[BÍ QUYẾT NGHỀ DỊCH] Phương pháp dịch 02 - Dịch sao phỏng (Calque Technique)

Image 13/05/2020 13:15

Image Dịch thuật

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

 Các bạn tiếp tục đón xem các bài tiếp theo trong series 7 Phương pháp dịch cơ bản của Học viện nhé 

❓ Dịch sao phỏng là gì?
Trong ngôn ngữ học, “calque” dùng để chỉ một từ hoặc cụm từ mượn từ một ngôn ngữ khác và được dịch theo đúng nghĩa đen. Thuật ngữ “calque” là từ mượn tiếng Pháp, là biến thể của từ “calquer” mang nghĩa “sao chép” hoặc “lần theo.” Cụ thể hơn, chúng ta dùng động từ “to calque” khi nói về việc mượn một từ hay cụm từ của một ngôn ngữ khác khi dịch, cùng lúc dịch sát nghĩa từng thành phần riêng lẻ để tạo ra một từ vị mới trong ngôn ngữ đích.

❓ Ví dụ?
Heavy industry => Công nghiệp nặng
Computer mouse => chuột máy tính
Gedankenexperiment (tiếng Đức) => Thought experiment (tiếng Anh) => Thí nghiệm tưởng tượng (tiếng Việt)
Pomme d’Adam (tiếng Pháp) => Adam’s apple

❓ Khi nào áp dụng dịch sao phỏng?
Phương pháp dịch sao phỏng thường được áp dụng để dịch các kết hợp thông thường (common collocations), tên của các tổ chức, các thuật ngữ trong các lĩnh vực chuyên môn hay toàn cầu hóa, các ngành nghề đặc thù hoặc các môn học.

❓ Phân biệt dịch vay mượn và dịch sao phỏng?
Phương pháp dịch sao phỏng có thể chuyển thể chính xác về mặt ngữ nghĩa, nhưng bản dịch sẽ không giống bản gốc về mặt ngữ âm.
Phương pháp dịch vay mượn chuyển thể được cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa.

❓ Phân loại dịch sao phỏng: theo Vinay và Darbelnet, có hai loại:
Vay mượn từ vựng: tôn trọng cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ nguồn, đồng thời giới thiệu một phương thức mới của từ ngữ
Vay mượn cấu trúc: giới thiệu một cấu trúc mới ở ngôn ngữ đích
 

Thong ke