Báo song ngữ 42: GDP có thể khiến chúng ta bị ảnh hưởng trong việc đánh giá đúng bức tranh kinh tế?

Image 10/04/2019 09:04

Image Báo song ngữ

GDP có thể khiến chúng ta bị ảnh hưởng trong việc đánh giá đúng bức tranh kinh tế?

 GDP có thể khiến chúng ta bị ảnh hưởng trong việc đánh giá đúng bức tranh kinh tế?

 


Những gì chúng ta đo lường sẽ ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Nếu chỉ tập trung vào phúc lợi vật chất – ví dụ như sản xuất hàng hóa, thay vì sức khỏe, giáo dục và môi trường - chúng ta sẽ bị lạc hướng theo cách mà chỉ số này bị lạc hướng: Chúng ta sẽ quan trọng hóa vật chất hơn.


Chưa đến 10 năm trước, Ủy ban Đo lường Hiệu quả kinh tế và Tiến bộ xã hội Quốc tế đã đưa ra báo cáo Mismeasuring Our Lives: Why GDP Doesn’t Add Up (Tạm dịch: Đo lường sai lệch mức sống: Tại sao GDP không phải chỉ số hiệu quả).


Tiêu đề tóm tắt: GDP không phải là một chỉ số tốt để đo lường phúc lợi. Những gì chúng ta đo lường ảnh hưởng hành vi của chúng ta. Và nếu chúng ta tính toán sai lệch, chúng ta sẽ có những hành vi sai lệch.


Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF, rất hài lòng với sự đón nhận dành cho báo cáo này. Báo cáo đã thúc đẩy một phong trào quốc tế giữa các học giả, xã hội và chính phủ trong việc xây dựng và sử dụng các chỉ số phản ánh đầy đủ về phúc lợi hơn. OECD đã xây dựng Better Life Index (Chỉ số Tiến bộ Đời sống), chứa một loạt các số liệu phản ánh tốt hơn những gì cấu thành phúc lợi.


Tại Diễn đàn của OECD về Thống kê, Kiến thức và Chính sách Thế giới lần thứ sáu tại Incheon, Hàn Quốc, nhóm chuyên gia cấp cao về Đo lường hiệu quả kinh tế và tiến bộ xã hội đã đưa ra báo cáo của mình, Beyond GDP: Measuring What Counts for Economic and Social Performance (tạm dịch: Rộng hơn GDP: Đo lường các nhân tố tính vào hiệu quả kinh tế và xã hội).


Báo cáo mới làm rõ hơn một số chủ đề, như niềm tin và sự thiếu an toàn, vốn chỉ được đề cập ngắn gọn bởi Mismeasuring Our Lives, và khai thác sâu hơn một số chủ đề khác, như bất bình đẳng và phát triển bền vững.


Tài liệu này cũng giải thích tại sao các chỉ số không toàn diện đã dẫn đến những thiếu sót trong chính sách ở các lĩnh vực khác nhau. Chỉ số bị lạc quan hóa đã gây ra những tác động tiêu cực, kéo dài quá trình suy thoái kinh tế 2008 đối với năng suất và phúc lợi.


Tình hình chính trị ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trong những năm gần đây đã phản ánh tình trạng an ninh yếu kém, và vấn đề này hầu như không được phản ánh vào GDP.


Một loạt các chính sách chỉ chú trọng GDP và thắt chặt tài khóa đã dẫn đến vấn nạn này. Cải cách lương hưu buộc các cá nhân phải chịu nhiều rủi ro hơn. Cải cách thị trường lao động – với mục đích thúc đẩy sự linh hoạt của người lao động thực ra đang làm suy yếu vị thế đàm phán của công nhân. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng sa thải họ, và cắt giảm tiền lương. Các số chỉ số toàn diện hơn ít nhất sẽ cân nhắc các chi phí cơ hội này. Qua đó, buộc các nhà hoạch định chính sách phải tăng cường an ninh và công bằng.


