BÁO SONG NGỮ SỐ 156: ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐÃ LÀM THAY ĐỔI VĨNH VIỄN NGÀNH GIÁO DỤC NHƯ THẾ NÀO?

Image 08/12/2020 13:34

Image Báo song ngữ

The COVID-19 pandemic has changed education forever. This is how

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi vĩnh viễn ngành giáo dục như thế nào?

29 Apr 2020

Viết ngày 29/4/2020

While countries are at different points in their COVID-19 infection rates, worldwide there are currently more than 1.2 billion children in 186 countries affected by school closures due to the pandemic. In Denmark, children up to the age of 11 are returning to nurseries and schools after initially closing on 12 March, but in South Korea students are responding to roll calls from their teachers online.

Trong khi các quốc gia đang bước vào những giai đoạn khác nhau về tỷ lệ lây nhiễm COVID-19, hơn 1,2 tỷ trẻ em trên khắp 186 quốc gia hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi trường học đóng cửa do đại dịch. Tại Đan Mạch, trẻ em dưới 11 tuổi đang trở lại trường học sau khi các trường đóng cửa lần đầu tiên vào ngày 12/3. Còn ở Hàn Quốc, các em học sinh vẫn điểm danh trên lớp với giáo viên qua hình thức trực tuyến.

With this sudden shift away from the classroom in many parts of the globe, some are wondering whether the adoption of online learning will continue to persist post-pandemic, and how such a shift would impact the worldwide education market.

Trước việc chuyển đổi đột ngột hình thức học tập tại nhiều nơi trên thế giới, một số người thắc mắc liệu hình thức học tập trực tuyến có được tiếp tục áp dụng sau đại dịch hay không, và sự chuyển đổi này sẽ ảnh hưởng thị trường giáo dục trên thế giới ra sao.

Even before COVID-19, there was already high growth and adoption in education technology, with global edutech investments reaching US$18.66 billion in 2019 and the overall market for online education projected to reach $350 Billion by 2025. Whether it is language apps, virtual tutoring, video conferencing tools, or online learning software, there has been a significant surge in usage since COVID-19.

Trước khi đại dịch bùng phát, ngành công nghệ giáo dục vốn đã phát triển và được ứng dụng mạnh mẽ với tổng vốn đầu tư vào công nghệ giáo dục toàn cầu năm 2019 đạt 18,66 tỷ đô la Mỹ, và dự kiến đến năm 2025, thị trường giáo dục trực tuyến sẽ đạt tổng doanh thu 350 tỷ đô la Mỹ. Kể từ khi đại dịch bùng phát, xu hướng tích hợp các ứng dụng ngôn ngữ, gia sư ảo, công cụ gọi video trực tuyến cho đến các phần mềm học tập trực tuyến trong hoạt động dạy và học đều đã gia tăng đáng kể.

How is the education sector responding to COVID-19?

Phản ứng của ngành giáo dục trước đại dịch COVID-19

In response to significant demand, many online learning platforms are offering free access to their services, including platforms like BYJU’S, a Bangalore-based educational technology and online tutoring firm founded in 2011, which is now the world’s most highly valued edtech company. Since announcing free live classes on its Think and Learn app, BYJU’s has seen a 200% increase in the number of new students using its product, according to Mrinal Mohit, the company's Chief Operating Officer.

Để đáp ứng lượng lớn nhu cầu, nhiều nền tảng học tập trực tuyến hiện cung cấp các dịch vụ miễn phí, bao gồm những nền tảng như BYJU’S – hãng công nghệ giáo dục và dạy học trực tuyến tại Bengaluru được thành lập vào năm 2011. Hiện nay, BYJU’S là công ty về công nghệ giáo dục (edtech) có giá trị nhất trên thế giới. Theo Mrinal Mohit, giám đốc điều hành của công ty, số lượng học sinh sử dụng sản phẩm của họ đã tăng 200% kể từ khi công ty cho ra mắt tính năng lớp học trực tuyến miễn phí trên nền tảng Think and Learn.

