NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN KHI HỌC PHIÊN DỊCH
03/08/2022 08:34
Dịch thuật
Trong những bài viết trước, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được khó khăn của các phiên dịch viên thực thụ khi đi phiên dịch nhưng liệu khi là những cô cậu sinh viên học Biên-Phiên dịch trên trường, họ thường gặp phải những khó khăn như nào, có khác với khi đi phiên dịch không nhỉ? Trong bài viết này, hãy cùng Sao Khuê tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên ngành Biên-Phiên dịch thường gặp phải trong quá trình học nhé!
1. Chưa thông thạo ngôn ngữ đích cần phiên dịch
Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của đời sống con người, đặc biệt là trong bộ môn phiên dịch. Phiên dịch viên được ví như là cầu nối giao tiếp giữa hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa khác nhau. Khả năng diễn đạt kém có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề. Do đó, đòi hỏi họ phải thành thạo cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.
Thành thạo ở đây không chỉ bao gồm thành thạo về từ vựng, ngữ pháp mà còn cả thành thạo về văn hóa của ngôn ngữ đích để tránh gây ra những hiểu lầm. Bản dịch của sinh viên thường mơ hồ và chứa nhiều lỗi vì những thiếu sót trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, đặc biệt là về từ vựng bởi cách dùng sai từ dẫn đến việc sắc thái nội dung truyền tải cũng không chính xác. Việc chưa nhuần nhuyễn ngữ pháp cũng là một rào cản trong quá trình dịch thuật vì các lỗi sai về mặt ngữ pháp có thể gây ra sự hiểu nhầm.
2. Khả năng nghe và phát âm kém khi phiên dịch
Lắng nghe là một trong những kỹ năng thiết yếu mà phiên dịch viên cần phải có. Trong quá trình học, sinh viên của bộ môn phiên dịch trải qua những khó khăn khi nghe ngôn ngữ nguồn và lo lắng khi diễn đạt lại bằng ngôn ngữ đích. Cụ thể, khó khăn khi nghe đầu tiên liên quan đến phát âm. Khi phát âm của sinh viên sai thì câu từ mà họ nghe nghiễm nhiên sẽ bị ảnh hưởng và sẽ xảy ra trường hợp diễn giả trên video nói từ này nhưng sinh viên khi phiên dịch lại nghe ra từ khác, dẫn đến bản dịch sẽ không còn chính xác. Chính các lỗi sai về phát âm đôi khi dẫn đến sự hiểu lầm cho người nghe.
Khó khăn thứ hai mà sinh viên gặp phải khi nghe đó chính là tốc độ nói của diễn giả. Tốc độ nói của người nói ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của bản dịch. Nếu diễn giả nói quá nhanh, sinh viên dễ bị rối và từ đó không nghe được hết nội dung mà họ muốn truyền đạt. Do đó, khi chuyển ngôn, sinh viên thường ấp úng, diễn đạt không mạch lạc.
3. Dịch không chính xác
Hai yếu tố quyết định chất lượng cũng như độ thành công của bản dịch chính là độ chính xác và tính mạch lạc. Độ chính xác ở đây là mức độ chính xác khi thông điệp được chuyển từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Tính mạch lạc ở đây là mức độ diễn đạt lại sao cho dễ hiểu và rõ ràng đối với người nghe. Ngôn ngữ dịch không nên quá cầu kỳ, phức tạp. Trong quá trình học phiên dịch, sinh viên thường dùng những câu từ mơ hồ gây ra sự sai lệch đáng kể, có thể dẫn đến sự dư thừa, bỏ sót hoặc thay đổi thông tin. Vì vậy, việc truyền tải thông tin trong quá trình phiên dịch không còn nguyên vẹn hay chính xác, mặc dù một trong những yêu cầu đối với một bản dịch chất lượng là tính chính xác.
Ngoài việc tự luyện tập hay học trên trường lớp, bạn cũng có thể tìm thêm cho mình những khóa học phiên dịch để có thể rút ngắn con đường trở thành một phiên dịch viên chuyên nghiệp. Sắp tới, Học viện Tài năng Sao Khuê sẽ khai giảng khóa học PHIÊN DỊCH NỐI TIẾP NÂNG CAO, bạn có thể tham khảo khóa học này tại đây hoặc liên hệ ngay tới số hotline 0973635479 để được tư vấn nhé!
Còn nếu bạn có quan tâm đến cải thiện kỹ năng biên dịch hay phiên dịch nào khác và muốn chọn cho mình một khóa học phù hợp thì hãy đăng ký TẠI ĐÂY để Sao Khuê có thể tư vấn kĩ hơn cho bạn nha!