BÁO SONG NGỮ SỐ 163: THÁCH THỨC VÀ KỲ VỌNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH)
09/02/2021 09:03
Báo song ngữ Anh - Việt
Outlook 2021: Challenges and expectations from Fintech Industry
Tầm nhìn 2021: Thách thức và kỳ vọng từ ngành Công nghệ tài chính (Fintech)
It won’t be wrong to presume that 2021 is the most awaited year. 2020, owing to the COVID-19 pandemic, has not only upended normal life but also has severely disrupted businesses across the globe.
2021 quả thật là năm được trông đợi nhiều nhất, khi mà năm 2020 cùng đại dịch COVID-19 không chỉ đảo lộn cuộc sống thường nhật mà còn gây gián đoạn công việc kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn cầu.
While the end to the pandemic could be visible now with vaccines being rolled out, its rippling effect on the economy and the severe impact on businesses across all sector alike will be the next big challenge at hand. 2020 has been a mixed bag for the fintech industry with certain sectors witnessing unprecedented growth and others grappling to recover from the aftermath.
Mặc dù đại dịch có thể sẽ đi đến hồi kết nhờ sự ra đời của vac-xin, những tác động liên tiếp mà nó đã để lại cho nền kinh tế và các công ty ở mọi lĩnh vực sẽ là một thử thách lớn trước mắt cần vượt qua. Năm 2020 đã gây xáo trộn ngành fintech khi một vài lĩnh vực đạt tăng trưởng chưa từng thấy, trong khi những lĩnh vực khác phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch.
I believe people would be cautiously optimistic about the space at large and individual businesses and their models would be judged on its own merit. The outlook for 2021 will be predominantly about COVID-19 after effects and new avenues of innovation and growth.
Tôi tin rằng mọi người sẽ trở nên lạc quan một cách thận trọng hơn về ngành fintech, cũng như các doanh nghiệp cá nhân cùng với mô hình của họ sẽ được đánh giá dựa trên năng lực thực sự. Tầm nhìn năm 2021 sẽ chủ yếu xoay quanh những tác động hậu COVID-19 và những miền đất hứa mới cho sự sáng tạo và phát triển.
COVID-19 Impact
Tác động của COVID-19
While the fintech companies in the payment space witnessed a second spurt of growth after the demonetisation, the lending companies have been severely impacted because of COVID-19.
Trong khi các công ty fintech thuộc lĩnh vực giao dịch bước vào thời kì tăng trưởng mạnh lần hai sau công cuộc phi tiền tệ hóa, các công ty cho vay lại phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề do COVID-19.
It is expected that by the fourth quarter (Q4), companies will start witnessing GNPA levels touching 3 to 4 times of pre-pandemic level and there could be some spillover even into the next fiscal year. These high delinquency numbers across the industry might impact investor confidence in the first half but things will gradually improve in the second part of the year. Some of the smaller companies might find it difficult to survive during this period with high NPAs and difficulty in raising capital, but it will also be the year when a couple of clear winners will emerge though not unhurt.
Theo dự đoán, đến hết quý IV, tổng nợ xấu (GNPA) của các công ty dự kiến sẽ đạt ngưỡng gấp 3-4 lần so với thời kì trước đại dịch, và nợ xấu thậm chí có thể tràn sang năm tài chính tiếp theo. Những con số thâm hụt này có thể ảnh hưởng tới mức độ tự tin của các nhà đầu tư trong nửa đầu năm, nhưng mọi thứ sẽ dần cải thiện trong 6 tháng cuối năm. Một số công ty có quy mô nhỏ sẽ khó có thể sống sót qua thời kì này do nợ xấu cao và không thể huy động vốn. Tuy nhiên, năm 2021 cũng sẽ là thời khắc mà một vài công ty nổi bật sẽ trỗi dậy và tỏa sáng.
With expected liquidity squeeze in the initial part of the year, collaboration in the co-lending space will be a major theme for the coming year. Wanting to reach pre-COVID-19 levels of volume in Q4 and then subsequent growth, a lot of players will look for large partners in the banking space but their collection efficiencies and performance during these testing times will be the determining factors.
Trong bối cảnh thanh khoản kiệt quệ dự kiến sẽ xảy ra vào đầu năm, sự hợp tác giữa các công ty cho vay sẽ là xu hướng lớn trong năm tới. Với mong muốn quý IV đạt được con số tương tự giai đoạn tiền COVID-19 và tiếp tục tăng trưởng sau đó, nhiều doanh nghiệp sẽ tìm kiếm những đối tác lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, khả năng thu hồi nợ và hiệu suất kinh doanh của họ sẽ là những nhân tố quyết định trong giai đoạn “lửa thử vàng” này.
