Báo song ngữ 29: Vì sao ngày thứ Sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn lại được gọi là ngày “Black Friday - Thứ sáu đen”?

Image 18/12/2018 13:50

Image Báo song ngữ

Why Is the Day After Thanksgiving Called "Black Friday"? 
 

Why Is the Day After Thanksgiving Called "Black Friday"? 


The day after Thanksgiving will be one of the busiest shopping days of the year, when millions of deal-hungry shoppers put down the turkey and stuffing to descend upon retail stores (and websites) looking for discounted TVs and toys. The longstanding post-Turkey Day tradition (which sometimes starts on Thanksgiving itself) marks the start of the holiday shopping season, but what gives with the dark, ominous moniker?


 

 


One common myth around the origins of the term “Black Friday” is that retailers coined the nickname as a reference to their own balance sheets. Companies that had been operating at a loss (“in the red”) the whole year could count on a massive shopping day on the fourth Friday of November to make them profitable for the year (“in the black”), thus “Black Friday.” However, that story may have been concocted by those same retailers in an effort to put a more positive spin on the busy shopping day.

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Instead, the truth appears to point to a more derisive coining of the phrase. It is widely accepted now that the term “Black Friday” was first used in the early 1960s by exhausted Philadelphia police officers who had been besieged by tourists and shoppers flooding into the city on the day after Thanksgiving to get a jumpstart on Christmas shopping. In a 1994 article for The Philadelphia Inquirer, reporter Joseph Barrett wrote about his role in spreading the phrase while also giving the credit for coining it to the city’s traffic cops, many of whom were forced to work extra long shifts to deal with the masses of shoppers. After all, “black” is often used to describe a day filled with catastrophe (like a stock market crash, for instance).

 

 

 



Barrett also noted that marketers later tried changing the name to “Big Friday,” in another effort to paint a rosier picture of a shopping day that is, without a doubt, an important for retailers. But 
the term “Black Friday”—and it’s darkly humorous connotations—was the one that caught on and spread beyond Philadelphia over the ensuing years. It wasn’t until a couple of decades later that retailers across the country really started embracing the term as part of their annual post- Thanksgiving sales bonanzas.


Today, Black Friday is still a massively important time of the year for U.S. retailers, though the creep of the Christmas shopping season and shoppers’ mass migration online has changed the name’s connotation somewhat. With marketers kicking off holiday sales earlier and earlier each year, many retailers now offer sales that start earlier in November and run well into December.




And, in recent years, Black Friday hysteria has been muted by the growing influence of e- commerce in retail, with a large number of deals also available online, either for the unofficial holiday Cyber Monday, or even for advance Black Friday web sales from online giants like Amazon and Walmart that run throughout November—if not earlier.

Vì sao ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn lại được gọi là ngày “Black Friday"?

 

Ngày đầu tiên ngay sau Lễ Tạ Ơn là một trong những ngày mua sắm tấp nập nhất trong năm khi hàng triệu tín đồ mua sắm tạm dừng lại việc thưởng thức món gà tây thơm ngon để lao vào các cửa hàng bán lẻ (hoặc các trang web) nhằm tìm kiếm cho bản thân những món đồ chơi hoặc tivi giảm giá. Theo truyền thống từ lâu đời, ngày kế tiếp ngay sau lễ Tạ Ơn (đôi khi được bắt đầu từ Lễ Tạ Ơn) sẽ là ngày đánh dấu cho việc khởi động một mùa mua sắm. Nhưng điều gì đã khiến cho ngày này mang một cái tên u tối và ảm đạm- Black Friday- thứ sáu đen?


