BÁO SONG NGỮ SỐ 158: GÓC NHÌN GIÁO DỤC: JOE BIDEN ĐỀ XUẤT TĂNG TRỢ CẤP GẤP BA CHO TRƯỜNG HỌC DÀNH CHO HỘ GIA ĐÌNH THU NHẬP THẤP
25/12/2020 13:49
Báo song ngữ
Education experts weigh in on Biden’s proposal to triple funding for low-income schools
Góc nhìn giáo dục:
Joe Biden đề xuất tăng trợ cấp gấp ba cho trường học dành cho hộ gia đình thu nhập thấp
U.S. Democratic presidential candidate Joe Biden speaks about his plan to beat COVID-19 in Wilmington, Delaware, October 23, 2020.
Vào ngày 23/10/2020 tại thành phố Wilmington, bang Delaware, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã có bài phát biểu về kế hoạch ứng phó với đại dịch COVID-19.
Even before the coronavirus pandemic began, many experts warned that U.S. public schools were struggling and that inequality, was widening.
Kể từ khi đại dịch chưa bùng phát, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng đang đặt ra thách thức ngày càng lớn cho các trường công lập trên toàn nước Mỹ.
One reason: unequal funding. In the United States, K-12 public schools are primarily funded by state and local dollars, which are largely based on state tax revenue and local property taxes — two sources that are greatly tied to the wealth of local residences, and by correlation, race.
Cụ thể là mức tài trợ không đồng đều giữa các trường. Trường công lập hệ 12 năm ở Mỹ hoạt động chủ yếu nhờ nguồn trợ cấp của từng bang và địa phương; phần lớn trong số đó trích từ doanh thu thuế của bang và thuế tài sản địa phương. Hai nguồn thu này phản ánh rõ nét sự giàu có của người dân từng vùng, kéo theo những hệ lụy của nạn phân biệt sắc tộc.
According to the Economic Policy Institute, Black children are more than twice as likely as White children to attend high-poverty schools and researchers estimate that primarily white school districts receive $23 billion more in annual funding than non-white school districts.
Theo thống kê của Viện Chính sách Kinh tế, ở các trường có tỉ lệ trẻ nghèo cao, số lượng trẻ em da đen theo học gấp đôi số lượng trẻ em da trắng. Số liệu ước tính cho thấy các học khu dành cho người da trắng thường nhận hỗ trợ nhiều hơn các học khu dành cho người da màu khoảng 23 tỷ đô la mỗi năm.
To help close this gap, Democratic presidential nominee Joe Biden has proposed tripling the federal funding for schools with a high percentage of low-income students, known as “Title I” schools, which disproportionately enroll Black and Hispanic children.
Nhằm nỗ lực thu hẹp khoảng cách này, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã đề xuất tăng gấp ba lần tài trợ liên bang cho các trường có nhiều học sinh thuộc gia đình thu nhập thấp, hay còn gọi là các trường Title 1, nơi học sinh phần lớn là người da màu và gốc Tây Ban Nha.
“This new funding will first be used to ensure teachers at Title I schools are paid competitively, three- and four-year-olds have access to pre-school, and districts provide access to rigorous coursework across all their schools, not just a few,” reads Biden’s platform. “Once these conditions are met, districts will have the flexibility to use these funds to meet other local priorities. States without a sufficient and equitable finance system will be required to match a share of federal funds.”
Theo quan điểm của ông Biden, “Nguồn tài trợ mới này trước hết sẽ đảm bảo mức lương cạnh tranh cho giáo viên nhóm trường Title 1, tạo điều kiện cho trẻ em 3 - 4 tuổi nhập học vào các trường mầm non và học sinh các tiểu bang sẽ được truy cập vào toàn bộ nguồn tài nguyên phục vụ cho việc học. Các tiểu bang thỏa mãn những điều kiện này có thể linh hoạt sử dụng số tiền tài trợ để giải quyết các vấn đề mà họ ưu tiên. Các bang chưa có hệ thống tài chính toàn diện và công bằng sẽ phải khắc phục để đủ điều kiện hưởng một phần quỹ này.”
Currently, the federal government spends roughly $15 billion on assisting Title I schools. Tripling this amount would bring the total to approximately $45 billion.
Chính quyền liên bang hiện đang chi khoảng 15 tỷ đô la hỗ trợ các trường nhóm Title 1. Đề xuất tăng gấp 3 lần nguồn tài trợ này sẽ nâng tổng số tiền lên xấp xỉ 45 tỷ đô la.
Long-term impacts
Tác động lâu dài
“There’s a lot to like about this plan,” says Claudia Persico assistant professor of public administration and policy at American University. “First, there is a lot of evidence that increasing funding for low-income school districts improves long-run outcomes.”
Theo bà Claudia Persico, giáo sư dự khuyết Khoa Chính sách và Quản trị công, đại học Hoa Kỳ, “Kế hoạch của ông Biden có nhiều ưu điểm. Trước tiên, không thể phủ nhận việc tăng tài trợ cho các học khu thu nhập thấp sẽ cải thiện thành tích học tập về lâu về dài.”