Tencent classroom, meanwhile, has been used extensively since mid-February after the Chinese government instructed a quarter of a billion full-time students to resume their studies through online platforms. This resulted in the largest “online movement” in the history of education with approximately 730,000, or 81% of K-12 students, attending classes via the Tencent K-12 Online School in Wuhan.

Trong khi đó, nền tảng học trực tuyến Tencent classroom đã được sử dụng rộng rãi kể từ giữa tháng 2 sau khi chính phủ Trung Quốc hỗ trợ 250 triệu học sinh toàn thời gian sử dụng các nền tảng trực tuyến để tiếp tục công việc học tập. Nhờ đó, “phong trào học trực tuyến” lớn nhất trong lịch sử ngành giáo dục đã được khởi xướng, với khoảng 730.000 hay 81% học sinh theo hệ K-12 tham gia học thông qua trường học trực tuyến Tencent K-12 tại Vũ Hán.

Other companies are bolstering capabilities to provide a one-stop shop for teachers and students. For example, Lark, a Singapore-based collaboration suite initially developed by ByteDance as an internal tool to meet its own exponential growth, began offering teachers and students unlimited video conferencing time, auto-translation capabilities, real-time co-editing of project work, and smart calendar scheduling, amongst other features. To do so quickly and in a time of crisis, Lark ramped up its global server infrastructure and engineering capabilities to ensure reliable connectivity.

Các công ty khác cũng đang cải thiện các tính năng để có thể cung cấp một kho ứng dụng toàn diện cho giáo viên và học sinh. Chẳng hạn, Lark là một phần mềm cộng tác của Singapore ban đầu được ByteDance phát triển như một công cụ lưu hành nội bộ giúp công ty này đáp ứng mức tăng trưởng vượt bậc của mình. Nền tảng này đã cung cấp cho học sinh và giáo viên các phiên học trực tuyến không giới hạn về thời lượng, tính năng dịch thuật tự động, tính năng đồng chỉnh sửa dự án dựa trên thời gian thực, hẹn lịch thông minh cùng với những tính năng khác. Để làm được điều này nhanh chóng và trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra, Lark đã nâng cấp cơ sở hạ tầng máy chủ toàn cầu và các tính năng kỹ thuật để đảm bảo đường truyền ổn định.

Alibaba’s distance learning solution, DingTalk, had to prepare for a similar influx: “To support large-scale remote work, the platform tapped Alibaba Cloud to deploy more than 100,000 new cloud servers in just two hours last month – setting a new record for rapid capacity expansion,” according to DingTalk CEO, Chen Hang.

DingTalk, giải pháp học từ xa của tập đoàn Alibaba cũng phải chuẩn bị cho một xu thế tương tự. Chen Hang, CEO của DingTalk cho biết: “Để hỗ trợ làm việc từ xa với quy mô lớn, trong tháng vừa qua nền tảng đã huy động Alibaba Cloud khai thác hơn 100.000 máy chủ đám mây mới chỉ trong vòng hai tiếng, đạt kỷ lục mới về khả năng mở rộng dung lượng dữ liệu nhanh chóng.”

Some school districts are forming unique partnerships, like the one between The Los Angeles Unified School District and PBS SoCal/KCET to offer local educational broadcasts, with separate channels focused on different ages, and a range of digital options. Media organizations such as the BBC are also powering virtual learning; Bitesize Daily, launched on 20 April, is offering 14 weeks of curriculum-based learning for kids across the UK with celebrities like Manchester City footballer Sergio Aguero teaching some of the content.

Một số học khu đang thiết lập các mối quan hệ hợp tác độc đáo, chẳng hạn như học khu Los Angeles Unified liên kết với PBS SoCal/KCET để cung cấp các chương trình giáo dục phát sóng trên truyền hình địa phương với các kênh riêng biệt phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau và hàng loạt lựa chọn trực tuyến. Các cơ quan truyền thông như BBC cũng đang hỗ trợ mạnh mẽ hình thức học tập trực tuyến. Bitesize Daily là chương trình do đài BBC phát sóng từ ngày 20/4 cung cấp chương trình học kéo dài 14 tuần dựa trên giáo án dành cho các em nhỏ trên khắp Anh Quốc, với sự tham gia giảng dạy của những ngôi sao như cầu thủ Sergio Aguero từ Manchester City.

What does this mean for the future of learning?

Vai trò của công nghệ trực tuyến đối với tương lai nền giáo dục

While some believe that the unplanned and rapid move to online learning – with no training, insufficient bandwidth, and little preparation – will result in a poor user experience that is unconducive to sustained growth, others believe that a new hybrid model of education will emerge, with significant benefits. “I believe that the integration of information technology in education will be further accelerated and that online education will eventually become an integral component of school education,“ says Wang Tao, Vice President of Tencent Cloud and Vice President of Tencent Education.

Một số người cho rằng việc chuyển dịch chóng vánh và thiếu hoạch định sang hình thức học trực tuyến (không có huấn luyện, băng thông thiếu thốn và thiếu chuẩn bị) có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng nghèo nàn và từ đó không hỗ trợ phát triển bền vững. Trong khi đó, một số khác cho rằng một mô hình giáo dục lai tạo mới sẽ phát triển và mang lại những lợi ích đáng kể. Wang Tao, phó chủ tịch Tencent Cloud kiêm phó chủ tịch Tencent Education tin tưởng rằng: “Sự kết hợp công nghệ thông tin trong ngành giáo dục sẽ được thúc đẩy nhiều hơn trong tương lai và giáo dục trực tuyến sẽ dần trở thành một phần không thể thiếu trong giáo dục tại trường học.”

There have already been successful transitions amongst many universities. For example, Zhejiang University managed to get more than 5,000 courses online just two weeks into the transition using “DingTalk ZJU”. The Imperial College London started offering a course on the science of coronavirus, which is now the most enrolled class launched in 2020 on Coursera.

Nhiều trường đại học là minh chứng cho thành công của việc chuyển dịch sang hình thức mới này. Chẳng hạn, nhờ sử dụng “DingTalk ZJU”, đại học Chiết Giang đã hoàn thành việc chuyển đổi hơn 5.000 khóa học sang hình thức trực tuyến chỉ trong hai tuần. Trường Cao đẳng Hoàng gia London đã bắt đầu cung cấp khóa học về khoa học vi rút corona. Đây là lớp học có lượng học viên đăng ký đông đảo nhất được khởi chạy trên Coursera trong năm 2020.

Many are already touting the benefits: Dr Amjad, a Professor at The University of Jordan who has been using Lark to teach his students says, “It has changed the way of teaching. It enables me to reach out to my students more efficiently and effectively through chat groups, video meetings, voting and also document sharing, especially during this pandemic. My students also find it is easier to communicate on Lark. I will stick to Lark even after coronavirus, I believe traditional offline learning and e-learning can go hand by hand."

Nhiều người đã tán dương những lợi ích mà học trực tuyến mang lại. Tiến sĩ Amjad là giáo sư tại Đại học Jordan, hiện đang sử dụng Lark để dạy học. Anh cho biết: “[Học từ xa] đã thay đổi phương pháp dạy học. Hình thức này giúp tôi có thể giảng bài hiệu quả và năng suất hơn thông qua các nhóm chat, các cuộc gọi video, tính năng bình chọn và chia sẻ tài liệu, đặc biệt trong suốt mùa đại dịch này. Các sinh viên cũng cảm thấy việc giao tiếp dễ dàng hơn trên nền tảng Lark. Tôi vẫn sẽ tiếp tục sử dụng Lark kể cả sau khi đại dịch qua đi, vì tôi tin giáo dục ngoại tuyến truyền thống và giáo dục trực tuyến có thể song hành với nhau.”

The challenges of online learning

Những thách thức từ học trực tuyến

There are, however, challenges to overcome. Some students without reliable internet access and/or technology struggle to participate in digital learning; this gap is seen across countries and between income brackets within countries. For example, whilst 95% of students in Switzerland, Norway, and Austria have a computer to use for their schoolwork, only 34% in Indonesia do, according to OECD data

Tuy nhiên, thử thách còn ở phía trước. Một số học sinh không có điều kiện tiếp cận đường truyền hoặc công nghệ Internet ổn định có thể gặp khó khăn trong việc tham gia học trực tuyến; khoảng cách này xuất hiện giữa các quốc gia và trong khoảng cách thu nhập ở mỗi nước. Theo dữ liệu từ OECD, 95% học sinh tại Thụy Sĩ, Na Uy và Áo được trang bị máy vi tính để phục vụ việc học trên trường. Ngược lại ở Indonesia, con số này giảm xuống còn 34%.

In the US, there is a significant gap between those from privileged and disadvantaged backgrounds: whilst virtually all 15-year-olds from a privileged background said they had a computer to work on, nearly 25% of those from disadvantaged backgrounds did not. While some schools and governments have been providing digital equipment to students in need, such as in New South Wales, Australia, many are still concerned that the pandemic will widen the digital divide.

Tại Mỹ, khoảng cách giữa học sinh có điều kiện và học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn rất lớn: hầu hết các em học sinh 15 tuổi sinh sống tại các gia đình có điều kiện đều được trang bị máy tính cho việc học tập. Trong khi đó, gần 25% học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có máy tính để hỗ trợ học tập. Trong khi một số trường học và chính phủ các vùng như New South Wales tại Úc có chính sách hỗ trợ công cụ học tập trực tuyến cho học sinh có nhu cầu, nhiều người vẫn lo sợ rằng đại dịch sẽ làm gia tăng khoảng cách số.

Is learning online as effective?

Học tập trực tuyến – hiệu quả hay không?

For those who do have access to the right technology, there is evidence that learning online can be more effective in a number of ways. Some research shows that on average, students retain 25-60% more material when learning online compared to only 8-10% in a classroom. This is mostly due to the students being able to learn faster online; e-learning requires 40-60% less time to learn than in a traditional classroom setting because students can learn at their own pace, going back and re-reading, skipping, or accelerating through concepts as they choose.

Bằng chứng cho thấy hình thức học tập trực tuyến mang lại hiệu quả theo nhiều cách khác nhau đối với học sinh có điều kiện tiếp cận với công nghệ phù hợp. Một số nghiên cứu chỉ ra trung bình học sinh có thể lưu giữ nhiều hơn 25-60% học liệu khi học trực tuyến so với 8-10% học liệu khi học trên trường. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc học sinh có khả năng học nhanh hơn khi học trực tuyến; hình thức này tiết kiệm được 40-60% thời gian học tập so với khi học trên lớp học truyền thống. Học sinh có thể học theo tốc độ phù hợp với bản thân, có thể ôn lại hoặc đọc lại bài, bỏ qua hoặc tua nhanh tốc độ bài giảng.

Nevertheless, the effectiveness of online learning varies amongst age groups. The general consensus on children, especially younger ones, is that a structured environment is required, because kids are more easily distracted. To get the full benefit of online learning, there needs to be a concerted effort to provide this structure and go beyond replicating a physical class/lecture through video capabilities, instead, using a range of collaboration tools and engagement methods that promote “inclusion, personalization and intelligence”, according to Dowson Tong, Senior Executive Vice President of Tencent and President of its Cloud and Smart Industries Group.

Mặc dù vậy, hiệu quả của học tập trực tuyến còn phụ thuộc vào lứa tuổi. Nhiều người cho rằng đối với trẻ em, đặc biệt với trẻ còn rất bé, cần thiết lập môi trường học tập có tổ chức do trẻ em rất dễ bị mất tập trung. Theo Dowson Tong, Phó chủ tịch điều hành cấp cao tập đoàn Tencent và Chủ tịch tập đoàn con Cloud and Smart Industries, để đạt được lợi ích tối đa của việc học trực tuyến cần có sự phối hợp xây dựng môi trường học và sử dụng hàng loạt công cụ hợp tác cũng như các phương pháp khuyến khích tham gia vào lớp học giúp thúc đẩy “tính bao trùm, cá nhân hóa và trí tuệ”, thay vì dừng lại ở việc tái tạo lớp học/bài giảng trực tiếp thông qua các tính năng video.

Since studies have shown that children extensively use their senses to learn, making learning fun and effective through use of technology is crucial, according to BYJU's Mrinal Mohit. “Over a period, we have observed that clever integration of games has demonstrated higher engagement and increased motivation towards learning especially among younger students, making them truly fall in love with learning”, he says.

Theo ông Mrinal Mohit, nghiên cứu đã chỉ ra học sinh có xu hướng tận dụng sâu các giác quan trong học tập, và do đó, việc tạo môi trường học tập vui vẻ và hiệu quả thông qua công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Ông bổ sung: “Qua một khoảng thời gian, chúng tôi quan sát việc kết hợp khôn khéo các trò chơi vào lớp học đã giúp gia tăng tương tác và truyền cảm hứng học tập đối với các học sinh nhỏ tuổi, khiến cho các em thực sự yêu thích việc học.”

A changing education imperative

Nhu cầu cấp thiết thay đổi nền giáo dục

It is clear that this pandemic has utterly disrupted an education system that many assert was already losing its relevance. In his book, 21 Lessons for the 21st Century, scholar Yuval Noah Harari outlines how schools continue to focus on traditional academic skills and rote learning, rather than on skills such as critical thinking and adaptability, which will be more important for success in the future. Could the move to online learning be the catalyst to create a new, more effective method of educating students? While some worry that the hasty nature of the transition online may have hindered this goal, others plan to make e-learning part of their ‘new normal’ after experiencing the benefits first-hand.

Đại dịch đã thực sự làm gián đoạn hệ thống giáo dục mà nhiều người cho rằng đã và đang mất dần vị thế. Trong cuốn sách “21 Bài học cho Thế kỉ 21”, học giả Yuval Noah Harari đã chỉ ra các trường học hiện nay vẫn đang tập trung vào các kĩ năng học thuật truyền thống và học thuộc lòng thay vì tập trung vào các kĩ năng cần thiết để thành công trong tương lai như tư duy phản biện và khả năng thích nghi. Liệu việc chuyển sang hình thức học trực tuyến có thể làm chất xúc tác để tạo ra một phương pháp giáo dục mới và hiệu quả hơn? Một số ý kiến cho rằng việc vội vã thay đổi sang học trực tuyến có thể cản trở quá trình thực hiện mục tiêu này. Trong khí đó, số khác dự kiến sẽ biến hình thức học trực tuyến trở thành “trạng thái bình thường mới” sau khi trực tiếp trải nghiệm những lợi ích mà hình thức này mang lại.

The importance of disseminating knowledge is highlighted through COVID-19

Đề cao tầm quan trọng của việc truyền đạt tri thức trong bối cảnh COVID-19

Major world events are often an inflection point for rapid innovation – a clear example is the rise of e-commerce post-SARS. While we have yet to see whether this will apply to e-learning post-COVID-19, it is one of the few sectors where investment has not dried up. What has been made clear through this pandemic is the importance of disseminating knowledge across borders, companies, and all parts of society. If online learning technology can play a role here, it is incumbent upon all of us to explore its full potential.

Các biến cố lớn trên toàn cầu thường được xem là điểm uốn dẫn tới sự đổi mới nhanh chóng; một ví dụ điển hình là sự phát triển của thương mại điện tử sau đại dịch SARS. Mặc dù chúng ta chưa được chứng kiến liệu điều này có diễn ra đối với hình thức học trực tuyến sau đại dịch COVID-19 hay không, nhưng đây là một trong số ít những ngành vẫn tiếp tục được đầu tư. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc truyền tải tri thức xuyên biên giới, doanh nghiệp và mọi thành phần trong xã hội đã được làm rõ trong thời đại dịch này. Nếu công nghệ giáo dục trực tuyến giữ một vai trò trong công cuộc này, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm phải khám phá toàn bộ những tiềm năng mà nó mang lại.

Thong ke