Cái tên “Black Friday- Thứ sáu đen” được cho là do các nhà bán lẻ nghĩ ra khi họ nghĩ đến bảng cân đối kế toán của mình. Những công ty làm ăn thua lỗ (tình trạng đỏ)* trong suốt cả năm chỉ có thể trông chờ vào việc người dân sẽ mua sắm ồ ạt trong thứ sáu thuộc tuần thứ tư của tháng 11 để thu lại lợi nhuận cho cả năm (tình trạng đen)*, do vậy họ gọi đây là ngày “thứ sáu đen- Black Friday”. Tuy nhiên, đây chỉ là câu chuyện được các nhà buôn thêu dệt nên để làm cho dịp mua sắm điên cuồng này có một tông màu tươi sáng hơn.
* Trong tiếng Anh, thuật ngữ "The Black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "In The Black" là "In The Red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, buôn bán thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày mua sắm lớn nhất trong năm là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày ăn nên làm ra của các doanh nghiệp.


Thay vào đó, cụm từ này ra đời còn mang cả ý nghĩa châm biếm trong đó. Ngày nay, Người ta đã công nhận một cách rộng rãi rằng cụm từ “Black Friday- thứ sáu đen” bắt đầu được sử dụng từ những năm 1960 bởi các cán bộ cảnh sát Philadenphia khi họ phải vất vả làm việc trong trình trạng có quá đông khách du lịch và người dân có nhu cầu mua sắm đổ vào thành phố trong ngày thứ 6 ngay sau lễ Tạ Ơn để mua sắm chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh. Trong một bài báo được in trong tờ The Philadelphia Inquirer vào năm 1994, phóng viên Joseph Barret đã chia sẻ về việc phổ biến việc sử dụng cụm từ “Black friday” đồng thời ca ngợi những người cảnh sát giao thông trong thành phố phải làm việc tăng cường, bổ sung thêm những ca làm việc dài để giải quyết tình trạng quá đông người mua sắm. Sau cùng, từ “Black- đen” cũng thường được dùng để mô tả một ngày thảm họa (giống như một việc phá sản thị trường chứng khoán chẳng hạn).


Barrett cũng lưu ý rằng sau này những người làm maketing đã thử đổi cái tên này thành “thứ sáu vĩ đại”, như một nỗ lực giảm đi sự u ám mà cái tên này mang lại và thể hiện sự quan trọng của ngày mua sắm này đối với những người bán lẻ. Tuy nhiên, cụm từ “thứ sáu đen tối” và ý nghĩa đen tối của nó đã lan rộng vượt ra cả Philadelphia trong những năm sau đó. Mãi tới 20 năm sau, các thương nhân trong cả nước mới bắt đầu đón nhận cụm từ này như một cơ hội tăng trưởng bằng việc bán hàng sau lễ Tạ Ơn của mình.


Ngày nay, Black Friday vẫn là một dịp quan trọng trong năm đối với các nhà buôn bán lẻ ở Mỹ mặc dù sức mua trong đợt Giáng Sinh đang giảm cũng như xu hướng chuyển đổi sang hình thức mua sắm online đang ngày càng trở nên phổ biến đã phần nào làm thay đổi ý nghĩa của ngày này.Những người làm marketing luôn tìm cách khởi động mùa sale càng sớm càng tốt, nhiều người bán lẻ cũng chủ động cung cấp các chương trình giảm giá từ đầu tháng 11 cho đến hết tháng 12.


Trong những năm trở lại đây, ngày thứ sáu đen tối đã dần hạ nhiệt do ảnh hưởng ngày càng lớn của thương mại điện tử cùng rất nhiều dịch vụ trực tuyến trong Cyber Monday (Thứ hai điện tử)* hay trong dịp giảm giá tăng cường từ các gã khổng lồ thuộc lĩnh vực bán hàng online như Amazon và Walmart trong suốt tháng 11 nếu không phải là sớm hơn nữa cho dịp Black Friday.


*Cyber Monday (Thứ Hai điện tử) là một cụm từ được dùng để chỉ ngày  thứ Hai  đầu tiên sau ngày Black Friday (Thứ Sáu tối), ngày khởi động cho mùa mua sắm  trên mạng  tại  Hoa Kỳ  giữa dịp Lễ Tạ Ơn  và Giáng sinh.


Nguồn: Why Is the Day After Thanksgiving Called "Black Friday"?

Thong ke