Persico, alongside Kirabo Jackson, professor of education and social policy at Northwestern University, and Rucker Johnson, professor of public policy at UC Berkeley, analyzed decades of student outcomes and published a paper in the National Bureau of Economic Research which found that “a 10% increase in per-pupil spending each year for all twelve years of public school leads to 0.27 more completed years of education, 7.25% higher wages, and a 3.67 percentage-point reduction in the annual incidence of adult poverty.”
Nhóm nghiên cứu do bà Persico thực hiện cùng giáo sư Kirabo Jackson, khoa Chính sách giáo dục và xã hội, đại học Northwestern và giáo sư Rucker Johnson, khoa Chính sách công, Đại học California-Berkeley đã phân tích kết quả học tập của hàng chục lứa học sinh và đúc kết phát hiện của họ trong một bài báo đăng trên Cục Nghiên cứu Kinh tế quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy “việc chi thêm 10% phí hỗ trợ thường niên cho mỗi học sinh trường công lập trong suốt 12 năm giúp thời gian đi học trung bình tăng thêm 0,27 năm, mức lương tăng thêm 7,25% và tỷ lệ đói nghèo hàng năm của người trưởng thành giảm 3,67%.”
“Biden’s proposal is actually pretty comprehensive,” adds Persico. “Another one of the elements that I really like and the proposal is that he wants to spend money on early childhood programs, and there is a ton of evidence that improving access to early childhood programs for low-income children would potentially have extremely positive long-term benefits.”
Bà Persico bổ sung, “Đề xuất của ông Biden thực chất tương đối toàn diện vì nó đề cập đến một khía cạnh khác mà tôi rất thích, đó là kế hoạch tài trợ của ông Biden cho các chương trình giáo dục mầm non. Rõ ràng, việc tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trong những gia đình thu nhập thấp được tiếp cận với các chương trình này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị tích cực và lâu bền.”
Those benefits can include better professional outcomes, improved health among students and breaking cyclical poverty she says, pointing to research from Andrew Barr, associate professor of economics at Texas A&M University and Chloe Gibbs, assistant professor of economics at the University of Notre Dame.
Theo nghiên cứu của phó giáo sư Kinh tế học Andrew Barr, Đại học Texas A&M và giáo sư dự khuyết Kinh tế học Chloe Gibbs, Đại học Notre Dame, những lợi ích điển hình của chính sách này bao gồm cải thiện triển vọng nghề nghiệp, sức khỏe cho học sinh và phá vỡ vòng luẩn quẩn đói nghèo.
Rick Hess, director of education policy studies at the American Enterprise Institute says that while he is generally skeptical that increased funding always leads to improved student outcomes, the total cost is not as significant as some may think.
Ông Rick Hess, giám đốc Nghiên cứu Chính sách Giáo dục, Viện Doanh nghiệp Mỹ chia sẻ, mặc dù bản thân nghi ngờ việc tăng ngân sách này giúp cải thiện kết quả học tập, song tổng chi phí tài trợ không đáng kể như một số người vẫn nghĩ.
“It sounds huge, and it is huge for people who don’t hang out in Washington, but in real life I think it would ultimately have a relatively modest effect,” says Hess. “The $30 billion [increase] is about 4% of what we spend on schools in the U.S. each year so how big an impact could that have. But it’s something, and obviously, those dollars would be relatively targeted.”
Ông cho rằng, “Số tiền tài trợ nghe có vẻ lớn, nhất là đối với những người không quen chi tiêu ở Washington, nhưng thực ra số tiền đó chẳng thấm vào đâu. Khoản chi thêm 30 tỷ đô la tương đương với khoảng 4% tổng ngân sách mà Chính phủ tài trợ cho các trường học ở Mỹ mỗi năm, vậy thì phạm vi ảnh hưởng của nó có thể lớn đến đâu? Song, kế hoạch bội chi này ắt có ý nghĩa nào đó bởi rõ ràng nó sẽ nhằm phục vụ nhóm đối tượng nhất định.”
Both Persico and Hess said the success of such a proposal hinges on how it is implemented.
“The devil is in the details,” says Persico.
Cả Persico và Hess đều cho rằng đề xuất này có thành công hay không còn phụ thuộc vào cách nó được triển khai, bởi “điểm mấu chốt ẩn mình trong từng chi tiết nhỏ.”
Addressing educational racism
Giải quyết nạn phân biệt chủng tộc trong giáo dục
Increasing funding for low-income schools, which Black students disproportionately attend, is key to addressing long-standing racial inequities, says Richard Gray, deputy director of New York University’s Center for Research on Equity and the Transformation of Schools.
Richard Gray, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công bằng và Chuyển đổi trong trường học, đại học New York khẳng định tăng hỗ trợ cho các trường học cho nhóm thu nhập thấp có nhiều học sinh da đen là mấu chốt để giải quyết các vấn nạn bất bình đẳng sắc tộc đã tồn tại từ lâu.
