormones được tiết ra trong ruột, từ đó làm giảm cảm giác đói và tăng cảm giác no, điều hòa lượng đường trong máu. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách hoạt động của từng loại phẫu thuật này, hãy tham khảo hướng dẫn trực tuyến của Hiệp hội Phẫu thuật chuyển hóa và Phẫu thuật giảm cân Hoa Kỳ.

In essence, the reason most bariatric surgeries are so effective in producing long-term weight loss is that they strongly affect the physiological regulation of body weight, interfering with signals that defend against starvation and weight loss, Cummings explained. This ultimately changes a person's set point, or the level at which weight tends to stabilize.

Đặc biệt, bà Cummings giải thích thêm, hầu hết các cuộc phẫu thuật giảm cân đều đem lại hiệu quả rất cao trong thời gian lâu dài là bởi chúng tác động mạnh đến quá trình điều hòa sinh lý của cân nặng, can thiệp vào tín hiệu tự vệ trước cơn đói và việc giảm cân. Điều này rốt cuộc đã thay đổi điểm đặt trọng lượng cơ thể của một người, tức là mức độ mà ở đó cân nặng có xu hướng ổn định.

"Surgery literally changes how your body regulates body weight," she said.

For example, the fundus, or upper part of the stomach, is the main site where ghrelin, a hormone that stimulates appetite, is produced. After the removal of the fundus in the gastric sleeve, the production of ghrelin is significantly reduced. In the gastric bypass and to a lesser extent the sleeve, there is an accelerated delivery of nutrients into the portion of the small intestine known as the hindgut, which causes an increase in secretion of hormones that inhibit appetite and induce satiety, according to Cummings.

Dẫn lời bà Cummings, “Phẫu thuật đã thay đổi cách cơ thể điều hòa cân nặng theo đúng nghĩa đen”. Ví dụ, phần đáy dạ con, hay phần trên của dạ dày, là nơi mà phần lớn “hormone thèm ăn” ghrelin được tiết ra. Sau khi loại bỏ phần đáy dạ con ở vạt dạ dày, số lượng ghrelin tiết ra sẽ giảm đáng kể. Từ trong túi dạ dày nhỏ và ít hơn từ vạt dạ dày, có một lượng dinh dưỡng sẽ được chuyển nhanh tới một đoạn ruột nhỏ gọi là đoạn cuối ruột phôi, làm tiết ra một loại hormone làm giảm khẩu vị và tạo cảm giác no.

Benefits and risks

An individual's response to weight loss surgery varies, although on average, people who have bariatric surgery lose 15% to 35% of their starting weight. Gastric bypass tends to result in more weight loss than the band or gastric sleeve, Cummings said, though "every bariatric procedure studied demonstrates similar wide variations in outcomes among patients."

Các lợi ích và rủi ro

Cách mà cơ thể mỗi người phản ứng với phẫu thuật giảm cân là khác nhau, mặc dù trung bình người thực hiện phẫu thuật sẽ giảm được 15-35% so với số cân nặng ban đầu. Bà Cummings cho biết, phẫu thuật nối tắt dạ dày thường đem lại hiệu quả giảm cân tốt hơn so với hai phương pháp còn lại mặc dù “nghiên cứu cho thấy các quy trình phẫu thuật giảm cân đều cho vùng hiệu quả tương tự nhau.”

As a consequence of weight loss, bariatric surgery can improve many health conditions related to obesity, including type 2 diabetes, sleep apnea, high blood pressure, high cholesterol levels, acid reflux and joint pain. In gastric bypass, improvement in diabetes occurs within days of surgery and is independent of weight loss. The reason is due to hormonal changes, which enhance insulin's response to nutrients, Cummings explained.

Xuất phát từ hiệu quả giảm cân, việc phẫu thuật cũng cải thiện nhiều bệnh lý liên quan tới béo phì bao gồm tiểu đường loại 2, ngưng thở khi ngủ, huyết áp cao, cholesterol cao, trào ngược dạ dày và đau khớp. Đối với người trải qua phẫu thuật nối tắt dạ dày, tình trạng tiểu đường được cải thiện chỉ sau phẫu thuật vài ngày và độc lập với việc giảm cân.  Bà Cummings cho biết hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi về hormone đã làm tăng phản ứng của insulin với chất dinh dưỡng.

The benefits of weight loss surgery do not come without risks and long-term considerations, however. "About 10% to 20% of patients fail to lose a significant amount of weight, and others experience significant or premature weight regain," Cummings said.

Complications of surgery may include infection, bleeding, poor absorption of nutrients or dehydration early on, as well as ulcers and hernias. A side effect of gastric bypass known as "dumping syndrome" can occur shortly after eating and may result in nausea, dizziness, weakness, cold sweats, cramps and diarrhea.

