Báo song ngữ 113: Trung Quốc phê chuẩn áp dụng luật an ninh quốc gia gây nhiều tranh cãi đối với Hồng Kông

Image 09/06/2020 08:38

Image Báo song ngữ

Police stand guard on a road to deter pro-democracy protesters from blocking roads in the Mong Kok district of Hong Kong on May 27, 2020.

 

China approves controversial national security law for Hong Kong

 

Hong Kong (CNN) China's legislature has approved a proposal to impose a highly contentious national security law in Hong Kong, in an unprecedented move that critics say threatens fundamental political freedoms and civil liberties in the semi-autonomous territory.

 

Trung Quốc phê chuẩn áp dụng luật an ninh quốc gia gây nhiều tranh cãi đối với Hồng Kông

 

Hồng Kông (CNN) - Quốc Hội Trung Quốc đã phê chuẩn đề xuất áp dụng luật an ninh quốc gia gây nhiều tranh cãi đối với Hồng Kông. Đây là động thái chưa từng có mà giới phê bình cho rằng sẽ đe dọa đến tự do chính trị cơ bản và các quyền dân sự ở Hồng Kông.

 

The country's rubber-stamp parliament, the National People's Congress (NPC), nearly unanimously approved the resolution Thursday to introduce the sweeping security legislation, which bans secession, subversion of state power, terrorism, foreign intervention and allows mainland China's state security agencies to operate in the city.

Only one delegate voted against the proposal, while 2,878 voted for and six abstained.

 

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC, tức Quốc hội), gần như nhất trí thông qua Nghị quyết áp dụng luật an ninh đối với Hồng Kông, trong đó quy định cấm ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước, khủng bố, can thiệp nước ngoài và đồng thời cho phép các cơ quan an ninh quốc gia của Trung Quốc đại lục hoạt động tại Hồng Kông.

Chỉ có 1 đại biểu bỏ phiếu phản đối áp dụng luật trên, trong khi 2.878 đại biểu bỏ phiếu thuận và 6 đại biểu bỏ phiếu trắng.

 

Now approved, the NPC's standing committee will draft the law -- a process that is expected to take about two months. It will then be implemented upon promulgation by the Hong Kong government, bypassing the city's legislature via a rarely-enacted constitutional backdoor.

 

Sau khi đề xuất được phê duyệt, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Trung Quốc sẽ soạn thảo luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông - quá trình này dự kiến ​​sẽ mất khoảng hai tháng. Luật này sẽ được thực thi sau khi chính quyền Hồng Kông công bố chính thức mà không cần đến sự thông qua của cơ quan lập pháp Hồng Kông theo một cơ chế "cửa sau" hiếm thấy.

 

The law will drastically broaden Beijing's power over Hong Kong, which last year was roiled by anti-government protests calling for greater democracy and more autonomy from mainland China.

 

Luật này được cho là sẽ mở rộng mạnh mẽ quyền lực của Bắc Kinh đối với Hồng Kông - nơi hứng chịu nhiều cuộc biểu tình kèm bạo loạn chống chính quyền hồi năm ngoái nhằm kêu gọi mức dân chủ và tự chủ hơn cho Hồng Kông.

 

News of the proposal last week was met with immediate resistance in the city, with protesters taking to the streets and clashing with police. The approval of the law is expected to result in further mass demonstrations, with protest leaders vowing to oppose greater Chinese government influence whatever the cost.

 

Tin tức Trung Quốc đề xuất áp dụng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông đã gặp phải sự kháng cự ngay lập tức tại Hồng Kông, khi nhiều người xuống đường biểu tình và đụng độ với cảnh sát. Việc phê chuẩn áp dụng luật này được dự báo sẽ châm ngòi các cuộc biểu tình lớn hơn tại Hồng Kông khi những người đứng đầu phong trào biểu tình bằng mọi giá sẽ phản đối sức ảnh hưởng ngày càng lớn của chính phủ Trung Quốc đối với Hồng Kông.

 

China's Premier Li Keqiang said Thursday after the parliamentary meetings that the law was designed for the "steady implementation of 'one country, two systems'" -- a formula that guarantees Hong Kong its autonomy and freedoms -- and for "Hong Kong's long term prosperity and stability."

 

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết sau cuộc họp Quốc hội hôm thứ Năm rằng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông được xây dựng nhằm "thực thi ổn định" chính sách "một quốc gia, hai chế độ" - một chính sách đảm bảo quyền tự chủ và tự do của Hồng Kông và vì "sự thịnh vượng lâu dài và ổn định của Hồng Kông"

 

But that has failed to reassure critics. The move has been denounced internationally, with opponents warning it could curtail many of the legal safeguards promised to the city when it was handed from British to Chinese rule in 1997.

 

Nhưng điều này đã không trấn an được giới phê bình. Động thái trên của Trung Quốc đã bị lên án trên phạm vi quốc tế. Những người phản đối cảnh báo luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông có thể cản trở nhiều biện pháp bảo vệ pháp lý được cam kết khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc vào năm 1997.