“When you look at schools with students of color versus schools with White students, there’s about a $23 billion dollar gap in the amount of funding that we provide to those schools,” says Gray. “Closing this gap is essential and we’re very happy to see this kind of commitment to investment in the part of a candidate Biden.”
“Khi khảo sát các trường dành cho học sinh da trắng và các trường dành cho học sinh da màu, chúng tôi nhận thấy số tiền mà Chính phủ tài trợ cho hai nhóm trường chênh lệch nhau khoảng 23 tỷ đô la. Cách biệt này cần phải được thu hẹp, vì vậy chúng tôi rất vui mừng khi ông Biden cam kết khoản đầu tư này nếu đắc cử tổng thống.”
Gray argues that the success of programs like Head Start, which provides free preschool for low-income families, demonstrates how resources can help traditionally underserved students succeed in adulthood.
Gray cũng nêu rõ, cách thức tận dụng hiệu quả các nguồn lực để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn thành công ở tuổi trưởng thành mới chính là yếu tố quyết định sự thành bại của các chương trình tài trợ, điển hình là Head Start – chương trình Giáo dục Ấu nhi chuyên mở các lớp mầm non miễn phí cho đối tượng gia đình thu nhập thấp.
“This isn’t about just giving away money,” he says. “This is about investing in possibilities. Investing in what could be lost if you have a child who has the capability of being someone who can contribute to society, but we failed to invest in them.”
Ông cho rằng, “Đây không phải là hành động ném tiền qua cửa sổ, mà là đầu tư cho những tiềm năng. Nếu con em của bạn có năng lực cống hiến cho xã hội mà bạn không đầu tư để chúng phát triển thì đó là một điều vô cùng phí phạm.”
Increases in funding will also allow Title I schools to invest in experienced teachers and building more robust support systems for students.
Việc tăng các khoản tài trợ cũng sẽ cho phép các trường nhóm Title 1 đầu tư vào việc tuyển dụng giáo viên giàu kinh nghiệm và thiết lập những hệ thống hỗ trợ học sinh vững chắc hơn.
“A lot of the times when Title I schools only have a certain amount of funds, they miss out on being competitive and finding great quality teachers. So a lot of teachers in low-income schools are known to be newer and less-experienced teachers,” says Marie, who teaches 11th and 12th-grade math at a Title I high school in the Los Angeles Area and spoke with CNBC Make It on the condition of anonymity.
Trao đổi với chương trình CNBC Make It, cô Marie (xin được giấu danh tính), giáo viên dạy Toán khối 11 và 12 tại một trường cấp 3 thuộc nhóm Title 1 ở Los Angeles tâm sự, “Nhiều khi trường Title 1 chỉ được hưởng nguồn tài trợ hạn hẹp nên buộc phải bỏ lỡ cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm kiếm giáo viên có phẩm chất, chuyên môn tốt. Vì vậy, các trường học cho người thu nhập thấp này phải liên tục tuyển giáo viên mới còn non kinh nghiệm đứng lớp.
Marie says that she has worked with students who experience homelessness and hunger, who must work to support their families, who deal with community violence and who face discrimination from police.
“Students bring all of that back into the classroom,” she explains.
Zakiyah Ansari, advocacy director for the Alliance for Quality Education says that this proposed increase in funding for Title I schools is necessary, but not sufficient, in addressing these concerns.
Cô Marie cho biết cô đã từng dạy nhiều em học sinh vô gia cư và luôn trong tình trạng bị bỏ đói, có em phải làm việc để chu cấp cho gia đình, có em bị bạo hành và thậm chí còn bị cảnh sát phân biệt đối xử. Các em đều đến lớp với tâm lý bị ảnh hưởng bởi những gì mình đã và đang trải qua.”
Zakiyah Ansari, Giám đốc vận động chính sách của Liên minh vì Chất lượng Giáo dục Hoa Kỳ cho rằng mức tăng hỗ trợ này là cần thiết nhưng chưa đủ để giải quyết ổn thỏa các mối lo ngại nêu trên.
- BÁO SONG NGỮ SỐ 162: TIÊU DÙNG TĂNG TRƯỞNG CHẬM TẠI TRUNG QUỐC NGAY CẢ KHI NỀN KINH TẾ HỒI PHỤC
- BÁO SONG NGỮ SỐ 161: NUÔI THÚ CƯNG VÀ NHỮNG LỢI ÍCH VỀ SỨC KHỎE
- BÁO SONG NGỮ SỐ 160: BẢN TIN THUẾ
- BÁO SONG NGỮ SỐ 159: ĐIỂM LẠI CÁC SỰ KIỆN THẾ GIỚI NỔI BẬT ĐÃ DIỄN RA TRONG NĂM 2020 TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI
- BÁO SONG NGỮ SỐ 157: PHẢI CHĂNG APPLE KHÔNG THỰC SỰ VÌ MÔI TRƯỜNG NHƯ HỌ KHẲNG ĐỊNH?