Báo song ngữ 120: Tại sao con người nói được nhiều loại ngôn ngữ?
07/07/2020 16:28
Báo song ngữ
Why do human beings speak so many languages?
Tại sao con người nói được nhiều loại ngôn ngữ?
The thatched roof held back the sun’s rays, but it could not keep the tropical heat at bay. As everyone at the research workshop headed outside for a break, small groups splintered off to gather in the shade of coconut trees and enjoy a breeze. I wandered from group to group, joining in the discussions. Each time, I noticed that the language of the conversation would change from an indigenous language to something they knew I could understand, Bislama or English. I was amazed by the ease with which the meeting’s participants switched between languages, but I was even more astonished by the number of different indigenous languages.
Mái nhà cản lại được tia nắng mặt trời nhưng nó không thể cản được khí nóng miền nhiệt đới. Khi tất cả mọi người trong hội trường nghiên cứu đi ra ngoài để nghỉ ngơi thì các nhóm nhỏ cũng tách ra để tụ tập dưới bóng mát của cây dừa và tận hưởng làn gió nhẹ. Tôi lang thang từ nhóm này sang nhóm nọ và tham gia vào các cuộc thảo luận. Mỗi lần, tôi đều nhận thấy rằng ngôn ngữ trong cuộc trò chuyện thay đổi từ tiếng bản xứ sang một thứ tiếng mà họ biết tôi có thể hiểu được, hoặc là tiếng Bislama, hoặc là tiếng Anh. Tôi rất ngạc nhiên vì những người tham dự hội thảo có thể dễ dàng chuyển qua chuyển lại giữa những ngôn ngữ khác nhau, nhưng tôi thậm chí còn ngạc nhiên hơn về số lượng các ngôn ngữ bản xứ khác nhau.
Thirty people had gathered for the workshop on this island in the South Pacific, and all except for me came from the island, called Makelua, in the nation of Vanuatu. They lived in 16 different communities and spoke 16 distinct languages. In many cases, you could stand at the edge of one village and see the outskirts of the next community. Yet the residents of each village spoke completely different languages. According to recent work by my colleagues at the Max Planck Institute for the Science of Human History, this island, just 100 kilometers long and 20 kilometers wide, is home to speakers of perhaps 40 different indigenous languages. Why so many?
Ba mươi người tập trung tại hội thảo trên hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương này và tất cả mọi người, ngoại trừ tôi, đều đến từ đảo Makelua, thuộc quốc gia Vanuatu. Họ sống ở 16 cộng đồng khác nhau và nói 16 loại ngôn ngữ riêng biệt. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể đứng ở rìa của một ngôi làng và thấy vùng ngoại ô của cộng đồng kế bên. Tuy nhiên, cư dân của mỗi làng nói thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Theo các nghiên cứu gần đây của các đồng nghiệp của tôi tại Viện khoa học lịch sử loài người Max Planck, hòn đảo này mặc dù chỉ dài 100 km và rộng 20 km nhưng lại là nơi sinh sống của cộng đồng những người nói khoảng 40 thứ ngôn ngữ bản xứ khác nhau. Tại sao lại có nhiều ngôn ngữ như vậy?
We could ask this same question of the entire globe. People don’t speak one universal language, or even a handful. Instead, today our species collectively speaks over 7,000 distinct languages. And these languages are not spread randomly across the planet. For example, far more languages are found in tropical regions than in the temperate zones. The tropical island of New Guinea is home to over 900 languages. Russia, 20 times larger, has 105 indigenous languages. Even within the tropics, language diversity varies widely. For example, the 250,000 people who live on Vanuatu’s 80 islands speak 110 different languages, but in Bangladesh, a population 600 times greater speaks only 41 languages.
Chúng ta có thể đặt cùng một câu hỏi như vậy cho toàn cầu. Cư dân toàn cầu không nói một hay một vài ngôn ngữ chung mà thay vào đó, loài người chúng ta ngày nay nói hơn 7.000 thứ ngôn ngữ khác nhau. Và những ngôn ngữ này không phải được lan truyền một cách ngẫu nhiên trên khắp hành tinh. Ví dụ, vùng nhiệt đới có số lượng ngôn ngữ lớn hơn nhiều các vùng ôn đới. Hòn đảo nhiệt đới tại New Guinea có hơn 900 ngôn ngữ, trong khi đó, nước Nga với diện tích lớn hơn gấp 20 lần chỉ có 105 loại ngôn ngữ được sử dụng. Ngay cả khi xét riêng trong vùng nhiệt đới, sự đa dạng về ngôn ngữ cũng còn thay đổi tùy vùng miền. Chẳng hạn, 250.000 người sống trên 80 hòn đảo của Vanuatu nói 110 loại ngôn ngữ khác nhau, nhưng ở Bangladesh, có dân số lớn hơn gấp 600 lần chỉ nói 41 thứ thứ tiếng.