During the pandemic, a lot of companies focused on product and process innovations to become more customer-centric and build the capability to handle large disruptions. We are going to witness some of the outputs of these efforts with innovative products getting launched and companies exploring physical models to bolster collection management capabilities.
Trong đại dịch, nhiều công ty đã tập trung vào sản phẩm và đổi mới quy trình để chú trọng đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn và tăng cường năng lực xử lý các trường hợp gián đoạn nghiêm trọng. Vì vậy, trong năm nay, chúng ta sẽ chứng kiến một số thành quả của những nỗ lực này khi các sản phẩm sáng tạo được ra mắt và các công ty khám phá những mô hình thực tế nhằm tăng cường năng lực quản lý thu hồi nợ.
Changing Industry Landscape
Thay đổi bức tranh toàn cảnh ngành Fintech
The fintech landscape in India has been changing at a lightning speed in the last couple of years and has become one of the world’s largest fintech markets after US, UK and China. Though some of the subsegments have been severely impacted by COVID-19, everyone still remains bullish on the long-term growth prospects of the industry. While the first wave of companies was witnessed in payments and subsequently in lending space, 2021 headlines will be dominated by the new segment – neo banks powered by open banking APIs. We have already witnessed the entry of a few players this year, but many of the new players will be either coming out of beta mode or launching their services across customer segments, in retail starting from Gen Z customers to MSME space.
Toàn cảnh ngành fintech tại Ấn Độ đã và đang thay đổi với tốc độ chóng mặt trong những năm vừa qua, trở thành một trong những thị trường fintech lớn nhất toàn cầu sau Mỹ, Anh và Trung Quốc. Mặc dù một số tiểu phân khúc trong ngành vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19, tất cả đều lạc quan về tương lai phát triển lâu dài của ngành. Sau làn sóng đầu tiên với sự xuất hiện của các công ty trong lĩnh vực thanh toán và sau đó là lĩnh vực cho vay, các điểm tin tài chính trong năm 2021 sẽ chủ yếu xoay quanh một phân khúc mới – neo bank trên các giao diện lập trình ứng dụng (API) ngân hàng mở. Một số doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực này trong năm nay, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp mới sẽ chính thức đi vào hoạt động hoặc khởi chạy dịch vụ của họ đối với nhiều phân khúc khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ, từ các khách hàng thuộc thế hệ Z cho tới các công ty vừa, nhỏ và vi mô (MSME).
Many of the existing players will look for horizontal expansion to bring multiple services on a single platform through integrations to increase customer wallet share. Customers looking for financial services can turn to a single platform for various requirements from loans, investments including payments.
Many of the existing players will look for horizontal expansion to bring multiple services on a single platform through integrations to increase customer wallet share. Customers looking for financial services can turn to a single platform for various requirements from loans, investments including payments.
There have been several contributing factors driving innovation and growth in the fintech space and the key has been the country’s developed public digital infrastructure, forward-looking and innovation-centric regulator and policy regime. There have been two new additions to the list of enablers, the account aggregator framework and OCEN which have the potential of driving the next set of innovation in digital lending and financial inclusion. In the coming year, these initiatives will witness traction with many LSPs including large incumbents and neo entrants joining the platforms and introducing flow-based lending products designed based on unique customer requirements.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong ngành fintech, đặc biệt là cơ sở hạ tầng số công cộng phát triển của đất nước, các thể chế và những nhà hoạch định chính sách có óc sáng tạo và tầm nhìn xa. Bên cạnh đó, hai yếu tố bổ sung bao gồm bộ khung tổng hợp thông tin tài khoản (account aggregator framework) và mạng lưới cho phép tín dụng mở (OCEN – open credit enablement network) có khả năng sẽ thúc đẩy làn sóng đổi mới tiếp theo trong lĩnh vực cho vay trực tuyến và tài chính toàn diện. Trong tương lai, các sáng kiến này sẽ phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho vay bao gồm những công ty có vị thế lớn và những ngân hàng neobank mới tham gia vào nền tảng có khả năng cung cấp những sản phẩm cho vay tín dụng được cá nhân hóa theo từng khách hàng.
