BÁO SONG NGỮ SỐ 167: MẶT TRÁI CỦA VIỆC TỪ BỎ "TÁC PHONG CÔNG SỞ"

Image 08/04/2022 14:37

Image Báo song ngữ Anh - Việt

WHAT WE LOSE WHEN WORK GETS TOO CASUAL

MẶT TRÁI CỦA VIỆC TỪ BỎ "TÁC PHONG CÔNG SỞ 

Like so many with a desk job, I’ve spent the pandemic working from home — or more specifically, the bed in a bedroom of our microscopic Brooklyn apartment, which also houses a 6-year-old, a cat named James Bond and a Roomba named DB5. When I have Zooms for work, I try to put on something that passes for business casual and make sure my hair doesn’t look like I’ve been spending my free time in the local wind tunnel. But strictly speaking, this effort may be unnecessary because many of the formalities of the white-collar workplace have eroded.

 

Giống như nhiều nhân viên văn phòng khác, tôi đã làm việc tại nhà trong suốt quãng thời gian dịch bệnh. Chính xác hơn, tôi làm việc trên chiếc giường của mình, trong phòng ngủ của một căn hộ bé như ‘mắt muỗi’ ở Brooklyn. Ngoài tôi ra, trong nhà còn có một đứa nhóc 6 tuổi, một con mèo tên James Bond và một robot hút bụi Roomba DB5. Mỗi khi phải làm việc qua Zoom, tôi cố gắng diện một cái gì đó phù hợp với phong cách công sở và đảm bảo tóc mình trông không giống như vừa chui từ trong ống thông gió ra. Tuy vậy, nghiêm túc mà nói, nỗ lực này của tôi có lẽ là không cần thiết, bởi giờ đây nhiều thủ tục nơi công sở đã dần không còn được duy trì thực hiện nữa.

For so-called knowledge workers, the slide into casual work culture has been happening for decades, but Covid accelerated the trend by demonstrating that some office requirements are arbitrary and counterproductive, and make workers palpably miserable. I don’t miss long, pointless commutes that sap my energy before the work day even starts. And having more than once trekked through snow and ice in stilettos while carrying heavy pitch books, I think relaxed dress codes are undoing decades of Satan’s work when it comes to acceptable work apparel — especially for women, who are often held to different and more rigorous standards. (I’m not alone here; in a 2019 survey, 33 percent of workers said they’d forgo an extra $5,000 in salary for a casual dress code.)

 

 

 

 

Đối với những người lao động trí óc, họ đã làm quen với việc làm việc trong một môi trường thoải mái hơn (nơi nhân viên không bắt buộc phải mặc vest, đeo cà vạt, …) trong vòng nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đẩy mạnh xu hướng này bằng cách chứng minh rằng một vài quy tắc nơi công sở là độc đoán, phản tác dụng và rõ ràng là đang khiến người lao động phải khổ sở. Tôi đã phát chán với việc phải mất thêm một khoảng thời gian mà đáng ra là không cần thiết để di chuyển đến văn phòng làm việc, thứ tiêu hao năng lượng của tôi trước cả khi ngày làm việc kịp bắt đầu. Đã hơn một lần phải chịu cảnh cuốc bộ trên đôi giày cao gót giữa trời tuyết giá lạnh với chồng tài liệu to tướng, tôi cho rằng việc được phép ăn mặc một cách thoải mái hơn ở nơi làm việc sẽ giúp người lao động trút bỏ được rất nhiều gánh nặng - đặc biệt là đối với phái nữ, những người thường phải tuân theo các chuẩn mực khác thậm chí còn khắt khe hơn. (Tôi không phải người duy nhất nghĩ như vậy; trong một cuộc khảo sát năm 2019, 33% người lao động đã nói rằng họ chấp nhận hy sinh 5000 đô la tiền lương để được ăn mặc thoải mái khi đi làm.)

There are trade-offs, though. The loss of workplace formalities like fixed start and stop times, managerial hierarchies with clear pathways for advancement and professional norms that create boundaries between personal and professionally acceptable behavior only hurt workers. Though the pandemic-era transformation of white-collar work seems empowering at first, we should not be deceived: Many of these changes mostly benefit employers.

 

Thế nhưng, cái gì cũng có hai mặt của nó. Việc loại bỏ các quy cách làm việc - như giờ giấc cố định, hệ thống quản lý với lộ trình thăng tiến rõ ràng, hay các chuẩn mực nghề nghiệp giúp phân biệt giữa cách xử sự mang tính cá nhân với lối ứng xử chuyên nghiệp trong môi trường làm việc sẽ chỉ gây thiệt thòi cho người lao động. Mặc dù có thể trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại, những thay đổi trong cách làm việc của nhân viên công sở đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng chúng ta không nên vì thế mà bị đánh lừa: Đa số chúng đều chỉ mang lại lợi ích cho người sử dụng lao động.

On the surface, for example, remote work appears to give workers more freedom to do their work wherever and whenever they choose. But even though employees may feel more productive when they work from home, we may just be working more, not more efficiently. A 2020 Harvard Business School study of digital communications across almost 21,500 companies found that the average workday increased by 8.2 percent during the early weeks of pandemic lockdowns.

(Sources: The New York Times)

 

Ví dụ như việc làm việc từ xa, điều này dường như cho phép người lao động tự do hơn trong công việc, có thể tự điều chỉnh thời gian và nơi làm việc tùy thích.Tuy nhiên, dù người lao động có thể cảm thấy rằng làm việc tại nhà giúp họ trở nên năng suất hơn nhưng thực tế là họ chỉ đang làm việc nhiều hơn thôi chứ không hề hiệu quả hơn. Nghiên cứu về giao tiếp số vào năm 2020 của Trường Kinh doanh Harvard trên gần 21.500 công ty cho thấy, thời lượng trung bình của một ngày làm việc tăng 8,2% trong những tuần đầu thực hiện phong tỏa do đại dịch. 

Nguồn: The New York Times 

Lưu ý: Bản dịch này là bản dịch tham khảo, không phải là bản dịch tiêu chuẩn, mọi người hãy thoải mái đưa ra những góp ý và những phiên bản của riêng mình

Xem Báo Song ngữ số 166 TẠI ĐÂY:

http://saokhue.edu.vn/who-kiem-dinh-thuoc-viem-khop-de-dieu-tri-cac-truong-hop-mac-covid-nghiem-trong-nd,223141

Thong ke