NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ BẠN NÊN BIẾT VỀ PHIÊN DỊCH NỐI TIẾP
29/07/2022 16:17
Dịch thuật
Trong các dịch vụ ngôn ngữ nói chung và ngành phiên dịch nói riêng thì phiên dịch nối tiếp (hay còn gọi là dịch đuổi) là một trong hai loại hình dịch phổ biến nhất. Với hình thức dịch này, phiên dịch viên sẽ chờ cho diễn giả nói hết một câu hoặc một đoạn ngắn rồi dịch lại những thông tin đó. Loại hình dịch này thường sẽ mất nhiều thời gian hơn dịch song song. Trong bài viết này, Sao Khuê sẽ cùng tìm hiểu với bạn xem phiên dịch nối tiếp có những yêu cầu gì cũng như vấn đề nào có thể xảy ra khi hành nghề nhé!
Yêu cầu khi phiên dịch nối tiếp
Khi diễn giả dừng lại, phiên dịch viên sẽ truyền tải một phần hoặc toàn bộ thông điệp của người nói sang ngôn ngữ đích. Nếu như diễn giả chỉ nói một hoặc hai câu, phiên dịch viên sẽ không gặp khó khăn gì nhiều bởi thông tin họ cần nhớ không quá nhiều. Tuy nhiên khi diễn giả phát biểu đoạn dài hơn, phiên dịch viên sẽ cần ghi chép lại để truyền tải được nội dung một cách chuẩn xác nhất.
Trong thực tế, khi hành nghề, phiên dịch có thể gặp phải trường hợp diễn giả nói quá dài mà không ngắt nghỉ. Vậy nên ngoài việc thành thạo cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích, dịch giả còn phải có một trí nhớ siêu đẳng. Thêm vào đó, họ cũng phải trang bị thêm cả kĩ năng tốc ký tốt. Họ sẽ phải sử dụng một hệ thống ghi chú riêng bao gồm các ký hiệu khác nhau dùng để thay thế những từ và cụm từ dài giúp họ tiết kiệm thời gian cũng như ghi chú được nhiều hơn.
Trước mỗi sự kiện, phiên dịch cần nắm được thông tin cơ bản về diễn giả, chủ đề của sự kiện, kịch bản, thông tin về công ty, v.v… và được thông báo chi tiết nếu có từ vựng, thuật ngữ chuyên ngành hay những thông tin quan trọng khác mà khách hàng và diễn giả yêu cầu. Phiên dịch viên càng được cung cấp nhiều thông tin thì phần dịch của họ sẽ càng chính xác. Vì thế, phiên dịch viên cần phải trao đổi kỹ lưỡng với khách hàng trước khi sự kiện diễn ra.
Phiên dịch nối tiếp không phù hợp trong những trường hợp nào?
Không phải trong tất cả sự kiện hay bất kỳ tình huống nào cũng đều có thể sử dụng hình thức phiên dịch nối tiếp. Ví dụ những chương trình truyền hình trực tiếp hay các hội nghị, hội thảo lớn, nơi mà người tham dự sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì sẽ không thích hợp để dịch nối tiếp.
Tại sao lại như vậy? Khi có một số lượng lớn người nói và người nghe tham dự, tất cả đều phải chờ phần trình bày được phiên dịch sang từng ngôn ngữ đích rồi diễn giả mới có thể tiếp tục bài nói của mình. Điều này đồng nghĩa với việc sự kiện sẽ buộc phải kéo dài hơn. Vì thế, phiên dịch nối tiếp sẽ phù hợp với những sự kiện quy mô nhỏ hơn, nơi mà phiên dịch chỉ cần dịch sang một ngôn ngữ đích duy nhất.
Một số vấn đề có thể xảy ra khi phiên dịch nối tiếp
Trong phiên dịch, việc vấp phải những khó khăn là điều mà dịch giả không thể tránh khỏi. Mặc dù ít phức tạp hơn phiên dịch song song, nhưng khi dịch nối tiếp, thông dịch viên vẫn sẽ luôn gặp phải những vấn đề chẳng hạn như:
-
Diễn giả nói quá nhanh và khó ngắt lời họ
-
Gặp khó khăn khi nghe và ghi chép
-
Người nói quên rằng có phiên dịch viên nên không dừng lại để phiên dịch dịch
-
Diễn giả ngừng lại quá sớm hoặc quá nhiều lần, khiến phiên dịch khó hiểu được ý mà họ muốn truyền đạt
-
Khi phiên dịch viên vẫn đang dịch thì diễn giả đã bắt đầu nói tiếp ý tiếp theo
-
Diễn giả nghe hiểu được ngôn ngữ đích và chen ngang để sửa lời phiên dịch viên
Sự thật thú vị về phiên dịch nối tiếp
-
Phiên dịch nối tiếp xuất hiện lần đầu tiên vào Thế chiến I nhưng phương pháp dịch thuật này mới được các đại sứ và chính trị gia sử dụng gần đây.
-
Theo Harold Nicolson, tác giả của “Hội nghị hòa bình Paris”, phiên dịch ra đời bởi Thủ tướng Anh David Lloyd George và Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson không phải là người biết nhiều thứ tiếng. Do đó, đòi hỏi cần phải có phiên dịch để có thể truyền tải lại nội dung của các cuộc đàm phán.
-
Những phiên dịch viên dịch nối tiếp được coi là huyền thoại như anh em nhà Kaminker, Jean Herbert, Antoine Vellemann…
Trên đây, Học viện Tài năng Sao Khuê đã cùng tìm hiểu với bạn về những yêu cầu khi dịch nối tiếp, những khó khăn mà dịch giả có thể gặp phải khi hành nghề cũng như một vài điều thú vị về loại hình phiên dịch nối tiếp. Nếu bạn có niềm yêu thích với phiên dịch nối tiếp, hay đang tìm kiếm khóa học để trau dồi khả năng của mình cũng như mở rộng cơ hội việc làm thì có thể tham khảo khóa học PHIÊN DỊCH NỐI TIẾP NÂNG CAO sắp khai giảng tới đây.
Ngoài ra, nếu bạn còn quan tâm đến khóa học Biên-Phiên dịch nào khác thì có thể đăng ký vào link TẠI ĐÂY để Sao Khuê có thể tư vấn cho bạn nhé!
Sưu tầm và lược dịch: Học viện Tài năng Sao Khuê