BÁO SONG NGỮ SỐ 149: CHỨNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ DO THIẾT BỊ KỸ THUẬT SỐ CỦA PHIÊN DỊCH HỘI NGHỊ

Image 12/11/2020 08:21

Image Báo song ngữ

Digital dementia and conference interpreters

Chứng suy giảm trí nhớ do thiết bị kỹ số của phiên dịch hội nghị

Of all knowledge workers one could possibly think of, interpreters are among the few that, due to the very nature of their task, cannot take full advantage of new technologies that have the potential to completely revolutionize their work. Translators, lawyers, doctors and journalists, while still being paid for their specialized, creative and knowledgeable work, can make valuable use of the vast amount of information available, out of which special bits can be retrieved in just a few seconds using search functions.

Phiên dịch là một trong số ít những ngành không thể tận dụng toàn bộ tiềm năng của tiến bộ công nghệ nhằm tạo ra cuộc cách mạng trong công việc bởi tính đặc thù của ngành nghề này. Các dịch giả, luật sư, bác sĩ và nhà báo tất nhiên vẫn nhận lương dựa trên công việc chuyên môn, sự sáng tạo và kiến thức của họ, tuy nhiên họ vẫn có thể tận dụng nguồn thông tin khổng lồ sẵn có bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm chỉ trong vòng vài giây.

In both consecutive and simultaneous interpreting, however, the act of retrieving information is still hampered by the fact that interpreting requires quite a big portion of — if not all — the interpreter’s attention. Looking up a term is not as trivial as it is when translating, writing proceedings or talking to a patient. So the profession of interpretation has probably not been affected as profoundly as others by digitization, at least not in its core activity. With an ever-increasing specialization of the events or meetings to be interpreted (anything less technical than the substances used for pest-protection in Indonesian rice production can nowadays easily be sorted out relying on everybody's school English), interpreters, to a great extent, are still forced to rely on their memory. The preparatory work of a conference interpreter, however — which accounts for about half the working time — has changed dramatically.

Trong khi đó, đối với cả phiên dịch nối tiếp và song song, hoạt động truy xuất, tìm kiếm thông tin bị một thực tế cản trở: Phiên dịch luôn yêu cầu sự tập trung cao độ. Tra cứu thuật ngữ lúc này không còn đơn giản như trong biên dịch, viết thủ tục hay trò chuyện với bệnh nhân. Vì vậy, nghề phiên dịch, hay chí ít là hoạt động cốt lõi của nó, có lẽ đã không bị số hóa sâu sắc như những ngành khác. Kể cả với các sự kiện hoặc cuộc họp có nội dung ngày càng mang tính chuyên môn cao (bất kỳ nội dung nào ít chuyên ngành hơn, ví dụ, với chủ đề: “Các chất hóa học dùng để phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất lúa gạo ở Indonesia” ngày nay ta có thể dễ dàng xử lý dựa vào vốn tiếng Anh phổ thông), phiên dịch vẫn buộc phải dựa nhiều vào trí nhớ của họ. May mắn thay, công tác chuẩn bị của phiên dịch viên hội nghị (phiên dịch song song), vốn chiếm khoảng một nửa thời gian làm việc của họ, đã được thay đổi đáng kể.

With all that in mind, I am all the more intrigued by the concept of "digital dementia," coined by the German neurologist Manfred Spitzer in his 2012 book, Digitale Demenz. I really enjoyed reading his The Mind within the Net back in 1999, so I was all the more keen on reading about digital dementia. Was it really true that, thanks to digitalization, not only are we forced to accumulate ever more specialized knowledge in ever-shorter timespans, but we concurrently suffer from shorter memory spans and decreasing memory capacity due to the constant distractions of the digital world?

