BÁO SONG NGỮ 129: ĐẠI DỊCH THÚC ĐẨY NGÀNH Y TẾ TỪ XA KHẮP KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
20/08/2020 09:14
Báo song ngữ
Pandemic bolsters case for telemedicine across the Asia-Pacific region
Đại dịch thúc đẩy ngành y tế từ xa khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Overstretched health services and social - distancing measures to combat COVID-19 are giving a boost to telemedicine across Asia, a phenomenon likely to continue even after the pandemic has been controlled.
Economies as diverse as South Korea’s, with its world-class technology sector, and India’s, with low health-care costs and a deep pool of doctors, are exploring digital health possibilities at a time when patients may hesitate to visit clinics for fear of the coronavirus.
Những dịch vụ y tế bị quá tải và các biện pháp giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19 đang thúc đẩy sự phát triển của ngành y tế từ xa khắp Châu Á. Hiện tượng này nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục kể cả khi đại dịch đã được kiểm soát.
Các nước có nền kinh tế đa dạng như Hàn Quốc, nổi tiếng với ngành công nghệ hàng đầu thế giới hay Ấn Độ, với dịch vụ y tế giá rẻ và đội ngũ y bác sĩ đông đảo đang nghiên cứu những biện pháp chữa trị trực tuyến cho bệnh nhân khi họ lo sợ phải đến các phòng khám vì dịch COVID-19.
The potential is tremendous: Asia-Pacific’s telemedicine market is expected to grow from $8.5 billion this year to $22.5 billion by 2025, according to a report from Market Data Forecast. While it’s mostly a domestic phenomenon for now — regulations in many countries make it difficult to consult a doctor abroad — growing acceptance of remote consultations is improving the availability of health care for underserved communities across Asia.
“The benefits to the patient are threefold: better access, cost and outcomes,” said Vikram Kapur, a partner at Bain & Co. in Singapore and head of the firm’s health care practice in Asia-Pacific. “A telemedicine-enabled system can better triage and steer care through the journey than a disjointed health-care ecosystem.”
Báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Market Data Forecast cho thấy tiềm năng mạnh mẽ của hình thức y tế này: thị trường y tế từ xa trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng trưởng từ 8,5 tỷ đô la Mỹ trong năm nay lên tới 22,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Do hạn chế ở nhiều quốc gia khiến việc thăm khám với bác sĩ nước ngoài trở nên khó khăn nên ngành y tế từ xa chủ yếu mới chỉ tập trung ở khu vực nội địa. Tuy nhiên, sự phổ biến rộng rãi của hiện tượng này giúp cho tình trạng y tế ở những vùng có hoàn cảnh khó khăn trên khắp châu Á được cải thiện.
Vikram Kapur, đối tác của công ty tư vấn Bain & Co. ở chi nhánh Singapore và là trưởng bộ phận tư vấn dịch vụ y tế từ xa tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của công ty cho biết: “Bệnh nhân được hưởng gấp ba lần lợi ích từ y tế từ xa: tiếp cận tốt hơn, giá cả phải chăng hơn và hiệu quả hơn. Một hệ thống hỗ trợ y tế từ xa có thể giúp phân loại và điều trị hiệu quả hơn trong suốt quá trình điều trị thay vì một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe rời rạc.
In Japan, inquiries about online care have increased 15-fold since the pandemic began, Nikkei reported in May. MyDoc, a telemedicine platform headquartered in Singapore, saw active daily users rise by 60 percent in February and then double in March, according to a Bain report, while digital health platforms in Indonesia and Australia also have seen activity surge.
Theo tập san Nikkei vào tháng Năm, nhu cầu chăm sóc trực tuyến tại Nhật đã tăng gấp 15 lần kể từ khi đại dịch bùng phát. Báo cáo của công ty Bain & Co. cho biết MyDoc, nền tảng chăm sóc sức khỏe từ xa có trụ sở tại Singapore đã chứng kiến lượng người dùng hàng ngày tăng 60% trong tháng Hai và sau đó tăng gấp đôi vào tháng Ba. Đồng thời, các nền tảng chăm sóc ý tế trực tuyến tại Indonesia và Úc cũng chứng kiến sự gia tăng hoạt động trong thời gian này.
Already on the rise even before COVID-19, telemedicine use has dramatically accelerated as social distancing has become the new norm. Daily use metrics on telemedicine platforms showed year-on-year growth of more than 150 percent in the first quarter, Kapur said.
“The key element of this impact is the potential to add new patients to the health-care economy,” said Rafay Ishfaq, who teaches supply chain management at Auburn University’s Harbert College of Business. “Extended economic benefits are derived by infrastructure and technology investments in the public sector.”
Với việc đã đang trong đà phát triển ngay cả trước dịch COVID-19, ngành y tế từ xa đã tăng trưởng vượt bậc khi giãn cách xã hội trở thành một chuẩn mực mới. Theo ông Kapur, lượng truy cập hàng ngày của các nền tảng y tế số trong quý I đã tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm ngoái.
Rafay Ishfaq, giảng viên chuyên ngành quản lý chuỗi cung cấp tại Viện Kinh doanh Harbert thuộc đại học Auburn cho rằng: “Ảnh hưởng chính từ tác động của hình thức y tế từ xa chính là tiềm năng mở rộng đối tượng chữa trị trong ngành y tế.” Ông cho biết thêm: “Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ trong lĩnh vực công sẽ tạo ra các lợi ích về kinh tế.”
