BÁO SONG NGỮ SỐ 162: TIÊU DÙNG TĂNG TRƯỞNG CHẬM TẠI TRUNG QUỐC NGAY CẢ KHI NỀN KINH TẾ HỒI PHỤC
03/02/2021 13:40
Báo song ngữ
China's Consumers Fall Behind Even as Its Economy Marches Forward
Tiêu dùng tăng trưởng chậm tại Trung Quốc ngay cả khi nền kinh tế hồi phục
HONG KONG -- One thing is missing from China's otherwise remarkable economic recovery: a strong rebound in consumer spending.
(Hồng Kông) – Có một yếu tố thiếu sót trong cuộc phục hồi kinh tế đáng chú ý của Trung Quốc: sự phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng.
Even though China was the only major economy to expand during the Covid-19 pandemic last year, its growth remains highly unbalanced, relying heavily on exports of manufactured goods to the U.S. and elsewhere. Domestic consumption has lagged, with retail sales shrinking 3.9% in 2020 from the previous year and demand for imported goods falling slightly.
Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong suốt đại dịch Covid-19 vừa qua, tuy nhiên tăng trưởng của họ còn bất ổn, phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và các quốc gia khác. Tiêu dùng nội địa trì trệ với mức doanh thu giảm 3,9% so với năm trước. Nhu cầu các mặt hàng nhập khẩu cũng giảm nhẹ.
There are many reasons for the weakness. While China's unemployment rate never shot up as much as unemployment did in the U.S. and Europe, many employers cut salaries or hours, leaving consumers anxious. Many opted to save more -- a common tendency in China, which has long had a high savings rate.
Sự sụt giảm này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc chưa bao giờ leo thang như tại Mỹ hay châu Âu thì nhiều người sử dụng lao động ở nước này lại cắt giảm lương hoặc giờ làm việc, đẩy người tiêu dùng vào tình thế bất an. Do đó, nhiều người lựa chọn thắt chặt chi tiêu – một xu thế phổ biến tại Trung Quốc khiến tỷ lệ tiết kiệm gia tăng cao.
China's government also didn't hand out checks to consumers as the U.S. did, choosing instead to focus stimulus on helping factories and other businesses.
Khác với Hoa Kỳ, Chính phủ Trung Quốc không phát hành séc cho người tiêu dùng. Thay vào đó, họ tập trung thúc đẩy hỗ trợ nhà máy và các doanh nghiệp.
Many economists now believe spending weakness will persist in 2021. If it does, it could mean Chinese demand does less than hoped to help lift other economies out of trouble this year.
Nhiều chuyên gia kinh tế hiện nay cho rằng nhược điểm tiêu dùng này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2021. Nếu điều này xảy ra, nền kinh tế sẽ khó có thể thoát khỏi khó khăn do nhu cầu tiêu dùng trong nước.
It would also set back China's long-term goal of building an economy that depends less on investment and factories, which drove China's economic miracle since the 1980s but are seen as offering diminishing returns over time, including this year. The export growth that lifted China in 2020 could ebb in 2021, as Western consumers resume travel and spending in restaurants and potentially buy fewer toys and gadgets from China.
Điều này cũng sẽ đình trệ kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng một nền kinh tế giảm phụ thuộc vào đầu tư và nhà máy tại Trung Quốc, Đầu tư và các nhà máy từng được xem như một phép màu kinh tế trong những năm 80 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, theo thời gian, việc này được nhận định sẽ không mang lại hiệu suất cao cho quốc gia, kể cả trong năm nay. Tăng trưởng xuất khẩu có thể sụt giảm trong năm 2021, dù điều đó đã vực dậy nền kinh tế của Trung Quốc trong năm trước. Điều này xuất phát từ việc mở cửa đi lại và mua sắm tại các nhà hàng ở phương Tây, cùng với khả năng người tiêu dùng chi tiêu ít hơn cho mặt hàng đồ chơi và phụ tùng tại Trung Quốc.
"You have real restraints on where this recovery could go in China and how much its economy can speed up, if [the government] doesn't do more on the consumption side," said Leland Miller, chief executive officer of China Beige Book, a research firm that conducts private surveys on the Chinese economy.