Một nhóm nhỏ các quốc gia, đứng đầu là Scotland, đã thành lập Liên minh Phúc lợi Kinh tế (Wellbeing Economy Alliance), với hy vọng rằng các chính phủ sẽ coi phúc lợi là trọng tâm của chương trình nghị sự và từ đó chuyển hướng ngân sách của họ. Ví dụ, New Zealand tập trung vào phúc lợi, hướng sự chú ý và nguồn lực của họ nhiều hơn đến vấn đề nghèo đói ở trẻ em.


Các chỉ số toàn diện hơn cũng sẽ trở thành công cụ chẩn đoán quan trọng, giúp các quốc gia xác định vấn đề trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát và chọn đúng công cụ để giải quyết chúng. Chẳng hạn, Mỹ đã tập trung nhiều hơn vào sức khỏe, thay vì chỉ dựa vào GDP, sự suy giảm tuổi thọ của người dân, đã xảy ra cách đây nhiều năm.


Tương tự như vậy, các chỉ số bình đẳng về cơ hội tiếp cận nguồn lực đã cho thấy có một sự nhầm tưởng khi xem Mỹ là nơi có rất nhiều cơ hội để phát triển. Vâng, bất cứ ai cũng có cơ hội phát triển, miễn là họ có cha mẹ giàu, và da trắng.


What we measure will affect our behavior. If we only focus on material welfare, such as producing goods instead of focusing on health, education and environment, we will mislead in the way that this indicator does, which means that we will overate material.


Less than 10 years ago, the Committee of Economic performance and Social progress measurement has published the report called Mismeasuring Our Lives: Why GDP Doesn't Add Up.



The headline GDP is considered not a good indicator to measure the welfare. What we measure will affect our behaviors and in case we miscalculate, wrong actions will be taken.



World Economic Forum (WEF) is very pleased with this report. The report has promoted an international movement among scholars, society and government in forming and using indicators that fully reflect the welfare. OECD has built the Better Life Index, which contains a series of data that better reflect the components of welfare.



At the 6th OECD world Forum on Statistics, Knowledge and Policy held in Incheon, South Korea, the senior expert team on Measurement of Economic performance and Social progress has launched their report called Beyond GDP: Measuring What Counts for Economic and Social Performance.




The new report further clarifies some topics, such as trust and insecurity, which were briefly mentioned by Mismeasuring Our Lives, and explores some other topics, such as inequality and stable development.


Being explained in the document, the reason why non-comprehensive indicators have led to the shortcomings in different fields’ policy was well stated. The optimized index created negative impacts, prolonging the 2008 economic recession process in terms of productivity and welfare.


Though recently being seen in political status quo in the United States and many other countries, the loosen security is hardly reflected in GDP index. 


A series of policies have merely focused on GDP and fiscal tightening, which led to this problem. Pension reform forces individuals to take more risks. Labor market reforms, with a view to promoting workers’ flexibility, is actually weakening workers' negotiating position. Enterprises will easily fire them and cut down the salaries. The more comprehensive indicators will at least consider these opportunity costs, thereby forcing policy makers to strengthen the security and fairness.



A small group of countries, led by Scotland, has established the Wellbeing Economy Alliance with the hope that governments will regard welfare as the focus in the Agenda, thereby directing the way they spend the budget. For example, New Zealand focuses on welfare, paying more attention and resources to child poverty.



More comprehensive indicators will become the important diagnostic tools, guiding countries to identify problems before they get out of control and choose the right tools to solve them. For example, the United States has focused more on health instead of relying solely on GDP, the decline in people's lifespan, which happened many years ago.


Similarly, indicators showing the equal access to resources have shown a mistaken belief that many development opportunities have been existing in the United States. As a matter of course, everyone will have a chance to grow as long as they have rich and white parents.

Nguồn: http://cafebiz.vn/gdp-co-the-khien-chung-ta-bi-anh-huong-trong-viec-danh-gia-dung-buc-tranh-kinh-te-20190114082602122.chn  

Thong ke