Báo song ngữ 31: Chợ Hà Nội - góc nhìn dân sinh và kinh tế

Image 02/01/2019 15:12

Image Báo song ngữ

Hanoi Market - a civil and economic perspective 

Cùng với nhịp sống phát triển hiện đại và hối hả, hàng loạt các khu trung tâm thương mại cao cấp, hệ thống siêu thị và các cửa hàng bách hóa, các siêu thị mini ra đời, những khu chợ dân sinh Hà Nội đang dần dần bị thu hẹp và khả năng bị thay thế rất cao.

Tuy nhiên, nhìn ở một góc nhìn khác, Hà Nội được biết đến là một thủ đô xen lẫn giữa nét cổ kính và hiện đại. Trong đó, góp phần vào việc làm nên sự đặc biệt của Thủ đô có một phần không nhỏ của các khu chợ dân sinh truyền thống.

Chợ truyền thống hay thường được gọi là “chợ dân sinh” là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống và đồ dùng dân dụng, đã quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Đây cũng thường là nơi đầu tiên người ta có thể tìm thấy các sản phẩm địa phương, cũng như có được bức tranh văn hoá sinh hoạt của người dân nơi đó.

Với người Việt Nam, đi chợ không chỉ là để mua bán, mà còn để giao lưu trao đổi câu chuyện và văn hoá giữa các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hoá chóng mặt, các chợ truyền thống này đang dần bị thay thế bởi các chuỗi cửa hàng tiện lợi và các siêu thị, khiến khu vực đô thị cũng mất dần những yếu tố văn hoá này.


Mô hình nào cho chợ dân sinh trong bối cảnh mới?
Một mô hình mới đang là câu hỏi khó do chưa được nghiên cứu bài bản. Bản thân các kiến trúc sư cũng như các chuyên gia nước ngoài quan tâm tới chợ dân sinh, chợ truyền thống của Việt Nam cũng đang tìm mọi cách để giải quyết vấn đề này.


Nhiều ý kiến đồng tình rằng, với vấn đề này, cần những cách tiếp cận có tính nhân văn, chú ý thật sâu sát đến nhu cầu mua bán của người dân cũng như sự sáng tạo của các nhà nghiên cứu hay các kiến trúc sư, từ đó giúp cải thiện được không gian chợ với chi phí thấp mà vẫn duy trì được hoạt động, không bị gián đoạn, nhưng có thể nâng cấp từng bước một, chuyển đổi mô hình thương mại phù hợp với những điều kiện kinh doanh cũng như sản xuất, sinh hoạt của người dân không ngừng nâng cao.


Chợ không đơn thuần chỉ là nơi mua bán mà khi nghiên cứu nó phải để ý đến nhiều vấn đề như giao thông, làm thế nào để đi đến an toàn, tăng cường việc đi bộ, tránh xung đột giữa giao thông cơ giới với đi bộ hay xe đạp ngay trong chợ… Mỗi chợ đều gắn với nơi chốn của một khu dân cư có tính văn hóa, cộng đồng.


Chợ, ngoài chức năng phát triển kinh tế dân sinh thì cũng phải là địa điểm trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng thu hút được lối sống mới trong đô thị trong quá trình đô thị hóa, có văn minh thương mại và văn hóa ứng xử trong sinh sống và kinh doanh, tạo nên một nét “văn hóa kẻ chợ” trong thế kỷ 21.(…)

Thiết nghĩ, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng hiện đại, vẫn cần giữ lại một số chợ truyền thống điển hình nhưng có cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của nhịp sống hiện đại, đó vừa là cách bảo tồn, phát huy nét văn hóa đặc sắc vừa là cách để thích nghi phát triển bền vững mô hình chợ trong bối cảnh hiện nay.

Along with the modern and bustling pace of development, a series of high-end shopping centers, supermarkets, department stores and mini supermarkets have been born. Hanoi's local markets are gradually narrowed down and on the edge of easy replacement.

However, from another perspective, Hanoi is known as the capital of ancient and modern features mixing. The market, in particular, contributes significantly to the special of the capital. Traditional market - a cultural specificity of Vietnamese people.

The so-called traditional market or "local market" is a familiar source of fresh food and household appliances to many Vietnamese generations. This is often the first place people can find local products, as well as get a picture of the culture belonging to the people living there.



Vietnamese people consider market as a place not only for buying and selling but also for exchanging stories and cultures among different groups. However, with the rapid urbanization speed, these traditional markets are gradually being replaced by convenience stores and supermarkets, affecting the urban areas gradually lose these cultural elements.

Which model for the local market in the new context?
It poses a difficult question to build a new model because it has not been well studied yet. The architects as well as foreign experts who are interested in Vietnamese local markets and traditional markets are paying a lot of effort to work out this problem.

It is widely believed that the humanistic approach for this issue is needed; the demands from buyer and seller along with the creativity of researchers and architects should be paid great attention as well. Therefore, market space can be improved with low budget while on going operation’s maintenance with no interruption. The commercial model can be upgraded step by step and transformed in harmony with business conditions as well as continuously improved people's production and living standards.

The market is not merely a place to buy and sell. When it comes to research, many issues may open for discussion, for example traffic, safety, walking-on-foot encouragement, conflict avoidance amongst motor drivers, pedestrian and bicycle rider in the market, etc. Each market is associated with the place of a cultural and community residential area.

Market functions as an economic development’s factor coupled with a gathering place for community to attract new lifestyles in the era of urbanization, commercial civilization and behavioral culture; which creates a "culture of towndwellers" in the 21st century. (...)



Indeed, along with the strong and increasingly modern development, it is necessary to retain some typical traditional markets. However, the story of how to improve them in order to suit the requirements of modern life rhythm is a way of both preserving and promoting a cultural uniqueness. It’s also a way to adapt to sustainable development of the market model in the current context.

Nguồn: Chợ Hà Nội - góc nhìn dân sinh và kinh tế

Thong ke