Báo song ngữ 65: Tựa vào trời đất
11/09/2019 16:35
Báo song ngữ
Người Việt không có những công trình kiến trúc truyền thống kỳ vĩ, nhưng để lại một kiểu không gian sống có tính thích nghi cao độ với những điều kiện tự nhiên và tập quán sinh hoạt.
Khi nhìn vào kiến trúc, người ta có thể thấy được lịch sử của cả một cộng đồng hay đất nước.
Thuộc về cấu trúc của các nền văn minh, không gian sống là cái vỏ cho những sinh hoạt thường nhật và cao hơn thế là những hành vi văn hóa của cộng đồng, tạo ra bản sắc cho mỗi vùng đất.. Nhìn chung đều liên quan đến nếp sống nương vào tự nhiên với hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước làm chủ đạo.
Trước tiên, các công trình của người Việt nhất thiết nương theo địa hình, ở gò đồi hay cạnh sông suối, đều chọn vị trí phù hợp với hoạt động sống của gia đình hay cộng đồng. Khúc quanh của một con sông được ví như bụng một con rồng thiêng, một ngọn núi như một bình phong vững chắc, hay một mặt hồ tựa như con mắt thần của thượng đế, mỗi địa thế gắn với một khả năng nhìn ra sự thích ứng hài hòa của con người.
Mặc dù có sự phân chia công năng nhất định giữa các loại công trình như nhà ở kiểu ba gian hai chái hay ngôi nhà công cộng như đình làng kiểu tòa đại bái năm gian, bảy gian, thậm chí chín gian, hoặc những đền đài lăng tẩm cung đình, cơ bản lối kết cấu khung nhà của người Việt là hệ cột - xà - kẻ chịu lực bằng gỗ, có tường gạch làm chức năng bao che và đa phần chỉ có một tầng với bộ mái rất lớn. Hệ cột chịu lực thường có hàng cột cái, cột quân và có khi có thêm cột hiên, tất cả đều theo cặp số chẵn. Bố cục mặt bằng cũng tuân theo hình thức chạy ngang và các thành phần đối xứng qua một trục ở gian giữa. Sự khác biệt thường nằm ở quy mô mặt bằng phát triển thêm nhiều lớp nhà, từ chữ nhất sinh ra dạng chữ tam (三), chữ công (工)hay có thêm “toà nhà dãy dọc” để thành nội công ngoại quốc (国). Sau đó là sự khác biệt về chiều cao của hàng cột, cũng như khoảng không gian đệm giữa toà nhà chính và phụ, giữa không gian mở cho các sinh hoạt chung và không gian kín cho thờ tự, buồng ngủ, giữa trong nhà và ngoài sân.
Những khoảng không gian chuyển tiếp hàm chứa một quan niệm về riêng - chung, đóng - mở, hợp với vũ trụ quan của người Việt khi không gian sống thích ứng với các điều kiện tự nhiên. Điểm nổi bật của những không gian chuyển tiếp là giúp cho cân bằng vi khí hậu trong và ngoài nhà. Ở những vùng khí hậu phức tạp như nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, vừa có mùa hè nóng vừa có mùa đông giá rét, thì các không gian như hàng hiện có các tấm giại hay liếp che, bên dưới một bộ mái đồ sộ sà xuống thấp sẽ giúp người trong nhà có một khoảng chuyển tiếp khi di chuyển ra sân trong điều kiện thời tiết không thuận.
Hàng hiên và chái nhà vừa chắn mưa gió hay giúp tránh sốc nhiệt, vừa là nơi người nông dân đi làm đồng tạm nghỉ trước khi lên nhà chính, cũng là nơi có thể biến thành mâm cơm hay chỗ ngồi uống nước hóng mát chiều hè. Những ngôi đình hay đến chùa cũng tuân thủ nguyên tắc của những không gian đệm, hơn nữa, hàng hiện hay bậc thềm chuyển tiếp giúp tăng thêm sự bề thề và tôn kính dành cho công trình cộng đồng có chức năng tín ngưỡng.
Những không gian chuyển tiếp như hàng hiên, cửa vào, bậc thềm... chính là nơi phô diễn những tài năng chạm khắc trên gỗ hay đá của người nghệ nhân xưa. Các bức chạm khắc ở cổn, kẻ chuyền, bảy hiện (những thành phần kiến trúc phô bày dưới mái), những linh vật ở lối vào, kết hợp hiệu ứng ánh sáng gián tiếp toát lên vẻ đẹp mộc mạc, huyền ảo.
The Vietnamese do not have grand traditional architectural structures, but have invented living spaces adapted to the land’s natural conditions and people’s living habits.
When looking at architecture, one can see the history of a community or country.
Vietnam's traditional architecture has always been diverse as many ethnicities share this land. Overall, everything links to life being dependent on nature, with rice farming at the center.
First of all, structures built by Vietnamese people must adapt to the terrain, by hills, rivers or streams. The location must suit the living activities of a family or community. A river bend is often compared to the belly of a sacred dragon. A mountain forms a steady protective front. A lake is the eye of god. Each setting is linked to people's ability to adapt.
While there are distinctions among types of houses, such as two-wing or three-compartment buildings or community buildings like communal houses arranged like a ceremonial house with five, seven, or even nine compartments, or temples, tombs, and palaces, generally, the house's frame features wooden columns, beams, and pillars, covered by brick walls. Most have just one floor with a very large roof. The column system usually includes main columns and smaller columns, sometimes with side columns, all in even numbers. Houses have an odd number of compartments, laid out symmetrically on both sides of the central compartment. Differences usually lie in how the compartments are laid out, from forming a single horizontal line to the shape of the Chinese character 三, or 工. Sometimes, more buildings are added to form a structure resembling the character 国. There may also be differences in the heights of the columns, as well as in the space between the main and secondary buildings; between the open spaces for common activities and the private spaces for worshipping and sleeping; and between the inside of the house and the courtyard.
Transitional spaces convey a perspective on the personal and the common and on being closed or open, in line with Vietnamese people's views on the universe and the need for living spaces to adapt to natural conditions. The key role of transitional spaces is to balance the microclimate outside and inside the house. In regions with a complex tropical monsoon climate, with hot summers and cold winters, spaces like screened patios or patios covered by a large, low roof give residents a transitional space when they must go outside in bad weather.
Patios and lean-tos provide shelter from the elements. Farmers can rest here before going into the main house. Family members can enjoy a meal or a drink to cool down on a summer afternoon.
Communal houses, pagodas and temples also have buffer spaces. Patios and transitional steps add to the grand appearance of community structures with spiritual functions.
Long-ago artisans showcased their wood- or stone-carving talent on transitional spaces like patios, doors, steps, etc. Carvings on columns and beams that are visible under the roof and on sacred animals placed by the door, combined with the effects of indirect lighting, create a simple yet dreamlike beauty.
- Báo song ngữ 67: Những cái "bắt tay" tạo đổi thay cho bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc
- Báo song ngữ 66: MIKGroup ghi dấu với ba dòng sản phẩm bất động sản chủ đạo
- Báo song ngữ 64: Trí tuệ nhân tạo - làn gió mới cho khởi nghiệp
- Báo song ngữ 63: Facebook đạt bước tiến lớn trong phát triển tai nghe đọc suy nghĩ người dùng
- Báo song ngữ 62: Facebook tuyên bố không liên quan gì tới "Thử thách 10 năm"