Leland Miller - Giám đốc điều hành China Beige Book, một công ty nghiên cứu chuyên thực hiện các cuộc khảo sát kín về nền kinh tế Trung Quốc cho rằng: “Thật khó để khẳng định sự phục hồi này sẽ đi đến đâu và liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng bao nhiêu, nếu [chính phủ] không có thêm động thái nào đánh vào nhu cầu tiêu dùng”.
Yan Ling, a 25-year old teacher living in the central city of Chongqing, said she plans to keep cutting back on what she calls unnecessary goods, such as snacks and clothes, in part because she worries that a possible resurgence of the pandemic could threaten her job stability. While her income has returned to its pre-pandemic level, her monthly salary dropped to only about $460, or a third of its usual level, during the height of the pandemic last year, as the elementary school closed temporarily.
"The pandemic made me realize the importance of saving," she said.
Yan Ling, một giáo viên 25 tuổi sống ở trung tâm thành phố Trùng Khánh cho biết, cô sẽ tiếp tục duy trì cắt giảm những hàng hóa mà với cô là không cần thiết, ví dụ như đồ ăn vặt và quần áo, một phần lo sợ đại dịch bùng phát trở lại có thể đe dọa đến sự ổn định nghề nghiệp của mình. Dù thu nhập của cô đã phục hồi về mức thu nhập ban đầu, nhưng lương hàng tháng lại giảm xuống chỉ còn $460, chỉ bằng một phần ba mức lương bình thường do các trường tiểu học tạm thời đóng cửa trong suốt thời kỳ đỉnh của đại dịch vào năm ngoái.
“Đại dịch khiến tôi nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm”, cô chia sẻ.
China's economy still has considerable momentum, with growth that is expected to hit 7% or more this year, far outpacing the U.S. and other major economies. Some economists believe China's growth could turn into a virtuous cycle that eases consumers' concerns and fuels more robust spending.
Mặc dù vậy, nền kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng đáng kể, với tăng trưởng được dự báo chạm mốc 7% hoặc cao hơn trong năm nay, vượt qua Mỹ và các nền kinh tế lớn khác. Một số chuyên gia kinh tế tin rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể trở thành một chu kỳ tốt giúp xoa dịu sự lo lắng và thúc đẩy tiêu dùng mạnh mẽ hơn.
Wealthier Chinese, like their U.S. counterparts, have largely kept buying, providing a rare source of growth for some Western brands. Munich-based luxury car maker BMW saw its profit rise almost 10% in the third quarter, thanks to a strong recovery in demand from Chinese buyers. Italian luxury-goods house Prada reported a 52% sales surge in China in the second half of 2020.
Với những người giàu có hơn tại Trung Quốc, họ chủ yếu tiếp tục mua sắm và trở thành nguồn tăng trưởng hiếm có cho các nhãn hàng phương Tây, tương tự như người dân tại Hoa Kỳ. BMW, một hãng sản xuất ô tô cao cấp tại Munich, đã chứng kiến doanh thu tăng gần 10% trong quý III nhờ sự phục hồi cầu tại thị trường Trung Quốc. Nhãn hàng thời trang cao cấp Prada tại Ý đã công bố doanh thu ở Trung Quốc tăng vọt 52% vào sáu tháng cuối năm 2020.
But China failed to overtake the U.S. as the world's biggest retail market in 2020 as some analysts had expected, after years of narrowing the gap and despite having a much larger population. Retail sales in the U.S. are estimated to have edged up slightly in 2020 to $6.24 trillion, based on data from the Census Bureau.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể soán ngôi Mỹ để trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới vào năm 2020 như một số nhà phân tích dự đoán, sau nhiều năm thu hẹp khoảng cách và mặc dù với dân số đông đảo hơn rất nhiều. Theo ước tính dựa trên dữ liệu của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ tại Mỹ sẽ chạm đỉnh $6,24 ngàn tỷ trong năm 2020.