 

Claudia Mo, a pro-democracy lawmaker, said the decision marks "the beginning of a sad and traumatizing era for Hong Kong."

"They've practically taken away our soul. Our soul we've been treasuring all these years, the rule of law, human rights, they're taking away all the core values we've come to know," she said.

"From now on, Hong Kong is nothing but just another mainland Chinese city,"

 

Claudia Mo, một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, cho biết quyết định này đánh dấu "sự khởi đầu của một kỷ nguyên buồn và đau thương cho Hồng Kông".

"Họ thực tế đã lấy đi linh hồn của chúng tôi. Linh hồn mà chúng tôi đã trân trọng suốt những năm qua, cả luật pháp và nhân quyền, họ đang lấy đi tất cả những giá trị cốt lõi mà chúng tôi biết", bà phát biểu.

"Từ giờ trở đi, Hồng Kông sẽ chỉ là một thành phố khác thuộc Trung Quốc đại lục,"

 

Special status

 

Following protests in the city Wednesday in which around 300 people were arrested, US Secretary of State Mike Pompeo said that his country would no longer consider the global financial hub as autonomous from China for trade and economic purposes.

 

Bối cảnh đặc biệt

 

Sau những cuộc biểu tình ở Hồng Kông hôm thứ Tư ngày 27 tháng 5 vừa qua, khoảng 300 người đã bị bắt, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng khẳng định nước Mỹ không còn coi Hồng Kông là khu vực có quyền tự trị từ Trung Quốc cho các mục đích thương mại và kinh tế.

 

In a statement, Pompeo denounced the law as a "disastrous decision" and "the latest in a series of actions that fundamentally undermine Hong Kong's autonomy and freedoms."

 

Trong một tuyên bố mới đây, ông Pompeo lên án luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông là "quyết định tai hại" và “là hành động mới nhất trong một loạt hành động làm suy yếu quyền tự trị và tự do căn bản của Hồng Kông”.

 

"No reasonable person can assert today that Hong Kong maintains a high degree of autonomy from China, given facts on the ground," said Pompeo.

Under the Hong Kong Human Rights and Democracy Act passed last year in support of Hong Kong's months-long pro-democracy protests, the US government must annually verify to Congress that the city remains autonomous from China, or risks losing its special status with the US.

 

"Ngày nay, không có người bình thường nào có thể khẳng định rằng Hồng Kông duy trì mức độ tự chủ cao đối với Trung Quốc, dựa trên sự thật." ông Pompeo nói.

Theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông được thông qua năm ngoái để ủng hộ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài hàng tháng của Hồng Kông, chính phủ Hoa Kỳ hàng năm phải xác minh trước Quốc hội rằng thành phố vẫn tự trị khỏi Trung Quốc, hoặc không sẽ có nguy cơ mất vị thế đặc biệt với Hoa Kỳ.

 

Hong Kong's special trade and economic status with the US exempts it from the tariffs and export controls imposed by Washington on mainland China.

 

It is not immediately clear what repercussions Pompeo's announcement will bring. Hong Kong has long served as a regional hub for many international businesses, as well as a springboard for Chinese companies to expand internationally.

 

Do quan hệ kinh tế và thương mại đặc biệt của Hồng Kông, các mặt hàng xuất khẩu của Hồng Kông vẫn được miễn trừ thuế quan của Mỹ và kiểm soát xuất khẩu vẫn được Washington áp đặt lên Trung Quốc đại lục.

Hiện chưa rõ những hậu quả mà tuyên bố của Pompeo sẽ mang lại nhưng Hồng Kông từ lâu đã đóng vai trò là khu vực trung tâm cho nhiều doanh nghiệp quốc tế, đồng thời là bàn đạp để các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng ra quốc tế.

 

The US Consulate General in Hong Kong says it represents more than 1,200 US companies doing business there -- more than 800 are either regional offices or headquarters.

A congressional aide told CNN that the certification does not automatically trigger action and the next steps will be determined by US President Donald Trump.

 

Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông cho biết họ đại diện cho hơn 1.200 công ty Mỹ đang kinh doanh tại đó – với hơn 800 là văn phòng khu vực hoặc trụ sở chính.

Một trợ lý quốc hội nói với CNN rằng chứng nhận này sẽ không tự động kích hoạt hành động trừng phạt và các bước đi tiếp theo sẽ được quyết định bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump.

 

David Stilwell, the top US diplomat in the Bureau of East Asian and Pacific Affairs, said officials were looking at options "across the spectrum," including visa or economic sanctions.

 

US experts say the fallout could potentially be much wider, such as bringing an end to the extradition treaty between US and Hong Kong.