Tuy nhiên, lợi ích của phẫu thuật giảm cân đi đôi với những rủi ro và cần được cân nhắc kĩ lưỡng. “Khoảng 10-20% bệnh nhân không thể giảm cân hiệu quả, một vài người khác thậm chí còn tăng cân trở lại” bà Cummings cho biết.

Biến chứng hậu phẫu thuật có thể bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, kém hấp thụ chất dinh dưỡng hoặc mất nước vào thời kỳ đầu, cùng với khả năng bị loét và thoát vị bẹn. “Hội chứng dumping,” một tác dụng phụ của phẫu thuật nối tắt dạ dày, có thể xảy ra sau khi ăn với các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, yếu ớt, toát mồ hôi lạnh, bị chuột rút và tiêu chảy.

Long-term outcomes vary, as well. According to one 12-year study of people who had gastric band surgery, one in three experienced band erosion, and nearly half of patients needed to have their bands removed.

It's important to recognize that lifestyle changes after surgery are extremely important. That includes avoiding many food temptations that surround you, such as fast food french fries and the scones at the local coffee shop.

Phẫu thuật cũng gây ra nhiều hậu quả về lâu dài. Theo một nghiên cứu thực hiện trong 12 năm về những người đã thực hiện phẫu thuật thắt đai dạ dày, cứ ba người thì có một người bị mòn đai và gần một nửa số bệnh nhân phải thực hiện cắt bỏ đai này đi.

Cần phải biết rằng các thay đổi trong lối sống sau khi phẫu thuật là cực kỳ quan trọng. Bạn phải kháng lại sự hấp dẫn của các thực phẩm xung quanh mình như đồ ăn nhanh, đồ chiên rán và bánh scones trong các quán cà phê gần nhà.

"Surgery is not going to change the environment; therefore, combining lifestyle changes with surgery will produce the best outcomes," Cummings said. Those changes include eating more whole foods, avoiding refined and processed foods, and increasing physical activity each day.

“Phẫu thuật không thể thay đổi môi trường sống; thế nên kết hợp thay đổi lối sống và phẫu thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất,” bà Cummings cho biết. Những thay đổi này bao gồm bổ sung các loại thực phẩm toàn phần thay vì đồ ăn sẵn và tăng cường rèn luyện thể chất mỗi ngày.

Additionally, lifelong supplementation of vitamins and minerals -- including iron, calcium, folate, vitamins B12 and B1 and vitamin D -- is required. "The risk of deficiencies increase as a patient progresses from surgery, so all patients need to have their nutritional labs monitored yearly for life," Cummings said.

The decision to have weight loss surgery is not an easy one. Every patient needs to be fully informed of the risks and the benefits, and should be evaluated by a multidisciplinary team including a surgeon, a doctor (their primary care physician and/or an obesity medicine specialist), a registered dietitian and a mental health professional, Cummings explained.  

Thêm vào đó, cần phải duy trì cung cấp đầy đủ vitamin và chất khoáng cho cơ thể bao gồm chất sắt, canxi, folate, vitamin B12, B1 và D. Bà Cummings chia sẻ, “Bệnh nhân có thể bị thiếu chất khi phục hồi từ cuộc phẫu thuật, nên họ cần kiên trì cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân.”

Việc đưa ra quyết định phẫu thuật giảm cân là không hề dễ dàng. Mỗi bệnh nhân đều cần được thông báo đầy đủ về những rủi ro và lợi ích của việc phẫu thuật. Họ cũng cần được đánh giá bởi một đội ngũ đa khoa bao gồm bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ sơ kỳ hoặc/và chuyên gia về bệnh béo phì), một chuyên gia dinh dưỡng có đăng ký và một chuyên gia sức khỏe tâm lý.

Additionally, a full benefit-risk analysis should be performed.  

"Do the benefits outweigh the risks?  If so, surgery is the most effective therapy," Cummings said, adding that "data show an increased life expectancy due to the remission and/or resolution of over 190 medical conditions associated with obesity, such as type 2 diabetes, heart disease, sleep apnea, high blood pressure, kidney failure and more."

Hơn nữa, họ cũng cần làm một bản phân tích đầy đủ về lợi ích – rủi ro khi phẫu thuật.

“Lợi ích có nhiều hơn rủi ro không? Nếu vậy, phẫu thuật sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất.” Cummings chia sẻ thêm, “Dữ liệu cho thấy tuổi thọ trung bình tăng lên bởi phẫu thuật đã giải quyết hơn 190 vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, ngưng thở khi ngủ, huyết áp cao, suy thận và nhiều bệnh khác nữa.”

 

Thong ke