While telemedicine is still banned in South Korea — critics cite the potential for data breaches and misdiagnoses — the country was conducting pilot programs even before the pandemic for groups with limited health care access, such as island residents and frontline soldiers. The government temporarily approved online consultations for ordinary patients at the height of the country’s virus outbreak in February.
With a burgeoning biotechnology industry led by Samsung Biologics Co., Celltrion Inc. and Seegene Inc., telemedicine fits South Korea’s push toward an “untact” economy involving less direct human interaction.
Trong khi hình thức y tế từ xa hiện vẫn bị cấm ở Hàn Quốc do những mối lo về rò rỉ dữ liệu và chẩn đoán sai, chính phủ đã thực hiện những chương trình thí điểm trước khi đại dịch bùng phát dành cho các nhóm đối tượng ít được tiếp cận với dịch vụ y tế như cư dân tại các vùng đảo và quân đội ở tiền tuyến. Khi dịch đạt đỉnh vào tháng Hai, chính phủ đã cho phép tạm thời cung cấp dịch vụ chăm sóc trực tuyến cho các đối tượng chữa trị phổ thông.
Với nền công nghiệp công nghệ vi sinh đang phát triển mạnh mẽ được dẫn đầu bởi các công ty, tập đoàn như Samsung Biologics, Celltrion và Seegene, hình thức y tế từ xa thực sự phù hợp với phương hướng kinh tế “không tiếp xúc” của Hàn Quốc.
Telemedicine can be a boon for countries like India, where a medical tourism industry that had been expected to reach $9 billion this year has ground to a halt. With hospital services now mostly devoted to COVID-19, telemedicine is helping many Indians access health care and sustain a sector that contributes 10 percent of gross domestic product. Dhruv Kumar, chief executive officer of Tamil Nadu-based iCliniq: The Virtual Hospital, which facilitates virtual care with a network of 3,500 doctors, said online consultations are up four- fold from a year ago. Patients are drawn mainly from the Persian Gulf, Europe and the United States, where medical costs are much higher than in India.
Dịch vụ y tế từ xa có thể là một lợi thế với những quốc gia như Ấn Độ, nơi có hoạt động du lịch chăm sóc sức khỏe (được dự báo sẽ đạt 9 tỷ đô la Mỹ trong năm nay) bị ngưng trệ. Khi các dịch vụ tại bệnh viện được tập trung cho việc ngăn ngừa dịch COVID-19, y tế từ xa đã giúp cho nhiều người được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và duy trì ngành y tế - chiếm 10% tỷ trọng GDP tại Ấn Độ. Dhruv Kumar, CEO Bệnh viện trực tuyến iCliniq tại Tamil Nadu, cho biết nhu cầu khám chữa bệnh từ xa đã tăng gấp 4 lần kể từ năm ngoái. Bệnh viện iCliniq hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trực tuyến với hệ thống gồm 3.500 y bác sĩ. Bệnh nhân chủ yếu tới từ những nơi có dịch vụ chăm sóc y tế đắt đỏ hơn so với Ấn Độ như Vịnh Ba Tư, Châu Âu và Mỹ.
Countries with relatively poor access to health care, such as Indonesia, could find particular value in telemedicine, Bain’s Kapur said. So could countries whose digital ecosystems are more mature: Data from China suggest telemedicine usage has remained elevated even as physical clinics reopen, he said.
“The pandemic has been an opportunity for us, albeit a sad one,” said, chief executive officer of Invites Healthcare Co., a South Korean firm working to link doctors and patients digitally. “It made us feel homes are our last line of defense and our venue of care. If somebody has to deliver that care, going digital will ensure the connectivity stays alive.”
Theo ông Kapur, với những đất nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe tương đối nghèo nàn như Indonesia, họ có thể tìm thấy những giá trị nhất định từ hệ thống y tế từ xa. Điều này tương tự với những nước có hệ sinh thái số phát triển hơn: Dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nhu cầu sử dụng y tế từ xa tiếp tục gia tăng kể cả khi các phòng khám mở cửa trở lại.
Kim Joon-yun, CEO của công ty Invites Healthcare, một công ty Hàn Quốc chuyên về lĩnh vực y tế từ xa cho biết: “Đại dịch là một cơ hội nhưng cũng đồng thời là thách thức. Đại dịch khiến chúng ta cảm thấy ngôi nhà như là tuyến phòng thủ và là bệnh xá cuối cùng. Khi bạn cần đến sự chăm sóc, y tế trực tuyến sẽ giúp cho bạn trường tồn trên chiến trường ấy.”
- BÁO SONG NGỮ 132: TOÀN CẢNH VỀ NHỮNG THẢM HỌA GẦN ĐÂY ĐANG TÀN PHÁ THẾ GIỚI
- BÁO SONG NGỮ 131: DỊCH VỤ CHĂM SÓC Y TẾ TỪ XA: ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
- BÁO SONG NGỮ 130: NHỮNG THÁCH THỨC MÀ PHIÊN DỊCH VIÊN PHẢI ĐỐI MẶT HÀNG NGÀY
- BÁO SONG NGỮ 128: KHI VAI TRÒ CỦA CHĂM SÓC TÍCH CỰC TỪ XA VƯƠN RA NGOÀI PHÒNG ICU
- BÁO SONG NGỮ 127: CHUYỂN ĐỔI KỸ THUẬT SỐ VÀ LÃNH ĐẠO KỸ THUẬT SỐ