Why is it that humans speak so many languages? And why are they so unevenly spread across the planet? As it turns out, we have few clear answers to these fundamental questions about how humanity communicates.
Tại sao con người nói được nhiều thứ ngôn ngữ như vậy? Và tại sao các ngôn ngữ lại không được lan truyền rộng rãi khắp hành tinh? Thực tế là, chúng ta chỉ có rất ít đáp án rõ ràng cho những câu hỏi cơ bản như vậy về cách thức con người giao tiếp.
Most people can easily brainstorm possible answers to these intriguing questions. They hypothesize that language diversity must be about history, cultural differences, mountains or oceans dividing populations, or old squabbles writ large – “we hated them, so we don’t talk to them.” The questions also seem like they should be fundamental to many academic disciplines - linguistics, anthropology, human geography. But, starting in 2010, when our diverse team of researchers from six different disciplines and eight different countries began to review what was known, we were shocked that only a dozen previous studies had been done, including one we ourselves completed on language diversity in the Pacific.
Hầu hết mọi người có thể dễ dàng vạch ra cho mình những câu trả lời có vẻ thỏa đáng cho những câu hỏi thú vị này. Họ đặt ra giả thuyết rằng sự đa dạng ngôn ngữ là do lịch sử, sự khác biệt về văn hóa, những ngọn núi hay đại dương chia rẽ quần cư sinh sống, hoặc do các cuộc cãi lộn ầm ĩ từ xưa truyền lại – “chúng tôi ghét họ nên chúng tôi không nói chuyện với họ.” Những câu hỏi này có vẻ như cũng nên làm nền tảng cho những môn học đại cương: ngôn ngữ học, nhân học, địa lý nhân văn. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2010, khi nhóm nghiên cứu chúng tôi đến từ 6 ngành và 8 quốc gia khác nhau bắt đầu xem lại những gì đã biết, chúng tôi đã bị sốc vì chỉ có một vài nghiên cứu trước đó được thực hiện, trong đó đã bao gồm một nghiên cứu do chúng tôi thực hiện về sự đa dạng ngôn ngữ ở Thái Bình Dương.
These prior efforts all examined the degree to which different environmental, social and geographic variables correlated with the number of languages found in a given location. The results varied a lot from one study to another, and no clear patterns emerged. The studies also ran up against many methodological challenges, the biggest of which centered on the old statistical adage – correlation does not equal causation. We wanted to know the exact steps that led to so many languages forming in certain places and so few in others. But previous work provided few robust theories on the specific processes involved, and the methods used did not get us any closer to understanding the causes of language diversity patterns.
Tất cả những nỗ lực trước đây đều nhằm kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến số môi trường, xã hội và địa lý với số lượng ngôn ngữ được tìm thấy ở một vị trí nhất định. Mỗi nghiên cứu lại cho ra những kết quả khác cũng không có phương pháp lấy mẫu rõ ràng nào được đưa ra. Các nghiên cứu cũng gặp phải nhiều khó khăn về phương pháp luận, trong đó vấn đề nằm ở tiên đề thống kê cũ cho rằng tương quan không ngụ ý nhân quả. Chúng tôi muốn biết chính xác các bước khiến ngôn ngữ được hình thành nhiều ở một số nơi này nhưng lại rất ít ở một số nơi khác. Nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ đưa ra một ít lý thuyết cơ bản về các tiến trình cụ thể có liên quan, và các phương pháp đã được sử dụng không giúp chúng tôi hiểu sâu hơn về căn nguyên của các kiểu mẫu đa dạng ngôn ngữ.
For example, previous studies pointed out that at lower latitudes languages are often spoken across smaller areas than at higher latitudes. You can fit more languages into a given area the closer you get to the equator. But this result does not tell us much about the processes that create language diversity. Just because a group of people crosses an imaginary latitudinal line on the map doesn’t mean they’ll automatically divide into two different populations speaking two different languages. Latitude might be correlated with language diversity, but it certainly did not create it.
Ví dụ, các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng ở vĩ độ thấp hơn, ngôn ngữ thường được nói trong các khu vực nhỏ hơn so với ở các vĩ độ cao hơn. Bạn có thể tìm thấy nhiều thứ tiếng hơn tại một khu vực khi càng về gần xích đạo. Nhưng kết quả này lại không cho chúng ta biết nhiều về các quá trình tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ. Chỉ vì một nhóm người vượt qua được đường kẻ vĩ độ không có thực trên bản đồ không có nghĩa là họ sẽ tự động chia thành hai nhóm dân cư khác nhau nói hai ngôn ngữ khác nhau. Vĩ độ có thể tương quan với sự đa dạng ngôn ngữ, nhưng chắc chắn nó không tạo ra điều này.