Biết được điều này, tôi càng bị hấp dẫn bởi khái niệm “Digital dementia" (Tạm dịch: Chứng sa sút trí tuệ thời đại số) do nhà thần kinh học người Đức Manfred Spitzer đặt ra trong cuốn sách xuất bản năm 2012 của ông mang tên Digitale Demenz. Tôi đã rất thích đọc cuốn The Mind within the Net xuất bản năm 1999 của ông ấy, vì vậy tôi càng thích thú được tìm hiểu nhiều hơn nữa về Chứng sa sút trí tuệ thời đại số này. Số hóa liệu có thực sự chỉ đang buộc chúng ta phải tích lũy ngày càng nhiều kiến thức chuyên môn trong một khoảng thời gian ngày ngắn không hay nó khiến ta ngày giảm sút trí nhớ và khả năng ghi nhớ bởi các thiết bị gây xao lãng ở thời đại này?

A common criticism about digitalization is that people are becoming antisocial in the real world due to constantly being immersed in the virtual one. However, the same complaint has arisen for a long time against people being hidden behind their newspapers during breakfast. And now, with people reading the newspaper on a tablet computer or mobile phone, at least their faces remain visible. The same goes for interpreters in the booth staring at their mobile phones or tablets, apparently disconnecting from the world they are working in. In reality, they could be busy looking up a certain regulation relevant to the conference.

Số hóa thường bị chỉ trích là tác nhân gây ra những hành vi phản xã hội trong thế giới thực do con người liên tục chìm đắm trong thế giới ảo. Tuy nhiên, ý kiến này đã có từ thời mà người ta còn cắm cúi vào tờ báo trong giờ ăn sáng. Giờ đây thì họ đã chuyển sang đọc báo trên máy tính bảng hoặc điện thoại di động, nhưng ít ra là khuôn mặt họ đã không còn bị che khuất hoàn toàn như trước. Với các phiên dịch cabin cũng vậy: Khi nhìn chằm chằm vào điện thoại di động hay máy tính bảng, họ dường như không còn kết nối với bất kỳ thứ gì ở thế giới thực. Trên thực tế, rất có thể họ chỉ đang bận rộn tìm kiếm một quy định nào đó liên quan đến nội dung cuộc họp mà thôi.

And what is more, the effect of seeing or perceiving something in real life can hardly be imitated in writing, but a well-made video or animation in many cases comes much closer than a written text. For example, the abstract character of a written text describing the functioning of a waste sorting facility is nothing like visiting the plant you have been read-ing so much about — and virtual tours are almost as good.

Hơn thế, những gì bạn nhìn thấy hay nhận thức trong cuộc sống thực khó có thể được truyền tải đầy đủ qua văn bản, nhưng một video hoặc hoạt ảnh được thực hiện chỉn chu có thể làm điều đó tốt hơn nhiều. Ví dụ, việc đọc một văn bản mô tả hoạt động của một cơ sở phân loại rác chắc chắn không thể bằng việc bạn đến tận nơi xem xét được. Trong trường hợp không có điều kiện, tham gia chuyến tham quan ảo đến nhà máy cũng mang lại hiệu quả gần như tương tự.

The downside of all this is the sheer amount of data made available every day and the impossibility of reading it all increases the possibility of distraction and addiction. But while the dangers of digital media seem to be higher than those of paper media, the potential opportunities of digital media are all the higher if being used the right way. In Spitzer’s 2012 book, there is some evidence as to how we as conference interpreters may possibly make optimum use of the potential of digital media.

Vấn đề là hàng ngày, số lượng dữ liệu mà chúng ta nhận được là rất lớn, và việc chúng ta không thể đọc hết chúng làm tăng khả năng rơi vào tình trạng mất tập trung và nghiện đọc. Dù phương tiện số dường có vẻ “nguy hiểm” hơn so với báo giấy, chúng lại tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng hơn nếu được sử dụng đúng cách. Trong cuốn sách xuất bản năm 2012, Spitzer đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy ta có thể tối ưu hóa tiềm năng của phương tiện kỹ thuật số như thế nào với tư cách là một phiên dịch cabin.

In Digitale Demenz, Spitzer explains that when it comes to remembering information, there is nothing like direct social contact; discussing things with other people leads to deep and emotional processing difficult to emulate elsewhere. In other words, information can be remembered better in the long run if it’s been discussed with another human being. Digital resources such as Wikipedia and well-made company websites allow us to search for exactly the piece of information in exactly the moment we need it most — and not many weeks later in one of those interpreting follow-up sessions we all feel are so important but are still less motivating. Looking up stuff in the booth is great, but talking it through with your booth mate makes it even better, which is something interpreters tend to naturally do without anybody having told them it enhances their memory performance.

