BÁO SONG NGỮ ANH VIỆT SỐ 211: Tại sao xu hướng vội nghỉ việc ngày càng phổ biến ở thế hệ Gen Z
09/09/2024 08:50
Báo song ngữ Anh - Việt
Why Gen Z workers tend to leave their jobs quickly
Tại sao xu hướng vội nghỉ việc ngày càng phổ biến ở thế hệ Gen Z
Just three hours into her new job, Minh Thu quit after discovering strict rules prohibiting eating, drinking, and personal conversations at work.
Mới chỉ ba tiếng sau khi bắt đầu công việc mới, chị Minh Thu đã nghỉ việc sau khi biết được những quy định nghiêm ngặt của công ty: cấm ăn uống và nói chuyện riêng tại nơi làm việc.
The 22-year-old from Hanoi tells VnExpress that this was her second resignation in a month. The only Gen Z member in her 15-strong public relations team said she felt isolated at her latest job due to her colleagues' silence and strict work environment.
Cô gái trẻ 22 tuổi đến từ Hà Nội đã chia sẻ với VnExpress rằng đây là lần nghỉ việc thứ hai trong vòng một tháng qua. Trong bộ phận quan hệ công chúng gồm 15 người, chị Minh Thu là thành viên duy nhất thuộc thế hệ Gen Z, chị đã cảm thấy bị cô lập do sự im lặng của đồng nghiệp và môi trường làm việc khắt khe.
"Every time you talk for more than five minutes, you get fined VND100,000 (US$4.00). So I wanted a more comfortable place."
Cô gái trẻ kể lại rằng: “Cứ mỗi lần nói chuyện quá năm phút sẽ bị phạt 100,000 đồng (tương đương với US$4.00). Bởi vậy, tôi muốn làm việc ở môi trường thoải mái hơn.”
Her previous job also had strict rules like mandatory uniforms and constant engagement on the company’s social media site, which she feels impeded her professional growth.
Công việc trước đây của chị cũng có các quy định nghiêm ngặt như: bắt buộc phải mặc đồng phục và phải thường xuyên tương tác trên các trang mạng xã hội của công ty. Đối với cô gái trẻ này, điều đó khiến cô cảm thấy những quy tắc này đang cản trở con đường phát triển sự nghiệp của mình.
Thao Phuong, a marketing employee at an education company, quit after being penalized for missing a company trip that she had not even been aware of.
Chị Thảo Phương, nhân viên marketing tại một công ty giáo dục, quyết định nghỉ việc sau khi bị phạt vì không tham gia chuyến du lịch công ty mà chị không hề biết tới
She had also found the work culture challenging due to generational differences and felt resentful about mandatory social activities.
Chị cũng gặp khó khăn trong việc thích nghi với văn hóa làm việc tại đây do sự khác biệt về thế hệ và chị cảm thấy không hài lòng khi bắt buộc phải tham gia vào các hoạt động tập thể.
"I believe that doing my job well should be enough; participation should be a personal choice. I chose to leave to find a place where I could contribute freely," the 24-year-old Hanoian says.
Cô gái trẻ 24 tuổi đến từ Hà Nội chia sẻ thêm: “Tôi tin rằng chỉ cần làm tốt công việc của mình là đủ, còn việc tham gia vào các hoạt động khác nên là lựa chọn của mỗi người. Tôi đã quyết định nghỉ việc để tìm nơi làm việc mà tôi có thể tham gia một cách tự nguyện”.
Gen Z, or people born between 1997 and 2012, often express dissatisfaction with workplace culture on social media.
Thế hệ Gen Z, hay những người sinh năm từ 1997 đến 2012, thường thể hiện thái độ không hài lòng với văn hóa nơi làm việc trên mạng xã hội.
In a Vietnamese company review group with over 400,000 members, a Gen Z member’s posts about strict rules, including no feet on chairs, no body odor, no arguing with the boss, and penalties for not engaging with company social media, garnered thousands of likes and supportive comments.
Trong một hội nhóm chuyên đánh giá các công ty ở Việt Nam với hơn 400.000 thành viên, những bài đăng của một thành viên Gen Z về các quy định khắt khe tại công ty đã thu hút hàng nghìn lượt thích và bình luận ủng hộ. Đó là những quy định về việc không để chân lên ghế, không có mùi cơ thể, không cãi nhau với sếp, và sẽ bị phạt nếu không tham gia vào mạng xã hội của công ty.
In a group called the Gen Z Universe, which has over one million members, hundreds of posts discussed the challenges in adapting to other generations and a willingness to leave if personal expectations are unmet.
Trong nhóm “Vũ trụ Gen Z” với hơn một triệu thành viên, đã có hàng trăm bài đăng thảo luận về những khó khăn trong việc hòa hợp với các thế hệ khác và các thành viên trong nhóm này chia sẻ rằng họ sẽ sẵn sàng bỏ việc nếu không được đáp ứng kỳ vọng.
A 2023 survey of over 1,300 business leaders by global recruitment firm Resume Builder revealed that nearly 75% of managers find Gen Z challenging to work with, with 49% reporting regular frustration and 65% admitting to dismissing them more frequently than employees of other generations.
Theo một cuộc khảo sát năm 2023 với hơn 1.300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ công ty tuyển dụng toàn cầu Resume Builder, gần 75% các nhà quản lý nhận định rằng Gen Z là thế hệ khó làm việc cùng, 49% các nhà quản lý thường xuyên cảm thấy thất vọng với nhân viên thế hệ này và 65% các nhà quản lý thừa nhận sa thải nhân viên Gen Z thường xuyên hơn so với các thế hệ khác.
The dismissals included 12% within a week and 27% within a month.
Cụ thể, tỷ lệ sa thải nhân viên Gen Z: 12% trong vòng một tuần và 27% trong vòng một tháng.
Gen Z have brought about many new workplace trends, especially movements against work conditions.
Gen Z đã tiên phong trong nhiều xu hướng mới về không gian làm việc, đặc biệt là các phong trào phản đối điều kiện làm việc.
Khanh Vy, 35, of HCMC, who has spent six years in HR and overseen over 20 Gen Z employees, notes that they work best when inspired, but could disengage quickly if their morale drops.
Chị Khanh Vy, 35 tuổi ở TP.HCM đã có sáu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự và giám sát hơn 20 nhân viên Gen Z. Chị nhấn mạnh rằng thế hệ này làm việc tốt nhất khi họ được truyền cảm hứng, nhưng nếu tinh thần của họ bị giảm sút thì họ cũng nhanh chóng từ bỏ.
When engaged, they are willing to work tirelessly to meet deadlines and often find satisfaction in doing so without complaints, she says.
Chị nói thêm rằng: nếu cảm thấy được gắn bó, họ sẵn sàng làm việc không quản mệt nhọc để hoàn thành việc đúng thời hạn và thấy hài lòng khi làm như vậy mà không chút phàn nàn.
She suggests offering flexible working hours, encouraging creativity and recognising their efforts to retain them.
Chị đã đề xuất giờ làm việc linh hoạt, khuyến khích sự sáng tạo và ghi nhận nỗ lực để có thể giữ chân họ làm việc.
"Instead of being a boss, a manager could be a friend who listens, shares, helps them prove their worth, and truly trusts them with tasks."
"Thay vì là một ông chủ, người quản lý có thể là một người bạn biết lắng nghe, chia sẻ, giúp cho họ chứng minh được giá trị của mình và thực sự tin tưởng họ trong các nhiệm vụ."
Assoc Prof Dr Tran Thanh Nam, vice principal of the University of Education, Vietnam National University, Hanoi, describes Gen Z as highly creative but with high expectations.
GS.TS. Trần Thanh Nam, phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận định Gen Z rất sáng tạo nhưng cũng có kỳ vọng cao.
They prioritise a good income, work-life balance and a supportive company culture.
Thế hệ này ưu tiên việc có được nguồn thu nhập tốt, trạng thái cân bằng giữa công việc và cuộc sống cùng với văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau.
They also care about the company’s reputation, current and future income and benefits, support for skill development, a guiding rather than supervisory relationship with leaders, and initiatives to enhance quality of life and mental health.
Họ cũng để tâm đến danh tiếng của công ty, thu nhập, phúc lợi trong hiện tại và tương lai, hỗ trợ phát triển kỹ năng, mối quan hệ mang tính hướng dẫn với các nhà lãnh đạo thay vì chỉ giám sát, cùng với các sáng kiến để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần.
"Due to these high expectations, many Gen Z employees quickly resign or become disheartened if the company fails to meet their personal desires and expectations."
"Do những kỳ vọng cao này, nhiều nhân viên Gen Z nhanh chóng bỏ việc hoặc cảm thấy chán nản nếu công ty không đáp ứng được mong muốn và kỳ vọng cá nhân của họ."
Managers should clarify job expectations, organise bonding activities and support employees’ mental health to retain Gen Z staff, he says.
GS.TS. Trần Thanh Nam còn nói thêm: “Các nhà quản lý nên làm rõ những kỳ vọng trong công việc, tổ chức thêm các hoạt động gắn kết và hỗ trợ sức khỏe tinh thần của nhân viên để giữ chân nhân viên Gen Z”.
As for Gen Z themselves, they should develop self-discipline and understand others’ perspectives to build a sustainable career, he adds.
Ông còn chia sẻ thêm rằng: “Về phần Gen Z, thế hệ này nên không ngừng kỷ luật bản thân và thấu hiểu quan điểm của người khác để xây dựng sự nghiệp bền vững”.
Tuan Minh, 25, of Hanoi, who has been three years’ experience as a public relations officer, says a supportive boss and a positive work culture where people across generations collaborate make him want to stay with the company.
Anh Tuấn Minh, 25 tuổi, đến từ Hà Nội, anh đã có ba năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Anh chia sẻ những yếu tố như: một người sếp biết hỗ trợ, văn hóa làm việc tích cực và các thế hệ hợp tác hiệu quả khiến anh muốn ở lại gắn bó với công ty.
He had previously resigned due to poor management and unreasonable rules but now values the competent and respectful workplace.
Anh đã từng phải nghỉ việc do khả năng quản lý kém và các quy định không hợp lý, nhưng hiện tại anh đánh giá cao môi trường làm việc có năng lực và tôn trọng .
Nguồn: vnexpress
- BÁO SONG NGỮ ANH VIỆT SỐ 212: Tại sao Việt Nam kỷ niệm Ngày Phụ nữ hai lần?
- Báo song ngữ 210: Cộng Cà Phê vượt ra ngoài châu Á với màn ra mắt ở Bắc Mỹ tại Toronto
- Báo song ngữ 209: Review ”Taylor Swift: The Eras Tour”: Tác phẩm vinh danh sự thành công vang dội khiến khán giả đắm chìm trong không khí sôi động
- Báo song ngữ 208: Những sự thật thú vị về phiên dịch viên của Liên hợp Quốc
- BÁO SONG NGỮ SỐ 207: Voi vườn thú Hà Nội được tháo xích chân sau khi thay hàng rào điện