Can a simple model predict reality?
A better way to identify the causes of particular patterns is to simulate the processes we think might be creating them. The closer the model’s products are to the reality we know exists, the greater the chances are that we understand the actual processes at work. Two members of our group, ecologists Thiago Rangel and Robert Colwell, had developed this simulation modeling technique for their studies of species diversity patterns. But no one had ever used this approach to study the diversity of human populations. We decided to explore its potential by first building a simple model to test the degree to which a few basic processes might explain language diversity patterns in just one part of the globe, the continent of Australia. Our colleague Claire Bowern, a linguist at Yale University, created a map that shows the diversity of aboriginal languages – a total of 406 – safound in Australia prior to contact with Europeans. There were far more languages in the north and along the coasts, with relatively few in the desert interior. We wanted to see how closely a model, based on a simple set of processes, could match this geographic pattern of language diversity.
Liệu một mô hình đơn giản có thể dự đoán được thực tế?
Một cách tốt hơn để xác định nguyên nhân của các kiểu mẫu ngôn ngữ nhất định là mô phỏng các quá trình mà chúng tôi nghĩ rằng có thể tạo ra chúng. Các kết quả của mô hình càng gần với thực tế chúng ta biết thì càng có nhiều cơ hội để chúng ta hiểu các tiến trình thực sự trong công việc. Hai thành viên trong nhóm chúng tôi, nhà sinh thái học Thiago Rangel và Robert Colwell, đã phát triển mô phỏng và mô hình hóa trong các nghiên cứu về sự đa dạng của các loài, nhưng chưa có ai từng sử dụng cách tiếp cận này để nghiên cứu sự đa dạng của quần thể con người. Chúng tôi quyết định khám phá tiềm năng của phương pháp này bằng cách xây dựng một mô hình đơn giản để kiểm tra mức độ một vài tiến trình cơ bản có thể giải thích các kiểu mẫu đa dạng ngôn ngữ tại 1 vùng trên trái đất – tại lục địa Úc. Claire Bowern - đồng nghiệp của chúng tôi - hiện là nhà ngôn ngữ học tại Đại học Yale đã tạo ra một bản đồ cho thấy sự đa dạng của các ngôn ngữ thổ dân – tổng cộng 406 loại ngôn ngữ đã được tìm thấy ở Úc trước từ trước khi người châu Âu tới đây. Có nhiều ngôn ngữ hơn ở phía bắc và dọc theo bờ biển, trong khi có tương đối ít ngôn ngữ ở vùng nội sa mạc. Chúng tôi muốn xem liệu 1 mô hình dựa trên chuỗi quá trình đơn giản có mức độ tương đồng tới đâu với mô hình đa dạng ngôn ngữ dựa trên địa lý.
Undoubtedly, a wide variety of social and environmental factors and processes have contributed to the patterns in language diversity we see across the globe. In some places such as topography, climate or the density of key natural resources may be more critical; in others the history of warfare, political organization or the subsistence strategies of different groups may play a bigger role in shaping group boundaries and language diversity patterns. What we have established for now is a template for a method that can be used to uncover the different processes at work in each location.
Một điều chắc chắn là rất nhiều yếu tố xã hội, môi trường cùng các tiến trình đã góp phần tạo nên các kiểu mẫu đa dạng ngôn ngữ mà chúng ta thấy trên khắp toàn cầu. Ở một số nơi thì địa hình, khí hậu hoặc mật độ của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là yếu tố chủ chốt mang tính quyết định; ở một số nơi khác thì lịch sử chiến tranh, tổ chức chính trị hoặc các chiến lược sinh tồn của các nhóm người khác nhau mới là yếu tố quan trọng hơn giúp định hình ranh giới giữa các tộc người và tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ. Những gì chúng tôi đã xây dựng cho tới thời điểm hiện tại là một khung phương pháp có thể được dùng để vén màn các quá trình khác nhau ở mỗi địa điểm nghiên cứu.
- Báo song ngữ 123: Vắc xin ngừa Covid-19 của Việt Nam tạo ra "khả năng miễn dịch cao" ở chuột
- Báo song ngữ 122: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân loài khủng long bị tuyệt chủng là do thiên thạch, không phải núi lửa
- Báo song ngữ 121: Cách mà các sòng bạc sử dụng toán học để “rút tiền” của bạn
- Báo song ngữ 119: Thành phố giàu có nhất Ấn Độ lẽ ra phải là nơi chuẩn bị đầy đủ nhất để chống lại đại dịch Covid-19. Vậy tại sao Mumbai lại có tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất cả nước?
- Báo song ngữ 118: Những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu trong thực phẩm