Báo song ngữ 93: Yuval Noah Harari: thế giới hậu đại dịch Corona (Phần 1)
30/03/2020 08:21
Báo song ngữ
Yuval Noah Harari: the world after coronavirus
Humankind is now facing a global crisis. Perhaps the biggest crisis of our generation. The decisions people and governments take in the next few weeks will probably shape the world for years to come. They will shape not just our healthcare systems but also our economy, politics and culture. We must act quickly and decisively. We should also take into account the long-term consequences of our actions. When choosing between alternatives, we should ask ourselves not only how to overcome the immediate threat, but also what kind of world we will inhabit once the storm passes. Yes, the storm will pass, humankind will survive, most of us will still be alive — but we will inhabit a different world.
Many short-term emergency measures will become a fixture of life. That is the nature of emergencies. They fast-forward historical processes. Decisions that in normal times could take years of deliberation are passed in a matter of hours. Immature and even dangerous technologies are pressed into service, because the risks of doing nothing are bigger. Entire countries serve as guinea-pigs in large-scale social experiments. What happens when everybody works from home and communicates only at a distance? What happens when entire schools and universities go online? In normal times, governments, businesses and educational boards would never agree to conduct such experiments. But these aren’t normal times. In this time of crisis, we face two particularly important choices. The first is between totalitarian surveillance and citizen empowerment. The second is between nationalist isolation and global solidarity.
Under-the-skin surveillance
In order to stop the epidemic, entire populations need to comply with certain guidelines. There are two main ways of achieving this. One method is for the government to monitor people, and punish those who break the rules. Today, for the first time in human history, technology makes it possible to monitor everyone all the time. Fifty years ago, the KGB couldn’t follow 240m Soviet citizens 24 hours a day, nor could the KGB hope to effectively process all the information gathered. The KGB relied on human agents and analysts, and it just couldn’t place a human agent to follow every citizen. But now governments can rely on ubiquitous sensors and powerful algorithms instead of flesh-and-blood spooks.
In their battle against the coronavirus epidemic several governments have already deployed the new surveillance tools. The most notable case is China. By closely monitoring people’s smartphones, making use of hundreds of millions of face-recognising cameras, and obliging people to check and report their body temperature and medical condition, the Chinese authorities can not only quickly identify suspected coronavirus carriers, but also track their movements and identify anyone they came into contact with. A range of mobile apps warn citizens about their proximity to infected patients.
This kind of technology is not limited to east Asia. Prime Minister Benjamin Netanyahu of Israel recently authorised the Israel Security Agency to deploy surveillance technology normally reserved for battling terrorists to track coronavirus patients. When the relevant parliamentary subcommittee refused to authorise the measure, Netanyahu rammed it through with an “emergency decree”.
You might argue that there is nothing new about all this. In recent years both governments and corporations have been using ever more sophisticated technologies to track, monitor and manipulate people. Yet if we are not careful, the epidemic might nevertheless mark an important watershed in the history of surveillance. Not only because it might normalise the deployment of mass surveillance tools in countries that have so far rejected them, but even more so because it signifies a dramatic transition from “over the skin” to “under the skin” surveillance.
Hitherto, when your finger touched the screen of your smartphone and clicked on a link, the government wanted to know what exactly your finger was clicking on. But with coronavirus, the focus of interest shifts. Now the government wants to know the temperature of your finger and the blood-pressure under its skin.
Thế giới hậu đại dịch Corona
Nhân loại đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có lẽ đây là khủng hoảng lớn nhất đối với thế hệ chúng ta. Những quyết định mà người dân và các chính phủ đưa ra trong mấy tuần tới có thể sẽ định hình thế giới trong tương lai. Không chỉ hệ thống y tế bị ảnh hưởng lớn mà còn cả kinh tế, chính trị và văn hóa. Lúc này chúng ta phải hành động nhanh và dứt khoát. Nhưng chúng ta cũng nên cân nhắc đến hậu quả về lâu về dài của những hành động này. Khi đắn đo giữa các lựa chọn, chúng ta nên tự hỏi không chỉ làm sao để vượt qua mối đe dọa hiện tiền mà còn về thế giới mà chúng ta sẽ sống sau khi cơn bão này đi qua. Rồi bão sẽ qua đi, loài người sẽ vượt qua biến cố này, phần lớn chúng ta sẽ sống sót – nhưng là sống trong một thế giới đã đổi thay.
Nhiều biện pháp khẩn cấp mang tính tạm thời lúc này sẽ trở thành những thứ gắn chặt với đời sống về sau. Đó là bản chất của khẩn cấp. Các biện pháp khẩn cấp đẩy nhanh tiến trình của lịch sử. Bình thường người ta có thể mất nhiều năm để cân nhắc khi đưa quyết định nhưng trong thời đại này các quyết định được thông qua chỉ trong vài giờ. Những công nghệ còn non yếu, thậm chí gây nguy hiểm, bị “ép chín” đưa vào sử dụng vì rủi ro sẽ còn lớn hơn nếu không làm gì cả. Các quốc gia trở thành những con chuột bạch trong các cuộc thử nghiệm xã hội trên quy mô lớn. Chuyện gì xảy ra khi chúng ta làm việc ở nhà và giao tiếp với nhau từ xa? Chuyện gì xảy ra khi tất cả các trường đều học trực tuyến? Bình thường, chính phủ, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục sẽ không đời nào đồng ý thực hiện một cuộc thử nghiệm như thế. Nhưng bây giờ không phải là lúc bình thường. Trong khủng hoảng, chúng ta đối mặt với hai lựa chọn đặc biệt quan trọng. Thứ nhất là chọn lựa giữa sự giám sát độc tài hay trao quyền cho công dân. Thứ hai là chọn lựa giữa sự cô lập mang tính dân tộc chủ nghĩa hay sự đoàn kết toàn cầu.
Giám sát phía-dưới-lớp-da
Để ngăn chặn đại dịch, tất cả dân chúng phải tuân thủ các quy định cụ thể. Có hai cách khiến người dân tuân theo. Cách thứ nhất là chính phủ giám sát và trừng phạt những người làm trái quy định. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nhờ công nghệ, việc giám sát tất cả mọi người vào mọi lúc trở nên khả thi. 50 năm trước, KGB, cơ quan tình báo Nga cũ, không thể theo dõi 240 triệu công dân Xô Viết 24 giờ/ngày, và cũng không hy vọng có thể xử lý hiệu quả tất cả thông tin thu thập được. KGB dựa vào con người - các đặc vụ và các nhà phân tích. Cơ quan này không thể cắt cử một đặc vụ kèm một công dân. Nhưng giờ đây các thiết bị cảm biến và các thuật toán mạnh có thể thay thế cho những bóng ma-bằng-xương-bằng-thịt trước kia.
Trong cuộc chiến chống đại dịch corona, nhiều quốc gia đã triển khai các công cụ giám sát mới. Trường hợp điển hình nhất là Trung Quốc. Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ điện thoại thông minh của công dân, sử dụng hàng trăm triệu camera an ninh có khả năng nhận diện khuôn mặt, buộc người dân tự kiểm tra và báo cáo thân nhiệt và tình hình sức khỏe. Bằng cách này, chính quyền Trung Quốc không chỉ nhanh chóng xác định được những ca nghi nhiễm mà còn truy lùng ra được hành tung của các cá nhân này cũng như bất cứ ai từng tiếp xúc với họ. Hàng loạt ứng dụng điện thoại ra đời nhằm cảnh báo người dân khi có một ca nhiễm bệnh ở gần.
Công nghệ này không chỉ được sử dụng ở đông Á. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây cho phép cơ quan tình báo triển khai công nghệ giám sát, vốn dùng để lùng bắt các phần tử khủng bố, vào việc theo dõi các bệnh nhân nhiễm virus corona. Khi ủy ban phụ trách của quốc hội phủ quyết, ông Netanyahu thông qua bằng một “sắc lệnh khẩn cấp”.
Bạn có thể cho rằng điều này có gì lạ đâu. Những năm gần đây chính phủ và các tập đoàn đã và đang sử dụng những công nghệ phức tạp để theo dõi, giám sát và thao túng người dân. Nhưng nếu chúng ta không thận trọng, đại dịch lần này sẽ tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử chính phủ giám sát công dân. Việc triển khai các công cụ giám sát hàng loạt sẽ trở thành điều bình thường ở cả những quốc gia cho đến nay vẫn từ chối áp dụng. Hơn thế nữa, đó còn là một bước chuyển đột ngột từ giám sát “trên bề mặt da” sang giám sát “dưới bề mặt da”.
Trước kia, khi ngón tay bạn chạm vào màn hình điện thoại thông minh và nhấn vào một đường link, chính phủ muốn biết chính xác bạn đã truy cập thông tin gì. Nhưng sau dịch corona, mục tiêu quan tâm của các chính phủ đã thay đổi. Giờ đây chính phủ muốn biết nhiệt độ trên đầu ngón tay của bạn và huyết áp phía dưới đó.
- Báo song ngữ 96: Xử lý tình trạng khan hiếm nước bằng công nghệ ở Singapore
- Báo song ngữ 95: Đồng nghiệp của bạn không thực sự đọc mọi thứ bạn viết
- Báo song ngữ 94: Yuval Noah Harari: thế giới hậu đại dịch Corona (Phần 2)
- Báo song ngữ 92: Cách duy nhất để chấm dứt cơn khủng hoảng tài chính do virus corona gây nên
- Báo song ngữ 91: Cách làm việc tại nhà mà không bị phân tâm