Báo song ngữ 39: Blockchain (chuỗi khối) không chỉ hỗ trợ riêng Bitcoin

Image 18/03/2019 13:46

Image Báo song ngữ

 Blockchain Is Not Only About Bitcoin

Blockchain is considered a mini-revolution within the Fourth Industrial Revolution. What does that mean? Is it again another challenge for the entrepreneur to deal with on top of everything else? Is it another opportunity? If yes, you might ask: How can I learn about it, use it, without getting lost in the crypto-mathematical formulae?”



Blockchain is the technology that supports the use of bitcoin, a cryptocurrency that is making central banks and governments nervous, and it is true that the latter are not sure whether to ban bitcoin, or embrace it, or hope it will vanish as another ephemeral hype. But blockchain is nowadays more than the technology that ensures the authenticity of bitcoin. It did start that way, but it has acquired new uses, opened new opportunities and charted new vistas.



Let's start with the beginnings, which always fascinate as they seem to tell the origin of the idea, the initial thinking behind the spark of genius, before the invention takes a life of its own and flourishes into an infinity of uses. These foundational moments, as cultural critics would call them, can show us the intent behind the invention of bitcoin. Simply put, bitcoin is a digital currency set up to function without a central bank or entity to regulate it. The transactions are validated by nodal points spread over a network of computers called miners, using crypto- mathematical formulas, which once solved will allow the miners to win more bitcoins. In just a few words, individuals (using computers) solve complex mathematical questions to validate the currency, and are related to each other via a secured and unchangeable chain of blocks, which makes tampering with the authenticity of the currency almost impossible.



The system, which was put together by a person or a group of people called Satoshi Nakamoto in 2008 to sustain and secure bitcoin, is blockchain. The blocks in blockchain are knots containing encrypted information, as well as a reference to the date of the creation, and the name of the previous block to which the current block is related in a chained manner. Any change to the chain will not overwrite the existing information, but will be added as a new block, after it has been validated by all the other blocks in the network.
 

But there was another beginning. As in all beginnings, the beginning keeps receding since with revolutionary ideas, like blockchain, there is no perfect beginning- in fact, all beginnings are perfect (or imperfect) in their own way. In 1997, way before the advent of bitcoin, Nick Szabo, an American computer scientist, legal scholar and cryptographer, set up the technological and legal basis for smart contracts-the contracts that can be authenticated and validated through secure protocols without a need for lawyers or notaries or other third parties. Smart contracts got a kickstart after the development of blockchain technology a dozen years later.  




Why should an entrepreneur be concerned with all of this? Isn't this all tech hype as evanescent as the various daydreams about flying cars, medical labs on your smartphone, or microchips cleaning your body from malevolent cells? Future Thinkers don't think so; in fact, they have compiled a list of about 19 industries that blockchain will disrupt. These include banking and payments, cyber security, supply chain, forecasting, internet of things, insurance, transport, government, clouding, voting, and so on. Each of these sectors is already witnessing different uses of technology by burgeoning startups that seek to innovate, or be competitive, or improve the way things have been done so far. The circle is widening day by the day, and only few years after the beginning, it's not about bitcoin only anymore.




Entrepreneurs need an answer to the following questions: What is it in it for me? Why should I use blockchain technology? The answers are simple too- blockchain is highly secure, especially with regards to contracts and financial transactions. This technology cuts out the middleman, and therefore significantly reduces costs. It is distributed (decentralized) and therefore non-regulated by a central entity, which could be at the mercy of political or other considerations. It is efficient, faster, democratic, participatory and transparent. And what should entrepreneurs and governments do to be prepared for or take advantage of blockchain? It's true that there is a lot of hype about blockchain, but the truth is that some sectors are already feeling the change. The savvy entrepreneur should jump on the bandwagon, rather than wait and see.

Blockchain được coi như một cải cách hưởng ứng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Vậy điều đó có ý nghĩa gì? Liệu đây có phải là một thách thức khác đòi hỏi người doanh nhân phải ưu tiên xử lý? Hay liệu đây là một cơ hội mới? Nếu những điều trên là đúng, thì làm thế nào để học hỏi và vận dụng mà không bị “lạc lối” giữa vô vàn công thức tiền thuật toán.
 
Blockchain chính là công nghệ hỗ trợ vận hành Bitcoin, một đơn vị tiền ảo đang khiến các ngân hàng ngân hàng trung ương và chính phủ phải “điêu đứng”. Sự thật là họ không biết phải cấm đoán hay khuyến khích bitcoin, hay mong đợi nó tự biến mất như một đóa hoa chóng tàn. Nhưng blockchain ngày nay không còn chỉ là một công nghệ dùng để đảm bảo tính xác thực của bitcoin. Mặc dù thuật toán này được sinh ra với mục đích như vây, nhưng blockchain đã có những ứng dụng mới, mở ra những cơ hội mới và vẽ lên những triển vọng mới.
 
Hãy đưa câu chuyện trở về thời điểm khởi đầu đầy cuốn hút kể về nguồn của ý tưởng, đằng sau một thiên tài nhen nhóm lên lối tư duy thuở sơ khai, trước khi phát mình này tự đứng trên đôi chân của mình và phát triển thành hằng hà sa số các ứng dụng. Những “thời điểm nền tảng”, theo cách gọi của các nhà phê bình văn hóa, cho chúng ta thấy ý định đằng sau sự ra đời của bitcoin. Nói một cách đơn giản, bitcoin là đồng tiền thuật toán vận hành không qua một ngân hàng trung ương hay thực thể nào. Các giao dịch được xác thực qua các điểm nút trải dài trên hệ thống máy tính được gọi là “miners” (thợ đào bitcoin) thông qua các công thức mã hóa toán học. Bitcoin sẽ được thưởng cho “miners” nào giải mã được công thức. Tóm lại, các cá nhân (sử dụng máy tính) giải mã các câu hỏi toán học phức tạp để xác thực đồng bitcoin, và được liên kết với nhau thông qua một chuỗi các khối vững chắc và không thể sửa đổi, khiến việc giả mạo tính xác thực của đồng tiền này gần như là không thể.


Hệ thống blockchain được lập trình bởi một cá nhân hoặc một nhóm người tên là Satoshi Nakamoto vào năm 2008 để duy trì và bảo đảm đồng bitcoin. Các khối trong chuổi khối chính là các nút thắt chứa thông tin được mã hóa, cùng với chú thích về ngày khởi tạo, và tên của khối liền kề trước đó liên kết với khối hiện tại. Bất kỳ một thay đổi của chuỗi sẽ không thể ghi đè lên các thông tin sẵn có, mà sẽ được thêm vào trong chuỗi mới, sau khi đã được xác thực bởi tất cả các khối khác trên toàn mạng lưới.
 

Tuy nhiên, đây không phải là điểm khởi đầu duy nhất, vì sự thoái trào của các ý tưởng mang tính cách mạng cũng sẽ dập tắt luôn đốm lửa vừa được nhen nhóm lên. Chính vì vậy, trên thực tế, toàn bộ các khởi điểm đều hoàn hảo (hoặc thiếu hoàn hảo) theo một cách tiêng. Vào năm 1997, rất lâu trước khi bitcoin ra đời, Nick Szabo, một nhà khoa học máy tính người Mỹ, đồng thời là học giả pháp lý và nhà mật mã học, đã xây lên cơ sở pháp lý và công nghệ cho “hợp đồng thông minh”- hình thức hợp đồng mà có thể được xác thực và bảo đảm thông qua các giao thức bảo 
mật mà không cần tới luật sư, công chứng viên hay bên thứ ba nào khác. Phải tới hàng chục năm sau, sự phát triển của công nghệ blockchain mới trở thành bệ phóng khởi điểm cho “hợp đồng thông minh”.  
 

Tại sao một doanh nhân phải hiểu biết về những kiến thức này? Không phải đây chỉ là một “cơn sốt công nghệ” thôi sao, sẽ tan biến nhanh giống như bao mong ước về xe ô tô bay, phòng thí nghiệm ý khoa trên điện thoại thông minh hay các vi mạch xử lý tế bào ác tính trong cơ thể bạn? Những người nhìn trước được tương lai lại không nghĩ vậy: trên thực tế, họ đã lập ra một danh sách 19 nền công nghiệp sẽ bị phá vỡ bởi công nghệ blockchain. Con số này bao gồm ngân hàng và thanh toán, bảo mật mạng, chuỗi cung ứng, dự báo, internet vạn vật, bảo hiểm, vận chuyển, chính phủ, điện toán đám mây, bầu cử,... Mỗi ngành kể trên đã chứng kiến nhiều ứng dụng công nghệ khác nhau từ các start-up mới nảy mầm để đổi mới, cạnh tranh hoặc cải tiến các lối mòn từ trước tới nay. Mới chỉ vài năm từ khi bắt đầu, công nghệ này không chỉ phục vụ riêng bitcoin nữa, mà vòng sinh thái đang được nới rộng qua từng ngày.
 
Các nhà doanh nhân cần có lời đáp cho các câu hỏi sau: Mình được lợi gì từ điều này? Tại sao mình lại nên sử dụng công nghệ blockchain? Câu trả lời cũng đơn giản thôi- blockchain cực kỳ bảo đảm, đặc biệt khi được áp dụng cho hợp đồng và giao dịch kinh tế. Công nghệ này cắt giảm được bên trung gian, qua đó tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Hệ thống blockchain được phân tán giữa các thành viên nên không cần thực thể trung tâm nào để vận hành, từ đó tránh được các yếu tố chính trị và các cân nhắc khác. Tính hiệu quả, tốc độ, dân chủ, cởi mở và minh bạch đồng thời là các điểm cộng khác. Vậy các nhà doanh nhân và chính phủ nên làm gì để chuẩn bị cho blockchain hoặc thậm chí thu được nhiều lợi ích? Đúng là blockchain đang là một “cơn sốt”, nhưng nhiều ngành nghề đã và đang đón nhận những thay đổi. Người doanh nhân hiểu biết thì nên nhiệt liệt hưởng ứng chứ đừng chỉ thụ động và ngước nhìn.

Nguồn: Blockchain Is Not Only About Bitcoin

Thong ke