Báo song ngữ 89: Thị trường thương mại điện tử và hàng tiêu dùng nhanh lao đao vì dịch bệnh
13/03/2020 14:27
Báo song ngữ
E-commerce and FMCG markets shaken by outbreak
Amid the current coronavirus epidemic, the fast-moving consumer goods and e-commerce sectors have experienced a tumultuous period.
Nguyen Huy Hoang, commercial director at market research firm Kantar Worldpanel Vietnam, told VIR that the spread of the virus has led to an increased health consciousness among Vietnamese consumers. In order to stay safe and protect themselves, people are avoiding crowds in their daily activities.
As such, shopping traffic could be reduced, perhaps impacting retail and fast-moving consumer goods (FMCG) sales in the short term.
He added that spending on dining out and other activities outside the home would be reduced during the epidemic, but FMCG for in-home consumption is expected to sustain growth. Household cleaning and hygiene products such as hand wash, sanitiser, and tissues have also experienced a rise in sales.
Healthy foods like fruit and fruit juices that help strengthen the immune system will see an upward trend, and consumers also have a tendency to stock instant foods such as instant noodles, sausages, and snacks, especially in areas with confirmed cases.
“In terms of retail, smaller, clean, nearby shopping spaces such as street shops, minimarkets, and convenience stores will be temporarily preferred to wet markets or larger supermarkets,” Hoang said. “This situation is also significantly increasing the number of home deliveries and online shopping transactions”.
Ralf Matthaes, managing director of market researcher Infocus Mekong, also said that e-commerce should benefit considerably as delivery services help negate potential infection. Pre-packaged FMCGs such as cereals and soups should see an overall spike in demand as there may be a fear of infection regarding fresh produce, although medical experts declared some time ago that infection via this method would be highly unlikely, even from items imported from China.
“In the short term, e-commerce deliveries will see a substantial increase, and also receive new consumers, who historically have not used e-commerce for groceries or FMCG,” said Matthaes. “However, once fears dissipate, human nature takes over and consumers will be back at the markets in due time.”
On the other hand, due to delays in import and export, there are challenges for suppliers and traders to produce, distribute, and stock goods.
This is more likely to result in an uplift in prices which might demotivate consumer spending during the fight against the virus.
Online traders are also facing some issues as many products sold online are imported from China. The epidemic has caused a slowdown in cross-border e-commerce activities, so online shoppers have to wait longer for their orders to arrive.
Meanwhile, a representative of Shopee Vietnam said that China’s extension of the Lunar New Year holiday as part of efforts to stop the virus from spreading further has delayed shipments of overseas products.
Kantar Worldpanel’s Hoang said that the impact of this outbreak in 2020 might also accelerate trends already observed last year.
Firstly, it could increase health and hygiene consciousness among Vietnamese consumers, which further drive the development of hygiene products for personal care and home use. These products were previously not in high demand, but are expected to become more popular as consumers are getting used to buying these items in high numbers.
Secondly, it is expected in 2020 that e-commerce will take a bigger share of the market. Thanks to its convenience and the advantage of less physical contact, the online to offline and e-commerce delivery models fit well with consumers’ needs during this time.
Online shopping platforms and delivery services are expected to witness a growth acceleration in both shopper base and incremental spend, and increasing expenditure from existing online shoppers, he added.
Lastly, with emerging channels such as minimarkets, convenience stores, and e-commerce growing in popularity, there could be a continuing shift from traditional shopping behaviours to omni-channel and multi-channel shopping, reinforcing the rising omni-channel trend in retail and FMCG markets.
Furthermore, Matthaes added that the slogan “Made in China” has always been a source of contention in Vietnam, largely due to historical factors rather than food safety and hygiene issues. However, the current epidemic may give the consumer more to think about, as they want to know more about the origins of a product before they buy. This suggests huge potential for “Made in Vietnam” as a marketing tool VIR
Thị trường thương mại điện tử và hàng tiêu dùng nhanh lao đao vì dịch bệnh
Giữa tâm dịch COVID-19, các ngành hàng tiêu dùng nhanh và thương mại điện tử đang trải qua một giai đoạn hỗn loạn.
Nguyễn Huy Hoàng, giám đốc thương mại tại công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Việt Nam trả lời phóng viên của VIR rằng, tình hình dịch bệnh đã khiến toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe. Để tự bảo vệ mình, người dân đã tránh tụ tập đông người trong các hoạt động thường nhật.
Cũng vì vậy mà lượng người mua sắm có thể bị giảm, tác động tới doanh số bán lẻ và các mặt hàng tiêu dùng nhanh trong ngắn hạn.
Ông Hoàng cho biết thêm rằng chi tiêu cho việc đi ăn ngoài và các hoạt động ngoài trời khác sẽ giảm xuống trong đợt dịch, nhưng chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh tại nhà được kì vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng, điển hình là các sản phẩm lau dọn và vệ sinh như nước rửa tay, dung dịch rửa tay khô và giấy ăn.
Doanh số của các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như các loại hoa quả và nước ép trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch sẽ tăng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có xu hướng tích trữ đồ ăn liền như mì gói, xúc xích và đồ ăn vặt, đặc biệt ở các vùng đã được xác nhận có ca bệnh.
“Về ngành bán lẻ, các cửa hàng nhỏ, sạch sẽ và gần nhà như cửa hàng trên phố, siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi sẽ tạm thời được ưu ái hơn chợ bán đồ tươi hay các siêu thị lớn,” ông Hoàng cho biết. “Tình trạng này còn làm tăng đáng kể số lượng hàng đặt giao về nhà và lượt mua bán online.”
Ralf Matthaes, giám đốc quản lý công ty nghiên cứu thị trường Infocus Mekong, cũng cho biết ngành thương mại điện tử sẽ hưởng lợi đáng kể bởi dịch vụ giao hàng giúp giảm khả năng bị lây nhiễm bệnh. Các mặt hàng tiêu dùng nhanh được đóng gói sẵn như ngũ cốc và súp sẽ có nhu cầu tăng đột biến khi người dân sợ bị nhiễm bệnh từ các mặt hàng tươi sống, mặc dù các chuyên gia y tế đã tuyên bố cách đây không lâu rằng COVID-19 khó có khả năng lây nhiễm qua đường này, kể cả khi sử dụng những thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Trong ngắn hạn, lượt giao hàng thương mại điện tử sẽ tăng đáng kể. Số lượng khách hàng mới cũng sẽ tăng, đó là những người chưa từng sử dụng thương mại điện tử để mua lương thực và hàng tiêu dùng nhanh,” ông Matthaes cho biết. “Tuy nhiên, một khi nỗi sợ nguôi đi, con người sẽ quay lại với thói quen thường nhật và người tiêu dùng sẽ sớm quay trở lại các khu chợ.”
Mặt khác, do việc trì hoãn xuất nhập khẩu, các nhà cung cấp và giao thương sẽ gặp nhiều trở lại trong việc sản xuất, phân phối và lưu trữ hàng hóa.
Điều này khả năng cao sẽ dẫn tới giá cả tăng, khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong cuộc chiến chống virus.
Những người bán hàng online cũng vấp phải khó khăn khi nhiều sản phẩm được bày bán online là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Họ phải mất nhiều thời gian hơn để đợi hàng về vì dịch bệnh đã làm chậm lại các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong lúc này, một đại diện của Shopee Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc kéo dài kì nghỉ Tết để tránh lây lan dịch đã làm chậm tiến độ giao hàng xuất khẩu.
Ông Hoàng đại diện Kantar Worldpanel cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh này đối với năm 2020 có thể sẽ làm leo thang các xu hướng cũ của năm ngoái.
Đầu tiên, nó có thể làm tăng ý thức giữ gìn sức khỏe và vệ sinh của người tiêu dùng Việt Nam, khuyến khích sự phát triển của các sản phẩm vệ sinh cho cá nhân và hộ gia đình. Nhu cầu đối với các sản phẩm này trước đây là không cao, nhưng được dự báo sẽ tăng khi khách hàng đang dần quen với việc mua lố những mặt hàng này.
Thứ hai, ngành thương mại điện tử được dự báo sẽ chiếm nhiều thị phần hơn vào năm 2020. Với ưu điểm là thuận tiện và không phải tiếp xúc trực tiếp, các mô hình thương mại trực tuyến tới ngoại tuyến và giao hàng thương mại điện tử đang đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng vào thời điểm này.
Ông Hoàng còn cho biết, các nền tảng mua sắm online và dịch vụ giao hàng được kì vọng là sẽ tăng trưởng nhanh ở cả cơ sở khách hàng và tiền lãi, cũng như thu lợi từ sự gia tăng chi tiêu của các khách hàng trực tuyến.
Cuối cùng, với sự nổi lên của các kênh như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, và mức độ phổ biến đang tăng của thương mại điện tử, có thể sẽ có một bước chuyển mình từ hành vi mua hàng truyền thống đến mua hàng đa kênh, củng cố xu hướng mua hàng đa kênh đang lên trong ngành bán lẻ và ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Thêm vào đó, ông Matthaes cho biết, từ trước đến nay, câu khẩu hiệu “Sản xuất tại Trung Quốc (Made in China)” gây tranh cãi tại Việt Nam phần lớn là do các yếu tố lịch sử hơn là do vấn đề về an toàn thực phẩm hay vệ sinh. Tuy nhiên, dịch bệnh hiện tại có thể khiến người tiêu dùng phải cân nhắc nhiều hơn, bởi họ muốn biết nhiều hơn về nguồn gốc của sản phẩm trước khi mua. Điều này đem đến tiềm năng lớn cho việc sử dụng khẩu hiệu “Made in Vietnam” như một công cụ marketing.
- Báo song ngữ 93: Yuval Noah Harari: thế giới hậu đại dịch Corona (Phần 1)
- Báo song ngữ 92: Cách duy nhất để chấm dứt cơn khủng hoảng tài chính do virus corona gây nên
- Báo song ngữ 91: Cách làm việc tại nhà mà không bị phân tâm
- Báo song ngữ 90: Gần như tất cả mọi người đều phân biệt giới tính
- Báo song ngữ 88: Có phải thập kỷ tiếp theo sẽ thuộc về phụ nữ?