Economists say Covid-19 has also exacerbated structural problems that have long curbed Chinese consumers' spending power, and correcting them requires strong political resolve. Those issues include a widening wealth gap, a heavy reliance on inefficient state-owned enterprises, and the lack of a comprehensive social safety net, which makes many families save more for emergencies.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, Covid-19 khiến các vấn đề mang tính cấu trúc vốn đã kìm hãm sức chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, và việc chấn chỉnh chúng đòi hỏi quyết tâm chính trị mạnh mẽ. Các vấn đề đó bao gồm chênh lệch giàu nghèo bị nới rộng, sự phụ thuộc nặng nề vào các doanh nghiệp nhà nước vận hành kém hiệu quả và sự thiếu hụt mạng lưới an toàn xã hội mang tính toàn diện. Điều này khiến nhiều gia đình tiết kiệm hơn phòng các trường hợp bất trắc.
Although China's household savings rate edged down from a peak of 25% of gross domestic product in 2010 to 23% in 2018, it remains far above the global average, according to the International Monetary Fund. A survey by China's central bank in the third quarter of 2020 found that 50% of households said they plan to save more, up from 45% a year earlier, while fewer said they intend to spend or invest more.
Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới, mặc dù tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình của Trung Quốc đã giảm từ mức chạm đỉnh 25% tổng sản phẩm quốc nội năm 2010 xuống còn 23% vào năm 2018, tỷ lệ này vẫn duy trì trên mức trung bình toàn cầu. Một khảo sát do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thực hiện vào quý III năm 2020 cho thấy, 50% các hộ gia đình cho biết họ dự định tiết kiệm nhiều hơn đến 45% so với năm trước đó. Trong khi đó, một vài gia đình lại cho biết, họ có xu hướng chi tiêu hoặc đầu tư nhiều hơn.
A recent outbreak of Covid-19 cases in Hebei province and fresh lockdowns have added to fears that retail sales will soften during China's coming Lunar New Year holiday, typically a strong season for consumer spending.
Sự bùng phát các ca dương tính Covid-19 gần đây tại tỉnh Hà Bắc và các khu vực phong tỏa mới xuất hiện đã làm gia tăng nỗi lo sợ doanh thu bán lẻ sẽ giảm trong suốt kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán sắp tới, vốn tiêu biểu là thời điểm nhộn nhịp cho mua sắm, tiêu dùng.
"It'd be highly unlikely for consumption to return to pre-pandemic level in 2021," said Dan Wang, chief economist at Hang Seng Bank China
Dan Wang, Giám đốc kinh tế Ngân hàng Hang Seng, Trung Quốc cho rằng: “Tiêu dùng trong năm 2021 dường như không thể quay trở về mức trước đại dịch.”
One concern is that China's job market remains on unstable ground. While China's urban employment rate recovered to pre-pandemic levels by September, estimated workloads were still down by more than 40% from normal, according to Gan Li, a professor of economics at Texas A&M University.
Thị trường việc làm Trung Quốc duy trì trạng thái bất ổn là một mối lo. Theo giáo sư Kinh tế Gan Li tại đại học Texas A&M, trong khi tỷ lệ có việc làm tại thành thị Trung Quốc đã hồi phục trở về mức tiền đại dịch tính đến tháng 9, nhưng khối lượng công việc ước tính vẫn giảm 40% so với mức trung bình.
Average incomes among private-sector employees dropped 29% in September from a year earlier, his research showed.
"Low workload reflects a depressed demand, which means that recovery in the job market is still quite fragile," said Mr. Gan.
Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, mức thu nhập trung bình của người lao động khu vực tư giảm 29% trong tháng 9 của năm trước đó.
“Khối lượng công việc thấp phản ánh lượng cầu sụt giảm. Điều đó đồng nghĩa sự hồi phục trong thị trường việc làm còn khá mong manh”, ông Gan cho biết.
Chen Yong, a fuel salesman at China National Petroleum Corporation in Hebei province's Qinhuangdao city, said his annual income dropped to about $32,340 from around $46,200 before the pandemic, as clients such as gas stations and factories looked for cheaper supplies elsewhere.
"I'd typically buy Burberry bags and clothes every year, but not in 2020," said Mr. Chen, who is 38.
