BÁO SONG NGỮ 141: CÁC TẬP ĐOÀN MỸ NỘP ĐƠN XIN PHÁ SẢN VÀ CẮT GIẢM NHÂN LỰC, NHƯNG TẠI SAO CÁC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH VẪN ĐƯỢC NHẬN TIỀN THƯỞNG?

Image 15/10/2020 08:19

Image Báo song ngữ

Hertz car rental company filed for bankruptcy protection in May.

US corporations file for bankruptcy and lay off workers. Why do execs still get bonuses?

Michael Sainato

Các tập đoàn Mỹ nộp đơn xin phá sản và cắt giảm nhân lực, nhưng tại sao các giám đốc điều hành vẫn được nhận tiền thưởng?

Michael Sainato

Hertz, who filed for bankruptcy in May, is facing a lawsuit after laying off thousands of employees but doling out millions in corporate bonuses.

Elizabeth Hill worked for nearly three years at Hertz Car Rental in Oklahoma City, Oklahoma, as a reservation agent before she was furloughed in late March. She was then laid off at the end of April, shortly before Hertz filed for Chapter 11 bankruptcy.

Hertz, một công ty nộp đơn xin phá sản vào tháng 5 vừa qua, hiện đang phải đối mặt với kiện tụng do đã sa thải hàng ngàn nhân viên nhưng lại phân phát hàng triệu đô tiền thưởng của công ty.

Elizabeth Hill là nhân viên hẹn chỗ của công ty cho thuê xe Hertz tại thành phố Oklahoma, bang Oklahoma được gần ba năm trước khi cô được cho phép nghỉ vào cuối tháng 3. Sau đó, cô bị sa thải vào cuối tháng 4, chỉ một thời gian ngắn trước khi Hertz nộp đơn phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Hoa Kỳ.

Life has been tough for Hill since then. She explained losing medical insurance means her entire family can no longer afford to see a doctor, and even with unemployment benefits she has struggled to keep up with payments for her house, car and utilities.

Cuộc sống của cô trở nên khó khăn kể từ ngày đó. Cô giải thích rằng mất bảo hiểm y tế đồng nghĩa với việc gia đình cô không thể chi trả chi phí khám chữa bệnh. Dù được nhận trợ cấp thất nghiệp, cô vẫn phải sống chật vật để trả tiền nhà, tiền xe và các nhu cầu sinh hoạt khác.

“When I lost my medical insurance that hurt. I can’t afford Cobra prices on unemployment. If I had 60 days’ notice I could have at least been more prepared and had time to look for work elsewhere,” she said.

Cô cho hay: “Tôi thật sự rất buồn khi mất bảo hiểm y tế. Tôi cũng không đủ khả năng chi trả phí bảo hiểm y tế cho người thất nghiệp theo đạo luật COBRA. Nếu công ty thông báo trước 60 ngày thì may ra, tôi đã chuẩn bị được trước và có thời gian tìm kiếm một công việc khác.”

But, she feels, not everyone at Hertz has been suffering. Hertz is one of several US corporations that have filed for bankruptcy this year while approving multimillion bonuses to executives, while their rank-and file workers face layoffs in a job market where new unemployment claims remain above 1m filed weekly due to the Covid-19 pandemic.

Tuy nhiên, Hill cảm thấy không phải ai trong Hertz cũng đang phải khổ sở như cô. Hertz là một trong số những tập đoàn Hoa Kỳ đã nộp đơn xin phá sản trong năm nay nhưng vẫn phê duyệt hàng triệu đô la tiền thưởng cho các giám đốc điều hành và sa thải các nhân viên cấp thấp, bỏ mặc họ tự xoay sở trong thị trường việc làm với trên 1 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp mỗi tuần do đại dịch Covid-19.

One of the largest companies to file for bankruptcy protection during the pandemic, Hertz is currently facing a class-action lawsuit from a former employee in Florida who alleges Hertz laid off 10,000 workers in April without providing a 60-day notice.

Là một trong những công ty lớn nhất nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong mùa đại dịch, Hertz đang phải đối mặt với một cuộc kiện tụng đại diện tập thể xuất phát từ cáo buộc của một cựu nhân viên tại Florida về việc công ty đã sa thải 10,000 nhân lực trong tháng Tư mà không thông báo trước trong vòng 60 ngày.

As workers such as Hill struggled after abruptly being laid off, Hertz agreed to pay $16.2m in retention bonuses to senior managers and corporate executives, including $700,000 to its CEO. Hertz is currently pushing in bankruptcy court to pay top executives a second round of bonuses worth $5.4m as incentives for financial progress through the company’s bankruptcy.

“I can’t even begin to express my anger,” added Hill on the proposed second round of bonuses for Hertz executives.

Mặc dù khiến những nhân viên như Hill phải chật vật với quyết định sa thải đột ngột, tập đoàn Hertz lại đồng ý chi 16.2 triệu đô la Mỹ tiền thưởng để “giữ chân” các quản lý cấp cao và giám đốc điều hành của họ, bao gồm 700,000 đô la cho các CEO. Ngoài ra, Hertz hiện đang đề xuất lên tòa án phá sản để bổ sung thêm khoảng 5.4 triệu đô tiền thưởng cho các giám đốc điều hành hàng đầu của họ như một khoản hỗ trợ thúc đẩy hồi phục tài chính trong thời kì này.

Khi nhắc đến khoản tiền thưởng trên, cô Hill ngậm ngùi: “Không còn từ nào diễn tả nổi sự phẫn nộ của tôi lúc này.”

A Hertz spokesperson declined to comment on the class action lawsuit, but in regards to executive bonuses told the Guardian in an email they are part of incentive based performance programs. “Our new programs are designed to incentivize a core group of employees whose continued efforts are critical to the success of the company and our restructuring objectives,” the spokesperson said.

Phát ngôn viên của Hertz từ chối bình luận về vụ kiện nói trên. Tuy nhiên, khi trả lời tờ Guardian qua email về khoản tiền thưởng cho các giám đốc điều hành, người này cho biết đó là một phần của các chương trình thúc đẩy năng lực dựa trên tiền thưởng khuyến khích của công ty: “Chương trình của chúng tôi nhằm khích lệ đội ngũ nòng cốt vì những nỗ lực không ngừng của họ đóng vai trò quan trọng đối với thành công và các mục tiêu tái cơ cấu của công ty.”

Hertz is not alone. JC Penney filed for bankruptcy in May 2020, shortly after paying over $1m each in bonuses to the company’s top four executives, including $4.5m to its CEO. Chuck E Cheese paid out $3m in bonuses to executives before filing for bankruptcy in June 2020. GNC paid nearly $4m in executive bonuses before filing for bankruptcy the same month.

The internet, TV, and phone service provider Frontier Communications filed for bankruptcy protection in April 2020. A bankruptcy judge signed off on up to $37.8m in bonuses for Frontier executives.

Hertz không phải là công ty duy nhất làm điều này. JC Penny cũng đã nộp đơn xin phá sản vào tháng Năm chỉ vài ngày sau khi họ trả cho bốn giám đốc điều hành lớn của tập đoàn hơn 1 triệu đô tiền thưởng mỗi người, bao gồm 4.5 triệu đô cho CEO. Chuck E Cheese cũng đã chi khoảng 3 triệu đô la tiền thưởng cho các giám đốc điều hành trước khi nộp đơn phá sản vào tháng Sáu vừa qua. Cùng tháng, GNC nộp đơn phá sản sau khi trả gần 4 triệu đô tiền thưởng cho ban giám đốc.

Nhà cung cấp dịch vụ mạng, TV và truyền thông Frontier Communications cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng Tư. Thẩm phán tòa án phá sản đã phê duyệt 37.8 triệu đô la tiền thưởng cho các giám đốc điều hành của công ty này.

“I thought the bonuses were outrageous. Those were some of the same people responsible for the business being in the state it was and at the very same time they applied to the IRS to defer our pension payments,” said Dave Weidlich, a Frontier employee since they were acquired from AT&T in 2014 and president of CWA Local 1298.

Frontier Communications did not respond to multiple requests for comment.

Dave Weidlich, một cựu nhân viên tại Frontier sau khi công ty được mua lại từ AT&T vào 2014 và là chủ tịch của CWA Local 1298, cho biết: “Theo tôi, khoản tiền thưởng đó thật quá sức tưởng tượng. Họ là những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng của công ty lúc này, nhưng chính họ lại nộp đơn tới IRS (Tổng vụ Thu thuế Quốc gia) hòng trì hoãn trả lương hưu cho chúng tôi.”

Frontier Communications vẫn chưa đưa ra bất kỳ câu trả lời nào cho hàng loạt các yêu cầu bình luận.

In 2005, Congress passed bankruptcy reform laws meant to prevent corporate executives from receiving large bonuses amid chapter 11 bankruptcy filings, but a loophole is commonly used that ties bonuses to performance incentives or bonuses are paid days before a company files for bankruptcy.

Vào năm 2005, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật cải cách phá sản nhằm ngăn chặn các giám đốc điều hành nhận quá nhiều tiền thưởng khi các công ty nộp đơn phá sản theo Chương 11 của Bộ luật Phá sản. Tuy nhiên, một lỗ hổng đã cho phép các công ty phân phát tiền thưởng dưới danh nghĩa các khoản khích lệ năng lực hoặc được trả trước khi công ty nộp đơn phá sản.

“Management has nothing to lose from granting themselves bonuses on their way out the door, and they exploit the opportunity,” said John Coffee, professor of law at Columbia University. “On the doorsteps of bankruptcy, senior management does very well, while more junior employees tend to be laid off by the droves. The justification given is that senior management is irreplaceable at this crisis-stage moment and deals with possible purchasers require them to remain on the scene. The logic of this position is curious: the captain of the ship that hits the iceberg may have long deserved to be replaced and does not merit a bonus for his dubious seamanship.

John Coffee, giáo sư ngành luật tại đại học Columbia cho biết: “Các nhà quản trị chẳng còn gì để mất khi họ nhận những khoản tiền thưởng trước khi phá sản, thế nên họ tận dụng cơ hội này. Khi một công ty đứng trước bờ vực phá sản, các quản lý cấp cao vẫn sẽ yên ổn ở vị trí của họ, trong khi các nhân viên cấp thấp sẽ có xu hướng bị sa thải hàng loạt. Họ biện minh rằng việc thay thế quản lý cấp cao trong giai đoạn khủng hoảng là bất khả thi, và những thỏa thuận với bên mua tiềm năng buộc họ phải tiếp tục ra mặt. Thế nhưng, đây là một cách lập luận khá kì lạ, vì khi một con tàu đã đâm vào tảng băng thì người thuyền trưởng đáng lẽ phải bị thay thế. Anh ta không có quyền hưởng thêm bất kỳ lợi lộc gì cho khả năng chèo lái đáng nghi ngại của mình.”

Libbey Glassware filed for bankruptcy on 1 June, after approving $3.1m in executive bonuses. In July, Libbey Inc announced plans to shut down its Shreveport, Louisiana, plant and move production to Mexico.

“When Covid hit, I volunteered to work through it at Libbey,” said Justin Pickron, a single father who worked at the Shreveport plant for 13 years.

Libbey Glassware đã nộp đơn xin phá sản vào ngày 1/6 sau khi phê chuẩn 3.1 triệu đô tiền thưởng cho giám đốc điều hành. Trong tháng 7, tập đoàn tuyên bố kế hoạch đóng cửa các nhà máy tại Shreveport, Louisiana và chuyển cơ sở sản xuất về Mexico.

Justin Pickron, một người cha đơn thân đã làm việc tại nhà máy sản xuất ở Shreveport được 13 năm cho biết: “Khi đại dịch bùng nổ, tôi đã tình nguyện làm việc tại Libbey bất chấp tình hình.”

“They wanted to terminate me for taking vacation. I had to explain to them that they couldn’t deny my vacation so they had to take a different route,” added Pickron

He claimed a manager changed his shift at the last minute, and he wasn’t able to work it due to having to care for his two children, and the company considered not working the shift as a resignation at the end of July. He’s still experiencing issues with obtaining unemployment benefits.

“Thế nhưng, họ lại muốn sa thải tôi vì tôi đã tận hưởng kì nghỉ của mình. Tôi giải thích với họ rằng họ không thể làm như vậy, nên họ đã áp dụng một giải pháp khác.”

Anh cho rằng quản lý đã thay đổi ca làm của mình vào phút chót, khiến cho anh không thể đi làm vì phải chăm sóc hai đứa con của mình. Trong khi đó, công ty coi việc không tuân thủ theo ca làm đồng nghĩa với việc xin từ chức vào cuối tháng 7. Hiện anh vẫn đang gặp rắc rối trong việc xin trợ cấp cho người thất nghiệp.

A spokesperson for Libbey Glassware told the Guardian in an email in response to Pickron’s allegations: “Libbey is confident that our HR policies have been fairly and consistently applied.”

The Chicago-based printing company LSC Communications filed for bankruptcy in April, and subsequently received approval from a bankruptcy court to pay up to $14m in bonuses to company executives. In July, the company completed the closure of printing plants in Virginia, Kentucky and Illinois, and plans on closing another plant in Indiana later this year

Trong phản hồi qua email cho tờ Guardian về các cáo buộc của Pickron, người phát ngôn của Libbey cho biết: “Chúng tôi tự tin rằng các chính sách về nhân sự của công ty đã được áp dụng một cách công bằng và nhất quán.”

LSC Communications, công ty in ấn có trụ sở tại Chicago, đã nộp đơn xin phá sản vào tháng Tư, và sau đó được tòa án phá sản phê chuẩn 14 triệu đô tiền thưởng cho các giám đốc điều hành. Vào tháng 7, công ty đã đóng cửa các nhà máy in tại bang Virginia, Kentucky và Illinois, và dự kiến sẽ đóng cửa xưởng in tại Indiana trong năm nay.

Dustin Hay was one of about 400 workers in Mattoon, Illinois, who lost their job in July due to the plant closure

His fiancee also worked at the plant and because of the timing of the closure, at her new job she was only eligible to take six weeks of short-term disability when she had a baby on 15 June, compared with 12 paid weeks of family maternity leave she would have otherwise received.

“It’s really hurt us financially,” said Hay. “This is a big industrial area, but we’ve had a lot of businesses leave. General Electric left two years ago and that cut out a few hundred jobs in this area. The coronavirus has made it even harder to find employment.”

LSC Communications declined to comment.

Dustin Hay là một trong số 400 lao động tại Mattoon, Illinois đã mất việc vào tháng 7 do nhà máy đóng cửa.

Hôn phu của anh cũng làm việc tại nhà máy này. Do thời điểm đóng cửa trớ trêu, nên với công việc mới, cô chỉ được nhận bảo hiểm mất thu nhập ngắn hạn trong vòng 6 tuần từ khi sinh con vào 15/6 thay vì 12 tuần nghỉ thai sản có hưởng lương mà cô đáng ra được nhận.

Anh Hay cho biết: “Điều này tác động rất tệ tới tình hình tài chính của chúng tôi. Đây là một khu công nghiệp lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp đang từ bỏ nơi này. General Electric vừa mới đóng cửa nhà máy 2 năm trước và điều đó đã cắt giảm khoảng vài trăm công việc trong vùng. Bên cạnh đó, đại dịch còn khiến việc tìm kiếm công việc mới trở nên khó khăn hơn.”

Trong khi đó, LSC Communications đã từ chối bình luận thêm.

 

Thong ke