Trong cuốn Digitale Demenz, Spitzer giải thích, không gì có thể giúp ghi nhớ thông tin tốt hơn là việc tương tác trực tiếp với xã hội; tham gia thảo luận với người khác giúp quá trình xử lý thông tin sâu và nhiều xúc cảm mà không nền tảng nào khác mang lại được. Nói cách khác, thông tin có thể được lưu trữ tốt hơn và lâu hơn nếu bạn thảo luận nó với người khác. Các tài nguyên kỹ thuật số như Wikipedia và các trang web công ty được lên nội dung tỉ mỉ cho phép ta tìm kiếm thông tin chính xác vào đúng thời điểm cần thiết nhất, nhưng chỉ sau một vài tuần, trong lần phiên dịch tới, ta sẽ lại thấy những trang web đó dù hữu ích nhưng thật nhàm chán. Tra cứu nội dung trong cabin cũng tốt thôi, nhưng thảo luận với bạn dịch cùng cabin thậm chí còn mang lại hiệu quả tuyệt vời hơn nhiều. Đây cũng là điều mà các phiên dịch viên có xu hướng làm một cách rất tự nhiên mà không cần ai nói cho họ biết việc này giúp tăng cường hiệu suất ghi nhớ của họ như thế nào.

Handwriting and notes

Whenever you talk with conference interpreters about note-taking during the preparation process, at least one in ten will most probably tell you that they just remember things better if they write them down using pen and paper. The explanation goes roughly like this: “The words just travel through the pen up my arm, entering directly into my brain.” Spitzer explains that most probably this works when you’re learning how to write letters as a child, allowing the picture of the letters to be mapped in your brain with the trace of the pen. But this does not necessarily hold true for whole words, sentences and their content. Additionally, interpreters need to be able to pronounce, not to spell, deoxyribonucleic acid, and computers have speech output that can be very helpful in this.

Viết tay và ghi chú

Bất cứ khi nào bạn nói chuyện với phiên dịch viên hội nghị về việc ghi chép trong quá trình chuẩn bị, ít nhất một phần mười trong số đó có lẽ sẽ nói với bạn rằng họ ghi nhớ tốt hơn khi viết thông tin ra bằng bút và giấy cùng lời giải thích đại khái như sau: "Từ ngữ cứ đi qua cây bút lên cánh tay tôi, và rồi đi thẳng vào đầu tôi." Spitzer giải thích rằng phương pháp này có hiệu quả khi bạn học viết các chữ cái từ hồi bé, điều đó giúp hình ảnh của các chữ cái được thiết lập trong não của bạn qua từng nét bút. Thế nhưng điều này không nhất thiết là đúng với tất cả các từ, câu và nội dung của chúng. Ngoài ra, phiên dịch viên cần phải có khả năng phát âm những cụm từ khó như axit deoxyribonucleic chứ không chỉ cần biết đánh vần, nên những máy tính có thể xuất âm thanh sẽ rất hữu ích đối với họ.

So while there seems to be no harm in remaining paper-only, if you feel you don’t absolutely need the safety of a pen in your hand, you are not necessarily missing something vital and may well happily indulge in the manifold amenities paperless offices have to offer, such as searching documents and sorting glossaries alphabetically, sharing information with colleagues or simply avoiding excessive use of paper and having access to your documents any place, any time. Note-taking is one thing when you’re preparing for an assignment and noting down mainly terminological information and conceptual information. Note-taking in consecutive interpreting is another thing. Interpreters’ notes are designed exactly for encoding conceptual relations. There is a very recent study conducted by a team of researchers in the United States (Pam A. Mueller from Princeton University and Daniel M. Oppenheimer from the University of California, Los Angeles) about the question of whether the instrument of note-taking (pen vs. keyboard) influences learning, which gives us some interesting insight. Students who had taken notes of a lecture using pen and paper performed better in answering conceptual questions than those who had taken notes using a laptop computer. Even though typing has the advantage that more information can be captured, which in itself is beneficial to learning, the downside — potentially outweighing this advantage — is that when typing, people tend to transcribe verbatim instead of synthesizing the content, even when being told to avoid verbatim transcription. This in turn leads to shallower processing and impairs conceptual learning. But, interestingly, what goes for conceptual learning does not necessarily apply to other types of knowledge. For factual knowledge, the advantage pen-users showed over keyboard-users only occurred when a week had elapsed between the lecture and the test. In immediate testing, there was no difference in performance of pen vs. keyboard users.

Vì vậy, mặc dù chỉ trung thành với giấy viết cũng không sao, nhưng nếu bạn không thực sự cần có cây bút trong tay để cảm thấy an tâm, thì bạn có thể vui vẻ thoải mái mà thưởng thức các tiện nghi đa dạng trong một văn phòng không giấy, chẳng hạn như tìm kiếm tài liệu và sắp xếp thuật ngữ theo thứ tự bảng chữ cái, chia sẻ thông tin với đồng nghiệp hay chỉ đơn giản là tránh sử dụng quá nhiều giấy và tạo quyền truy cập tài liệu của bạn bất kể mọi lúc, mọi nơi. Bạn thực hiện ghi chép khi chuẩn bị cho một bài luận và chủ yếu ghi lại các thuật ngữ và lý thuyết. Việc này khác với ghi chép trong phiên dịch nối tiếp. Bản ghi của người phiên dịch được thiết kế chỉ để mã hóa mối liên kết giữa các khái niệm. Có một nghiên cứu rất gần đây được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ (Pam A. Mueller từ Đại học Princeton và Daniel M. Oppenheimer từ Đại học California, Los Angeles) về việc liệu công cụ dùng để ghi chú (bút so với bàn phím) có ảnh hưởng đến kết quả học tập hay không. Nghiên cứu này đã mang lại cho chúng ta một góc nhìn thú vị. Những sinh viên ghi bài bằng bút và giấy đã trả lời các câu hỏi về khái niệm tốt hơn so với những sinh viên sử dụng laptop để ghi chép. Mặc dù sở hữu ưu điểm là có thể ghi lại được nhiều thông tin hơn và chính vì thế có lợi cho việc học, nhưng nhược điểm của việc ghi chép bằng laptop có thể lấn át lợi thế này. Đó là khi đánh máy, mọi người có xu hướng chép lại nguyên văn thay vì tổng hợp nội dung, ngay cả khi được yêu cầu tránh viết lại nguyên văn. Điều này dẫn đến quá trình xử lý thông tin nông hơn và làm suy yếu khả năng tiếp thu kiến thức khái niệm. Nhưng, thú vị là, những gì đúng với dạng kiến thức này không nhất thiết đúng với các dạng kiến thức khác. Đối với kiến thức thực tế, lợi thế của người dùng bút so với người dùng bàn phím chỉ rõ ràng khi bài kiểm tra được thực hiện sau bài giảng một tuần. Đối với những bài kiểm tra được thực hiện ngay lập tức sau bài giảng, kết quả không cho thấy sự khác biệt về hiệu suất giữa việc dùng bút và dùng bàn phím.

So I can still use my laptop computer while interpreting (simultaneously or consecutively) in order to note down some numbers, names or terms, be it for myself or for my colleague, while I rely on my brain for the rest of the job. But for “real” consecutive interpreting, pen and paper (or touchscreen!) plus strong note-taking skills are the method of choice.

Vì vậy, tôi vẫn có thể sử dụng laptop của mình trong khi phiên dịch (song song hoặc nối tiếp) để ghi lại một số con số, tên hoặc thuật ngữ, có thể là cho bản thân hoặc cho đồng nghiệp của tôi, trong khi vẫn dựa vào bộ não của mình để thực hiện phần còn lại của công việc. Nhưng khi “thực chiến” phiên dịch nối tiếp, các bạn nên chọn bút và giấy (hoặc màn hình cảm ứng) kết hợp với kỹ năng ghi chép tốt.

One interesting thing Spitzer points out (and leads directly to the fact that Google makes us dumb) is the fact that our brains tend to forget the information we have written down for the mere fact that it knows it has been saved somewhere. All it can be bothered to remember is the place you keep the information. It is like those things to do that don’t let us sleep unless we write them down, or the name of a person you couldn’t think of and then it occurs to you three days later (your brain having searched for it in the background).

Một điều thú vị nữa mà Spitzer đã chỉ ra (và đồng thời cho thấy Google chỉ biến chúng ta thành những kẻ ngu ngốc) là bộ não của chúng ta có xu hướng quên đi những thông tin được viết ra chỉ vì nó biết rằng thông tin ấy đã được lưu lại ở đâu đó. Bộ não lúc ấy chỉ còn nhớ nơi mà thông tin đã được lưu trữ. Nó giống như khi chúng ta chưa thể ngủ nổi trước khi viết ra danh sách những việc cần làm. Nó cũng giống như tên của một người mà phải mất đến ba ngày sau bạn mới ngộ ra đó là ai (bộ não của bạn đã âm thầm tìm kiếm thông tin trong thời gian đó).

But what do we learn from this? Stop writing down things? No more terminology management, no note-taking at all? I’d say no; for one thing, this is the way our brain works, and how many facts and terms about beer brewery can you possibly squeeze into your head in a working day and have them available even under the strains of simultaneous interpreting or of having to take notes and remembering a speech?

Nhưng chúng ta học được gì từ điều này? Ngừng viết ra mọi thứ? Không còn quản lý thuật ngữ, không ghi chú gì nữa? Tôi cho là không phải vậy. Thứ nhất, vì đây là cách bộ não của chúng ta hoạt động. Hơn nữa, liệu bạn có thể ghi nhớ bao nhiêu thông tin và thuật ngữ về nhà máy bia trong suốt một ngày làm việc và luôn sẵn sàng dùng chúng ngay cả khi bị đặt dưới áp lực phiên dịch song song hoặc khi phải ghi chép và nhớ một bài phát biểu?

This is where another active principle of learning, also mentioned in Spitzer’s book, comes in. Active thinking increases retention compared to mere reading. While we are not very likely to stop writing down things we want to remember, we may well improve our memory by making sure that we not only read the list of the most important terms of biological waste treatment but actively learn and pronounce them (possibly with digital assistance in the form of a program or app such as Anki), or try to actively explain the way a wind separator works to someone else and not just read about it passively.

Đây là lúc một nguyên tắc học tập tích cực khác được áp dụng, nguyên tắc này cũng được đề cập trong cuốn sách của Spitzer. So với việc chỉ đơn thuần đọc, tư duy tích cực giúp nâng cao khả năng ghi nhớ. Mặc dù chúng ta hầu như không thể ngừng viết ra những điều mình muốn nhớ, nhưng chúng ta có thể cải thiện trí nhớ của mình bằng cách đảm bảo rằng chúng ta không chỉ đọc thuộc, mà còn là học chủ động. Ví dụ, đối với danh sách các thuật ngữ quan trọng nhất về xử lý chất thải sinh học, chúng ta có thể vừa đọc, vừa học, chủ động phát âm từng từ (có thể nhờ tới hỗ trợ kỹ thuật số dưới dạng một chương trình hoặc ứng dụng chẳng hạn như Anki), hoặc cố gắng chủ động giải thích cách hoạt động của bộ tách gió cho người khác chứ không chỉ đọc về nó một cách thụ động.

Adults and children learn differently

A big part of Spitzer’s book is dedicated to the effects digitalization has on children. He explains that in children’s minds, new structures are created when they learn, while adults integrate new information into existing structures. The more aspects of a given subject that are considered, the more points of connection there are to our mental structures. Furthermore, it is crucial to follow the hermeneutic circle (you understand a whole text by understanding the details and vice versa) in order to create profound knowledge structures.

Người lớn và trẻ em có cách học khác nhau

Cuốn sách của Spitzer dành riêng một phần lớn để đề cập đến những tác động của số hóa đối với trẻ em. Ông giải thích rằng trong tâm trí trẻ em, cấu trúc mới được tạo ra khi bọn trẻ học, trong khi người lớn tích hợp thông tin mới vào cấu trúc hiện có. Càng xem xét nhiều khía cạnh của một chủ đề nhất định, thì cấu trúc tinh thần của chúng ta càng có nhiều điểm kết nối. Hơn nữa, việc tuân theo vòng tròn thông diễn (việc bạn hiểu toàn bộ văn bản bằng cách hiểu rõ các chi tiết và ngược lại) là rất quan trọng để tạo ra cấu trúc tri thức đáng nể.

In practice, if you limit your preparation and related online search activities in an unknown subject to checking vocabulary, you will remain on a shallow level of processing and not be able to integrate some loose pieces of information into the whole knowledge system. If you have no idea of balance sheets and just check equivalents for a list of words like contribution margin, breakeven point and accruals and deferrals, you are very likely to forget the words. However, once you have familiarized yourself with a given subject, punctually looking up a term, be it on the internet or in your own database, it will easily find its place in the big mental picture.

Trên thực tế, nếu bạn chỉ tra cứu trực tuyến để chuẩn bị các từ vựng liên quan về một chủ đề chưa được biết, bạn sẽ chỉ xử lý thông tin ở mức độ thấp và không thể tích hợp một số thông tin đơn lẻ vào toàn bộ hệ thống kiến thức. Nếu bạn hoàn toàn không hiểu bảng cân đối kế toán là gì và chỉ kiểm tra các kết quả tương đương để lọc ra một danh sách các từ như số dư đảm phí, điểm hòa vốn, các khoản dồn tích và hoãn lại, bạn rất có thể sẽ quên các từ đó. Tuy nhiên, một khi bạn đã làm quen với một chủ đề nhất định, thì dù là bạn tra cứu một thuật ngữ trên internet hay trong cơ sở dữ liệu của riêng bạn, nó sẽ dễ dàng chiếm được một vị trí trong mạng lưới kiến thức của bạn.

While the internet may encourage shallow information processing due to the abundance of information available, for those seeking deep conceptual information it has much more to offer than books. Apart from mere text and pictures, it provides links and relations, context and illustrative videos that come much closer to real-life experience than a book. So most internet resources, by their very nature, are more liable to generate good understanding than a plain dictionary, where brain comes after braid and before braise. Although digitalization increases the pressure on interpreters’ knowledge acquisition, it also provides the instruments to cope with it. It may not do so as obviously as it does in other professions. But indirectly, there are many ways of harnessing digitalization to foster our mental resources and not let them decay. If we keep talking about things, challenging our memories and seeing the big picture, computers will help us a great deal while we are doing the real thing — thinking, understanding and learning by ourselves.

Anja Rutten.

Mặc dù internet có thể tạo điều kiện cho việc xử lý thông tin ở mức thấp do có sẵn lượng thông tin dồi dào, nhưng đối với những người mong muốn tìm kiếm thông tin khái niệm có chiều sâu, internet có thể mang lại nhiều thứ hơn là sách vở. Không chỉ có văn bản và hình ảnh đơn thuần, nó cung cấp các liên kết và từ khóa liên quan, bối cảnh và video minh họa gần với trải nghiệm thực tế hơn nhiều so với một cuốn sách. Vì vậy, về bản chất, hầu hết các nguồn tài nguyên internet có thể mang đến những hiểu biết chi tiết hơn một cuốn từ điển đơn thuần chỉ sắp xếp các từ theo vần abc. Mặc dù số hóa đã khiến phiên dịch phải chịu thêm áp lực tiếp nhận thông tin, nhưng nó cũng cung cấp các công cụ để xử lý áp lực này. Điều này có thể không rõ ràng như trong các ngành nghề khác, tuy nhiên chúng ta có nhiều cách khai thác số hóa gián tiếp để nuôi dưỡng nguồn lực tinh thần và không để chúng suy tàn. Nếu chúng ta tiếp tục nói về mọi thứ, thử thách trí nhớ của mình và nhìn nhận vấn đề một cách bao quát, máy tính sẽ giúp chúng ta rất nhiều mà vẫn để chúng ta làm việc thực tế - tự suy nghĩ, hiểu và học hỏi.

Anja Rutten.

Thong ke