 

David Stilwell, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Cục Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết các quan chức đang xem xét các lựa chọn "trên toàn phổ", bao gồm cả thị thực hoặc các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng những sự việc không mong muốn có khả năng xảy ra nhiều hơn, như chấm dứt hiệp ước dẫn độ giữa Mỹ và Hồng Kông.

 

Infuriating Beijing

The US announcement is likely to infuriate Beijing and further strain relations between the two sides, following disputes over the coronavirus pandemic and a prolonged trade war.

The Chinese government has yet to respond to Pompeo's statement, which was released after midnight Beijing time. But the country's foreign ministry earlier vowed to hit back at any "external intervention."

 

Khiêu khích Bắc Kinh

Thông báo của Hoa Kỳ có khả năng làm Bắc Kinh tức giận và làm căng thẳng thêm quan hệ giữa hai bên, sau những tranh luận về đại dịch vi-rút cô-rô-na và một cuộc chiến thương mại kéo dài.

Đối với phát biểu của Bộ Trưởng Ngoại giao Mỹ Pompeo được công bố sau nửa đêm theo giờ Bắc Kinh, Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra phản hồi về phát ngôn này. Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó đã tuyên bố sẽ đánh trả bất kỳ "sự can thiệp từ bên ngoài" nào.

 

"The legislation on upholding national security in Hong Kong is purely China's internal affair that allows no foreign interference," ministry spokesperson Zhao Lijian said on Wednesday when asked about a possible strong response from Washington to the law.

 

Ngày 27 tháng 05 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ông Triệu Lập Kiên đã phát biểu khi được hỏi về phản ứng mạnh mẽ từ Washington đối với Luật an ninh, "Luật pháp về bảo vệ an ninh quốc gia ở Hồng Kông hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không cho phép có sự can thiệp của nước ngoài".

 

"In response to the erroneous practices of external intervention, we will take necessary countermeasures," Zhao said.

The chief editor of the Global Times, a government-controlled nationalist tabloid, lashed out at Washington on Thursday, accusing it of being "too narcissistic" in thinking that it could "grasp Hong Kong's fate in its hand."

 

"Để đối phó với các thực tiễn sai lầm từ can thiệp bên ngoài, chúng tôi sẽ có biện pháp đối phó cần thiết", ông Triệu cho biết

Tổng biên tập của Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đưa ra lời chỉ trích Washington vào hôm 28 tháng 5, cáo buộc "Washington đã quá tự luyến" khi nghĩ rằng có họ thể "nắm lấy số phận của Hồng Kông trong tay".

 

"The only card in American hands is Hong Kong's special tariff status, and it has been thoroughly studied by the Chinese. If Washington wants to play this card, let it play it...Hong Kong is the source of the largest US trade surplus, with 85,000 US citizens living there. Let's see how the US will swallow the bitter fruit of canceling Hong Kong's special tariff status," Hu Xijin wrote in a defiant post on Weibo.

 

"Đặc quyền duy nhất mà Hoa Kỳ có trong tay là tình trạng thuế quan đặc biệt của Hồng Kông và vấn đề này đã được Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu Washington muốn dùng đặc quyền này, hãy để họ dùng ... Hồng Kông là nguồn thặng dư thương mại lớn nhất của Mỹ, với 85.000 công dân Hoa Kỳ sống ở đó. Chúng ta hãy xem Hoa Kỳ sẽ nuốt trái đắng như thế nào khi hủy bỏ tình trạng thuế quan đặc biệt của Hồng Kông, " ông Hồ Tích Tiến đã viết những lời đầy thách thức trong một bài viết trên Weibo.

 

According to the Hong Kong government, the US had a surplus of US$31.1 billion in merchandise trade over Hong Kong in 2018, the single economy with which the US has the highest trade surplus.

 

Theo chính phủ Hồng Kông, Mỹ có thặng dư 31,1 tỷ USD xuất nhập khẩu hàng hóa so với Hồng Kông năm 2018, nền kinh tế duy nhất mà Mỹ có thặng dư thương mại cao nhất.

 

"The biggest pillar for Hong Kong to remain an international financial center is its special relations with the huge economy of the Chinese mainland...China's strength dictates that there must be an international finance center on our coastline, and it will be where the Chinese people want it to be," Hu said in the Weibo post.

 

"Trụ cột lớn nhất để Hồng Kông duy trì là một trung tâm tài chính quốc tế là mối quan hệ đặc biệt với nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đại lục ... Sức mạnh của Trung Quốc tuyên bố phải có một trung tâm tài chính quốc tế trên bờ biển của chúng ta, và Trung Quốc muốn trung tâm đó ở đâu thì nó sẽ phải ở đó," ông Hồ viết trong bài đăng trên Weibo.

 

CNN's James Griffiths, Jennifer Hansler, Nicole Gaouette and Kylie Atwood contributed reporting.

 

James Griffiths, Jennifer Hansler, Nicole Gaouette và Kylie Atwood của CNN đã đóng góp báo cáo.

 

 

 

 

 

Thong ke