Báo song ngữ 47: Các ngân hàng truyền thống sẽ sống sót trong bước tiến ngân hàng số của Hồng Kông?

Image 15/05/2019 10:15

Image Báo song ngữ

Will Traditional Banks Survive Hong Kong's Digital Banking Move?


Các ngân hàng truyền thống sẽ sống sót trong bước tiến ngân hàng số của Hồng Kông?


The region's Monetary Authority has granted first batch of virtual banking licences, catches up with Japan and China


Fintech companies have won the battle of attaining license as the Hong Kong Monetary Authority has granted license to three virtual banks in the country. The move aims to disrupt the traditional banking system by moving beyond brick and mortar establishments.


Livi VB, co-owned by Bank of China (Hong Kong), JF Digits and Jardines; SC Digital Solution, a joint venture between Standard Chartered, HKT, PCCW and Ctrip; and Zhong An Virtual Finance, a joint venture between ZhongAn Online and Sinolink, will be the operators of the first three licences, the Hong Kong Monetary Authority (HKMA) said during a press conference in the city.


Moving Beyond Traditional Banking


The country has been trying to enter the new era of smart banking since 2017. “Virtual bank license is one of the seven measures to make Hong Kong, advanced in banking,” said the Norman Chu, chief executive of Hong Kong Monetary Authority.



As more licenses are under process, only three have got the license among 29 financial service providers. Other applicants in the list include WeLab and an alliance between Australia’s Airwallex, Bank of East Asia and Sequoia Capital, said the HKMA.



Hong Kong consumers are using smartphone banking instead of visiting physical banks for their transactions lately. While 24 per cent of consumers surveyed go to the physical bank branch at least once a week, 68 per cent use their smartphones or tablets to check their banks accounts at least once a week, notes an Accenture study published on 22 March.



Over 40 per cent of Hong Kongers have a positive experience when visiting their bank branch, versus 57 per cent global average and compared with 62 per cent in Australia and 54 per cent who said the same in Singapore and 74 percent in the US, says the study.


The Future Ahead


But what will be the future of traditional banks in the coming years? Are they going to get disappear? “There’s a big chance new players will grab a significant chunk of new financial services revenue in the near future in Hong Kong. But that doesn’t mean all is lost for traditional banks here,” says Fergus Gordon, a managing director at Accenture who leads its banking practice in Asia Pacific and Africa.



He adds that virtual banks will need some years to establish themselves, then there will likely be some consolidation among some of the players, and in the meantime, traditional players should continue to rapidly reconfigure their branch networks to become more focused on experiences and use technology to make the transition from digital to physical and back much more seamless.



“Understanding the different customer segments and how to best utilize technology to provide them hyper-personal services and products will be key for a successful banking strategy in Hong Kong. Given the level of satisfaction among consumers, there’s a huge opportunity for banks here to improve,” he comments on the latest development.



Not New in Asia


Granting license to virtual banks is not a new move in Asia as China and Japan have been the leading countries to do so. Japan Net Bank opened in 2000, while Seven Bank, a unit of Seven & I Holdings, has been offering financial services through automated teller machines in 7-Eleven convenience stores in Japan since 2001.



On the other hand, Mainland China too has beaten Hong Kong in granting license to virtual banks. The Monetary Authority of China issued license to five virtual banks since December 2014, attracting several of the country’s largest companies to put their resources and technology behind these internet-based lenders.


Cơ quan tiền tệ của khu vực đã cấp lô giấy phép ngân hàng ảo đầu tiên, bắt kịp với Nhật Bản và Trung Quốc


Các công ty fintech đã giành chiến thắng trong cuộc chiến xin giấy phép khi Cơ quan tiền tệ Hồng Kông đã cấp giấy phép cho ba ngân hàng ảo trong nước. Động thái này nhằm phá vỡ hệ thống ngân hàng truyền thống bằng cách vượt ra khỏi các cơ sở vật lý.


Trong một cuộc họp báo tại Hồng Kông, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) cho biết: Livi VB, đồng sở hữu của Ngân hàng Trung Quốc (Hồng Kông), JF Digits và Jardines; SC Digital Solution, công ty liên doanh giữa Standard Chartered, HKT, PCCW và Ctrip; và Zhong An Virtual Finance, công ty liên doanh giữa ZhongAn Online và Sinolink, sẽ là ba nhà điều hành nhận giấy phép đầu tiên.


Vượt ra khỏi ngân hàng truyền thống


Hồng Kông đã nỗ lực bước vào kỷ nguyên của ngân hàng thông minh kể từ năm 2017. Ông Norman Chu, Giám đốc điều hành của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông cho biết, "Giấy phép ngân hàng ảo là một trong bảy biện pháp nhằm giúp Hồng Kông tiến bộ trong ngành ngân hàng."


Dù có nhiều giấy phép đang được xử lý, mới chỉ có 3 trong số 29 nhà cung cấp dịch vụ tài chính là đã được cấp giấy phép. HKMA cho biết những ứng viên khác trong danh sách này bao gồm WeLab và khối liên minh giữa Australia Air Airwallex, Bank of East Asia và Sequoia Capital.


Gần đây, nhà tiêu dùng Hồng Kông sử dụng điện thoại thông minh để giao dịch thay vì tới ngân hàng vật lý. Theo một nghiên cứu của Accenture được công bố vào ngày 22 tháng 3 chỉ ra rằng 24% người tiêu dùng được khảo sát đến chi nhánh ngân hàng vật lý ít nhất 1 lần một tuần, trong khi đó, 68% sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để kiểm tra tài khoản ngân hàng ít nhất 1 lần 1 tuần.



Nghiên cứu cho thấy hơn 40% người Hồng Kông có trải nghiệm tích cực khi tới chi nhánh ngân hàng của họ, so với mức trung bình toàn cầu là 57%, và so với 62% ở Úc, 54% ở Singapore, 74% ở Mỹ.




Tương lai phía trước


Nhưng đâu sẽ là tương lai của các ngân hàng truyền thống trong những năm tới? Liệu những ngân hàng này sẽ biến mất? “Khả năng cao là những tay chơi mới sẽ giành được một phần đáng kể doanh thu dịch vụ tài chính mới tại Hồng Kông trong tương lai gần. Nhưng điều đó không có nghĩa là các ngân hàng truyền thống sẽ mất tất cả” ông Fergus Gordon, Giám đốc điều hành tại Accenture, người dẫn đầu hoạt động ngân hàng ở Châu Á Thái Bình Dương và Châu Phi cho biết.


Ông cho biết thêm rằng các ngân hàng ảo sẽ phải mất vài năm để tự thành lập, sau đó,một số người chơi sẽ có xu hướng hợp nhất với nhau. Trong khi đó, người chơi truyền thống nên tiếp tục cấu hình lại mạng lưới chi nhánh của mình một cách nhanh chóng để tập trung hơn vào trải nghiệm và sử dụng công nghệ để làm cho quá trình chuyển đổi từ kỹ thuật số sang vật lý và ngược lại trở nên trơn tru hơn.


Ông nhận xét về sự phát triển gần đây rằng “Việc hiểu rõ các phân khúc khách hàng khác nhau và cách thức sử dụng công nghệ tốt nhất để cung cấp cho họ các dịch vụ và sản phẩm cá nhân sẽ là chìa khóa cho chiến lược ngân hàng thành công tại Hồng Kông. Với mức độ hài lòng của người tiêu dùng hiện nay, các ngân hàng ở đây có cơ hội rất lớn để cải thiện”.


Không còn mới ở châu Á


Cấp giấy phép cho các ngân hàng ảo không phải là một bước tiến mới ở châu Á bởi Trung Quốc và Nhật Bản đã là những quốc gia quốc gia tiên phong trong hoạt động này. Japan Net Bank mở cửa vào năm 2000, trong khi Seven Bank,một đơn vị của Seven & I Holdings, đã cung cấp dịch vụ tài chính thông qua các máy rút tiền tự động trong các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Nhật Bản kể từ năm 2001.


Mặt khác, Trung Quốc đại lục cũng đã đánh bại Hồng Kông trong việc cấp giấy phép cho các ngân hàng ảo. Kể từ tháng 12 năm 2014, Cơ quan tiền tệ Trung Quốc đã cấp giấy phép cho năm ngân hàng ảo, thu hút một số công ty lớn nhất trên cả nước nước dồn nguồn lực và công nghệ vào người cho vay dựa trên nền tảng internet này.

Nguồn: https://www.entrepreneur.com/article/331301

Thong ke