Chen Yong, nhân viên kinh doanh nhiên liệu 38 tuổi tại Tập đoàn Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc tại thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc cho biết thu nhập của anh đã giảm từ $46.200 trước đại dịch xuống còn $32.340. Lí do là bởi các khách hàng như các trạm nhiên liệu và các nhà máy đã tìm kiếm những nguồn cung nhiên liệu rẻ hơn. Anh tâm sự: “ Tôi là người năm nào tôi cũng mua quần áo và túi xách thương hiệu Burberry, nhưng năm 2020 thì không”.
Another factor that could limit spending going forward: a continued rise in housing prices, which is stretching affordability for younger families and making them dedicate more income to housing.
Một yếu tố khác kìm hãm tăng trưởng chi tiêu là giá nhà tiếp tục leo thang. Điều này đẩy những gia đình trẻ lâm vào tình cảnh không mua được nhà và khiến họ dành nhiều thu nhập hơn cho chi tiêu nhà ở.
Studies by Mr. Gan at Texas A&M show that a 5% gain in China's housing prices leads to a 4.5% decline in consumption among families saving up to buy houses, though it could boost spending among existing homeowners to a smaller extent. Overall, it should depress total spending by 1.8%.
Các nghiên cứu ông Gan được thực hiện tại đại học Texas A&M chỉ ra rằng, giá nhà tại Trung Quốc tăng 5% khiến tiêu dùng của các gia đình giảm 4.5% do tiết kiệm mua nhà, mặc dù điều này có thể thúc đẩy chậm chi tiêu của các chủ nhà hiện nay. Nhìn chung, điều này khiến tổng chi tiêu giảm 1.8%.
Edward Liu, who is eager to buy his first apartment in Shanghai, said he is holding back on spending to save for a down payment.
Edward Liu chờ đợi được sinh sống trong căn hộ đầu tiên của mình tại Thượng Hải. Anh cho hay bản thân đang cắt giảm chi tiêu để có thể tiết kiệm cho việc mua nhà.
"People around me talk about buying properties nearly every day," said Mr. Liu, 28, who works as an analyst at a brokerage firm and hasn't seen any negative impact from the pandemic on his income. "Anxiety is highly contagious."
Anh Liu, nhà phân tích 28 tuổi tại một công ty môi giới chứng khoán không cảm thấy bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào từ đại dịch đến thu nhập của mình. Anh này chia sẻ: “Mọi người xung quanh tôi đều nói về việc đầu tư vào bất động sản gần như mỗi ngày. Sự lo lâu lan truyền nhanh như vũ bão vậy.”
Chinese authorities have suggested in recent months that they will take steps to increase consumption this year with what some officials have described as "demand-side reforms," though little detail has been revealed.
Trong vài tháng gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc dự kiến kích cầu tiêu dùng trong năm với chính sách được nhiều chuyên gia nhận định là “cải cách nhu cầu tiêu dùng”. Tuy nhiên, nhiều chi tiết về chính sách chưa được tiết lộ.
"You'd need to keep allocating resources, whether it is land, credit or more talent towards efficient companies," said Jingyang Chen, China economist at HSBC. "But of course there'd always be some resistance to this kind of reform."
Jingyang Chen, chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại ngân hàng HSBC cho hay: “Bạn cần phải duy trì huy động các nguồn lực, cho dù đó là đất đai, tín dụng hay nhân tài để thúc đẩy năng suất. Nhưng tất nhiên, cải cách như vậy có thể vấp phải một số kháng cự”.
- BÁO SONG NGỮ SỐ 164: VIỆT NAM BÁC BỎ TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
- BÁO SONG NGỮ SỐ 163: THÁCH THỨC VÀ KỲ VỌNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH)
- BÁO SONG NGỮ SỐ 161: NUÔI THÚ CƯNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH VỀ SỨC KHỎE
- BÁO SONG NGỮ SỐ 160: BẢN TIN THUẾ
- BÁO SONG NGỮ SỐ 159: ĐIỂM LẠI CÁC SỰ KIỆN THẾ GIỚI NỔI BẬT ĐÃ DIỄN RA TRONG NĂM 2020 TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI