Báo song ngữ 22: Đối thoại liên văn hóa
30/10/2018 13:47
Báo song ngữ
Intercultural Dialogue
The world is more and more interconnected but it does not mean that individuals and societies really live together – as reveal the exclusions suffered by millions of poor, women, youth, migrants and disenfranchised minorities. Today there is more information, technology and knowledge available than ever before, but adequate wisdom is still needed to prevent conflicts, to eradicate poverty or to make it possible for all to learn in order to live in harmony in a safe world.
In this new, turbulent international globalised landscape, a central message must be heralded: peace is more than the absence of war, it is living together with our differences – of sex, race, language, religion or culture – while furthering universal respect for justice and human rights on which such coexistence depends. Therefore, peace should never be taken for granted. It is an on-going process, a long-term goal which requires constant engineering, vigilance and active participation by all individuals. It is a choice to be made on each situation, an everyday life decision to engage in sincere dialogue with other individual and communities, whether they live a block or a click away. It has become more crucial than ever to promote and disseminate values, attitudes and behaviours conducive to dialogue, non-violence and the rapprochement of cultures in line with the principles of the UNESCO Universal Declaration on Cultural Diversity, which states that:
“In our increasingly diverse societies, it is essential to ensure harmonious interaction among people and groups with plural, varied and dynamic cultural identities as well as their willingness to live together. Policies for the inclusion and participation of all citizens are guarantees of social cohesion, the vitality of civil society and peace. Thus defined, cultural pluralism gives policy expression to the reality of cultural diversity. Indissociable from a democratic framework, cultural pluralism is conducive to cultural exchange and to the flourishing of creative capacities that sustain public life” (Article 2, “From cultural diversity to cultural pluralism”).
Today, peace requires ever more active investments, enlightened leadership, powerful educational values, extensive research in social innovation and a progressive media world. Every one and each of these constitutes a requirement relevant to the mission of UNESCO. The Organization’s longstanding commitments to the development of education and sciences, the enrichment of cultural creativity, heritage and cultural futures, including a vibrant and peace oriented global media structure, can in fact be seen as UNESCO’s contribution to world peace as active, flourishing and sustainable.
Thế giới đang ngày càng trở nên gắn kết, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc các cá nhân và xã hội đang thực sự chung sống với nhau- trong khi có đến hàng triệu người nghèo, phụ nữ, những người trẻ, dân di cư và các cộng đồng thiểu số bị tước quyền trong xã hội. Mặc dù ngày nay nguồn thông tin, công nghệ và kiến thức trở nên sẵn có hơn bao giờ hết nhưng để ngăn chặn các cuộc xung đột, xóa đói giảm nghèo hay tạo điều kiện để mọi người đều được học hành tạo nhờ đó con người được chung sống hòa thuận trong một thế giới an toàn thì vẫn cần phải có một trí tuệ đủ sáng suốt.
Trong một bối cảnh mới nhiều biến động mà toàn cầu hóa diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, cần phải tiên báo về một thông điệp trọng tâm: hòa bình không chỉ là sự vắng bóng chiến tranh, mà còn là sự chung sống cùng nhau với những khác biệt về giới tính, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa đồng thời đẩy mạnh tôn trọng sự công bằng và quyền con người làm cơ sở cho sự chung sống. Do đó, chúng ta không thể xem nhẹ việc xây dựng hòa bình. Đó là một quá trình liên tục và là một mục tiêu dài hạn cần phải có kỹ thuật ổn định, thận trọng và sự tham gia tích cực của mọi cá nhân. Đó cũng là sự chọn lựa trong mỗi tình huống và từng quyết định hàng ngày trong các cuộc đối thoại chân thành với cá nhân và các cộng đồng khác cho dù họ có quan điểm đồng tình hay phản đối. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải thúc đẩy và lan truyền các giá trị, thái độ và hành vi theo chiều hướng có lợi cho đối thoại, phi bạo lực và tinh thần hữu nghị giữa các nền văn hóa phù hợp với những nguyên tắc trong Tuyên ngôn Thế giới về Đa dạng Văn hóa của UNESCO, trong đó
khẳng định:|
“ Trong xã hội ngày càng đa dạng về văn hóa hiện nay, việc đảm bảo tương tác hòa hợp giữa các dân tộc, nhóm người với bản sắc văn hóa đa nguyên đa dạng, luôn vận động biến đối không ngừng cùng với việc duy trì thiện chí sống chung là vô cùng cần thiết. Các chính sách hướng tới sự hòa nhập và tham gia của mọi công dân là những đảm bảo cho tính gắn kết xã hội, sự tồn vong của xã hội dân sự và hòa bình. Với cách định nghĩa như vậy, đa nguyên văn hóa đưa ra một định nghĩa mang tính chính sách đối với thực tiễn đa dạng văn hóa. Vẫn trong khuôn khổ dân chủ, đa nguyên văn hóa tạo điều kiện thuần lợi cho giao lưu văn hóa và phát triển năng lực sáng tạo giúp duy trì đời sống cộng đồng” (Điều 2. “Từ đa dạng đến đa nguyên văn hóa”)
Ngày nay, nền hòa bình cần có được sự đầu tư tích cực hơn bao giờ hết, cùng với đó là đường lối lãnh đạo sáng suốt, các giá trị giáo dục mạnh mẽ, nghiên cứu rộng rãi về đổi mới xã hội và thế giới phương tiện tiến bộ. Mọi người và mỗi đơn vị trong đó là một yêu cầu thiết yếu trong sứ mệnh của UNESCO. Những cam kết dài hạn của tổ chức đối với sự phát triển của giáo dục và khoa học, làm giàu sáng tạo văn hóa, di sản và tương lai văn hóa bao gồm cấu trúc phương tiện xã hội toàn cầu sôi nổi theo định hướng hòa bình có thể coi là đóng góp tích cực, thành công và bền vững, của UNESCO đối với nền hòa bình thế giới.
khẳng định:|
“ Trong xã hội ngày càng đa dạng về văn hóa hiện nay, việc đảm bảo tương tác hòa hợp giữa các dân tộc, nhóm người với bản sắc văn hóa đa nguyên đa dạng, luôn vận động biến đối không ngừng cùng với việc duy trì thiện chí sống chung là vô cùng cần thiết. Các chính sách hướng tới sự hòa nhập và tham gia của mọi công dân là những đảm bảo cho tính gắn kết xã hội, sự tồn vong của xã hội dân sự và hòa bình. Với cách định nghĩa như vậy, đa nguyên văn hóa đưa ra một định nghĩa mang tính chính sách đối với thực tiễn đa dạng văn hóa. Vẫn trong khuôn khổ dân chủ, đa nguyên văn hóa tạo điều kiện thuần lợi cho giao lưu văn hóa và phát triển năng lực sáng tạo giúp duy trì đời sống cộng đồng” (Điều 2. “Từ đa dạng đến đa nguyên văn hóa”)
Ngày nay, nền hòa bình cần có được sự đầu tư tích cực hơn bao giờ hết, cùng với đó là đường lối lãnh đạo sáng suốt, các giá trị giáo dục mạnh mẽ, nghiên cứu rộng rãi về đổi mới xã hội và thế giới phương tiện tiến bộ. Mọi người và mỗi đơn vị trong đó là một yêu cầu thiết yếu trong sứ mệnh của UNESCO. Những cam kết dài hạn của tổ chức đối với sự phát triển của giáo dục và khoa học, làm giàu sáng tạo văn hóa, di sản và tương lai văn hóa bao gồm cấu trúc phương tiện xã hội toàn cầu sôi nổi theo định hướng hòa bình có thể coi là đóng góp tích cực, thành công và bền vững, của UNESCO đối với nền hòa bình thế giới.