Technology Trends
Các trào lưu công nghệ
Fintech companies and the financial industry at large has always been at the forefront of adopting new technologies. Today, ML models are widely used in the fintech space to underwrite loans based on alternative data. While the focus of these models till now had been in use cases related to underwriting and fraud identification, ML models will start finding their place in collection management also.
Nhìn chung, các công ty fintech và ngành tài chính luôn đi đầu xu thế áp dụng công nghệ mới. Ngày nay, các mô hình học máy (ML – machine learning) được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực fintech nhằm giúp ngân hàng bảo lãnh các khoản vay dựa trên dữ liệu thay thế. Trong tương lai, không chỉ đơn thuần tập trung vào bảo lãnh vay vốn và phát hiện gian lận khoản vay, các mô hình ML cũng sẽ tạo được vị thế của mình trong lĩnh vực quản lý thu hồi nợ.
In 2020, there was an increased focus on reducing costs and driving efficiencies and companies would like to maintain this focus even next year while pursuing growth again. Robotic process automation (RPA) will be widely explored to automate back-office processes and reduce costs.
Trong năm 2020, các công ty có xu hướng tập trung giảm thiểu chi phí và thúc đẩy hiệu suất, và họ sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này song hành với việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng. Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) sẽ được nghiên cứu rộng rãi nhằm tự động hóa các quy trình trong bộ phận back-office và giảm thiểu chi phí.
Blockchain technology is another cutting-edge technology which could be the foundation for next fintech business ideas. The new buzzword in the space is decentralized finance (DeFi) and we should witness some of the innovative business models being tested in the coming year but this will be subject to regulations and government policies.
Công nghệ blockchain tân tiến có thể trở thành nền tảng cho những ý tưởng kinh doanh mới trong ngành fintech. DeFi – tài chính phi tập trung – là một thuật ngữ thông dụng mới trong ngành và chúng ta sẽ chứng kiến một số mô hình kinh doanh sáng tạo được thử nghiệm trong tương lai. Tuy nhiên, điều này cần đảm bảo tuân thủ các quy định và chính sách của nhà nước.
As per a study conducted post the 2008 crisis, 20 percent companies emerging from recession were called ‘resilients’ who were able to manage a small lead during the downturn by reducing costs and increased revenue through speed and decisive decision making and they were able to extend this lead for the next 10 years. In 2021, we will identify the ‘resilients’ of the Indian fintech landscape emerging from the current crisis which have sound business models with a clear focus on innovation, robust processes and strong customer-centricity. All in all, while 2020 was all about tackling the volatility brought about by the pandemic, 2021 will be the year when the resilience of incumbents will be tested.
Trong một nghiên cứu được thực hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có 20% các công ty vực dậy từ cuộc khủng hoảng được đặt biệt danh là “những kẻ quật cường” (resilients). Họ đã duy trì được một khoảng cách nhỏ so với các công ty còn lại trong cuộc khủng hoảng bằng những quyết định cương quyết và nhanh chóng nhằm cắt giảm chi phí và tăng doanh thu, để rồi sau đó họ đã tiếp tục nâng cao vị thế của mình trong suốt 10 năm tiếp theo. Trong năm 2021, chúng ta cũng sẽ tìm thấy “những kẻ quật cường” trong ngành fintech Ấn Độ trỗi dậy từ cuộc khủng hoảng hiện nay, nhờ những mô hình kinh doanh thông minh và tầm nhìn rõ ràng về đổi mới, đẩy mạnh các quy trình và tập trung vào chăm sóc khách hàng. Tổng kết lại, nếu 2020 là một năm chúng ta phải đối mặt với sự bất ổn do tình hình đại dịch, thì 2021 sẽ là một năm thử thách sự kiên cường của những công ty lớn trong ngành.
- BÁO SONG NGỮ SỐ 168: LÀM THỂ NÀO ĐỂ "CAI NGHIỆN" ĐIỆN THOẠI
- BÁO SONG NGỮ SỐ 167: MẶT TRÁI CỦA VIỆC TỪ BỎ "TÁC PHONG CÔNG SỞ"
- BÁO SONG NGỮ SỐ 166: WHO KIỂM ĐỊNH THUỐC VIÊM KHỚP ĐỂ ĐIỀU TRỊ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC COVID NGHIÊM TRỌNG
- BÁO SONG NGỮ SỐ 165: COVID 19 - MẢNH ĐẤT MÀU MỠ CHO DỊCH VỤ HUẤN LUYỆN TRỰC TUYẾN PHÁT TRIỂN
- BÁO SONG NGỮ SỐ 164: VIỆT NAM BÁC BỎ TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA