BÁO SONG NGỮ SỐ 155: THAY VÌ CHĂM CHỈ HƠN, HÃY HỌC THEO CÁCH THÔNG MINH HƠN: VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP VỀ NHÀ NGÀY NAY VÀ BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ TIẾN BỘ TRONG HỌC TẬP
03/12/2020 08:59
Báo song ngữ
Smarter, not harder: what homework means now and how to get your kids on the right track
Thay vì chăm chỉ hơn, hãy học theo cách thông minh hơn: Vai trò của bài tập về nhà ngày nay và bí quyết giúp trẻ tiến bộ trong học tập
It wasn’t always easy to get kids to do homework even when it was a self-explanatory concept – but what does homework mean now that home is school, and what are the best ways to make sure your child doesn’t fall behind?
Thật không dễ dàng gì để có thể thúc giục trẻ hoàn thành bài tập ở nhà ngay cả khi khái niệm này không cần giải thích gì thêm nữa. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi mái nhà cũng chính là mái trường thì bài tập đã trở nên quan trọng như thế nào và đâu là cách tốt nhất để đảm bảo con trẻ không bị tụt lại phía sau?
Getting kids to do their homework can be tricky at the best of times. And now that many of us are juggling home schooling and working from home, it can feel more difficult than ever to get your children to go the extra mile. But when children return to the classroom, and school work and homework are no longer the same thing, how can we keep kids motivated to continue learning at home too? It’s a challenge which we need to address, because cracking the homework challenge can have big benefits for both parents and children, says Charlotte Gater, Explore Learning’s head of curriculum.
Đốc thúc trẻ hoàn thành bài tập về nhà là một thử thách kể cả trong những thời điểm thích hợp nhất. Ngày nay, khi nhiều người trong số chúng ta phải tìm cách cân bằng giữa làm việc và dạy trẻ tại nhà, thì việc giúp con nỗ lực trong học tập trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng khi trường học mở cửa trở lại, bài vở trên lớp và bài tập về nhà không còn gộp chung, làm sao để chúng ta khuyến khích con trẻ duy trì thói quen học ở nhà? Charlotte Gater, chủ biên chương trình giảng dạy tại Explore Learning cho biết “đây là một khó khăn cần phải tháo gỡ bởi việc hoàn thành bài tập về nhà mang lại những lợi ích to lớn cho cả phụ huynh và học sinh.”
“As a school governor, I appreciate that there’s a big range of views about homework – whether you think your children get too much, or too little, or whether you’re happy with the level the school sets,” she says. “But it can help you feel engaged with what’s happening in the school. You can see if your child understands what’s being set. The teacher can see if the child can manage a topic by themselves, without the classroom setting. And being encouraged to do homework by themselves and take it into school also helps children to develop a level of independence. It puts the ownership and responsibility on the child.”
Bà cho hay: “Dưới vai trò ủy viên hội đồng quản trị trường học, tôi tôn trọng việc có nhiều quan điểm khác nhau đối với bài tập về nhà – cho dù các bạn băn khoăn liệu con mình đang phải làm bài quá nhiều hoặc quá ít, hoặc liệu bạn đã thỏa mãn với độ khó mà trường học đề ra. Tuy nhiên, bài tập giúp chúng ta tương tác với các hoạt động trong trường học. Bài tập giúp bạn theo dõi mức độ hiểu bài của con, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh bên ngoài lớp học. Khuyến khích con tự giác hoàn thành bài và nộp lại bài trên trường chính là giao quyền làm chủ và đặt trách nhiệm và lên đôi vai trẻ nhỏ để từ đó trẻ trở nên tự lập hơn.
So how can parents best support their children with homework? Being realistic about times, is key, says Gater. “Most teachers will give guidance as to how long a task should take – say, 20 minutes. So tell your child that they’re going to spend 20 minutes doing the task. Setting a timer will help them see exactly how much time they have left.”
Vậy làm thế nào để phụ huynh có thể hỗ trợ con làm bài tập về nhà một cách hiệu quả nhất? Gater khẳng định rằng đảm bảo thời gian chính là yếu tố tiên quyết. “Hầu hết giáo viên sẽ đưa ra một khoảng thời gian nhất định cho mỗi bài tập - ví dụ, 20 phút. Vì vậy, hãy nói với con rằng chúng chỉ có đúng 20 phút để làm bài, sau đó hãy bấm giờ để con theo dõi lượng thời gian còn lại”.
And it’s fine to leave the task after that 20 minutes is up. If a task is supposed to take 20 minutes, encourage your child to do it for 20 minutes and then stop, rather than doing it yourself if it’s not finished, or forcing your child to carry on for hours, Gater says. “If work is completed, the teacher will think a child can do it. And it’s much better for the teacher to know what the child can and can’t do.”
Ngoài ra, trẻ có thể bỏ dở bài tập kể cả khi 20 phút đã trôi qua. Nếu trẻ cần dành ra 20 phút để hoàn thành bài, hãy khuyến khích con bạn làm bài trong đúng khoảng thời gian đó rồi dừng lại thay vì làm hộ khi con chưa hoàn thành hoặc bắt con tiếp tục làm đến khi xong thì thôi. Theo bà Gater, khi trẻ làm xong bài trong khoảng thời gian cho phép, giáo viên sẽ nhận ra trẻ có thể tự hoàn thành bài tập. Vậy nên, sẽ tốt hơn nhiều nếu giáo viên hiểu được trẻ có thể và chưa thể làm được gì.
If your child is a homework refuser, allow them to take responsibility for that, and learn that not doing homework has consequences. Working in partnership with the teacher is crucial here, says Gater. “It’s fine to talk to the teacher and say that you’re finding it very difficult to get homework done. And you can send in a note saying that you tried to get the child to do the homework and they refused, or that they tried for the allotted time and couldn’t do it. Just be honest – it really helps.”
Garter cho rằng nếu con bạn lười làm bài tập về nhà, hãy để đứa trẻ chịu trách nhiệm và nhận thức rằng sẽ có hậu quả khi con không hoàn thành bài tập. Trong những tình huống như thế này, sự hợp tác với nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng. “Hãy chia sẻ với giáo viên rằng bạn gặp khó khăn trong việc thúc giục con hoàn thành bài tập. Hay bạn có thể gửi một lời nhắn trình bày rằng bạn đã cố gắng nhắc nhở con hoàn thành bài nhưng con từ chối hoặc con đã cố gắng nhưng không thể hoàn thành bài trong khoảng thời gian quy định. Hãy chia sẻ trung thực vì điều này thực sự rất hữu ích. ”
The idea of using a tutor to help with homework might seem counterintuitive – won’t that just mean more homework? And won’t a tutor just do the homework for the child? But in fact, having another sounding board can help both the parent and the child, says Gater. Having a tutor can provide a safe space for the child to say what they find difficult, away from a crowded classroom or what can sometimes be a tense home atmosphere as parents struggle to explain unfamiliar concepts, or get to grips with a method that is very different from what they were taught.
Ý tưởng thuê một gia sư để kèm con làm bài tập về nhà có vẻ trái ngược so với suy nghĩ thông thường - điều này không phải đồng nghĩa với việc con sẽ có thêm nhiều bài tập về nhà và gia sư sẽ làm bài giúp trẻ hay sao? Nhưng, theo bà Gater, có thêm một người trợ thủ đắc lực sẽ giúp ích cho cả phụ huynh lẫn học sinh. Gia sư tạo nên một không gian an toàn để trẻ chia sẻ những khó khăn đang gặp phải, tách biệt khỏi lớp học ồn ào hay những giờ học căng thẳng cùng cha mẹ khi các bậc phụ huynh phải vật lộn để giải thích những khái niệm lạ lẫm theo phương pháp rất khác so với những gì thế hệ họ từng được tiếp xúc.
“That situation can be frustrating for everyone – especially right now, when a lot of children are not in school,” she says. “And our tutors certainly don’t do homework for children. We encourage them to be independent. We balance supporting them to solve problems that they don’t understand but then we also step back and say: ‘Right, do a few questions by yourself.’”
“Tình huống đó có thể khiến cả đôi bên đều rất mệt mỏi- đặc biệt là vào thời điểm này, khi nhiều trẻ em không thể tới trường,” bà tiếp tục. “Gia sư của chúng tôi hoàn toàn không làm bài tập về nhà hộ học sinh. Chúng tôi khuyến khích tính tự lập của các em qua việc hỗ trợ một cách vừa đủ, giải thích những khúc mắc rồi sau đó để các em tự mình làm tiếp.”
Lisa Thyer-Jones, from Buckinghamshire, says that Explore Learning has been invaluable for her daughter Ava during homework refuser. Initially, she didn’t want to send Ava, seven, to a tutor, but was concerned about the quality of her schooling. “We are firm believers that the children should be taught in school adequately. But when you find they aren’t, you do whatever you can as a parent to help and support your child to the best of their ability.”
Cô Lisa Thyer-Jones từ Buckinghamshire nói rằng chương trình Explore Learning mang lại sự hỗ trợ tuyệt vời cho con gái Ava của cô trong thời kì cô bé thường xuyên từ chối hoàn thành bài tập. Ban đầu, cô một mặt không muốn gửi cô con gái 7 tuổi của mình tới lớp gia sư, mặt khác lại rất lo lắng về chất lượng học tập khi con học tại nhà với mình. “Chúng tôi hoàn toàn tin rằng trẻ em nên được đến trường để được hưởng sự giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên khi nhận ra trường học không thể phát huy tốt vai trò, bạn hãy làm bất cứ điều gì có thể với tư cách là một người cha người mẹ để giúp con bạn phát huy hết khả năng của mình."
- BÁO SONG NGỮ SỐ 157: PHẢI CHĂNG APPLE KHÔNG THỰC SỰ VÌ MÔI TRƯỜNG NHƯ HỌ KHẲNG ĐỊNH?
- BÁO SONG NGỮ SỐ 156: ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐÃ LÀM THAY ĐỔI VĨNH VIỄN NGÀNH GIÁO DỤC NHƯ THẾ NÀO?
- BÁO SONG NGỮ SỐ 154: QUẦN ĐẢO CHATHAM Ở NEW ZEALAND DƯỜNG NHƯ LÀ NƠI DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI ĐANG QUÁ TẢI DU KHÁCH
- BÁO SONG NGỮ SỐ 153: ĐI TÌM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN CÓ THỂ THAY ĐỔI THẾ GIỚI
- BÁO SONG NGỮ SỐ 152: COVID-19 LÀM GIÁN ĐOẠN VIỆC HỌC CỦA HƠN 70% THANH NIÊN