Báo song ngữ 82: HỆ THỐNG TÒA ÁN MỚI TẠI TRUNG QUỐC: TÌM KIẾM CÔNG LÝ TRÊN INTERNET

Image 08/01/2020 21:06

Image Báo song ngữ

HỆ THỐNG TÒA ÁN MỚI TẠI TRUNG QUỐC: TÌM KIẾM CÔNG LÝ TRÊN INTERNET

 

China says millions of legal cases are now being decided by “internet courts” that do not require citizens to appear in court.

The “smart court” includes non-human judges powered by artificial intelligence, or AI.

People seeking legal action can register their case on the internet. They can then take part in a digital court hearing.

The system gives users the chance to communicate and receive court decisions by text or through major messaging services.

China’s first internet court was established in the eastern city of Hangzhou in 2017. Hangzhou is a center for major Chinese technology companies. Last week, the country’s Supreme People’s Court released a report on the court’s activities.

 

Users completed more than 3.1 million legal activities through the court system from March to October of this year, China’s official Xinhua news agency reported. More than 1 million citizens were registered with the system, along with about 73,000 lawyers, the report said.

Judicial officials recently invited reporters to the Hangzhou Internet Court to see how it operates. In one demonstration, citizens used video messaging to communicate with virtual, AI-powered judges, the French press agency AFP reported.

 

 “Does the defendant have any objection to the nature of the judicial blockchain evidence submitted by the plaintiff?” a virtual judge asked during a pre-trial meeting. The non-human judge was represented in the system by an image of a man wearing a black robe. “No objection,” the human plaintiff answered.

 

A Hangzhou court official told China’s state-run CGTN television the internet court system operates 24 hours a day, seven days a week.

It is designed to ease the workload of humans and improve the speed and effectiveness of the legal process. Court officials say that even though virtual judges are used, human judges observe the process and can make major rulings.

 

The internet court in Hangzhou only deals with cases involving legal disputes over digital matters. These include internet trade issues, copyright cases and disputes over online product sales.

 

Digital court cases in China have seen a sharp increase in recent years, as the number of mobile payments and internet-based businesses has grown. The growth is tied to China’s huge number of internet users — about 850 million.

Blockchain is one of the digital technologies used in the court system. Blockchain is the name for an official list of transactions carried out between users belonging to the same group of computers. The technology permits transaction records to be checked and stored safely.

Ni Defeng is vice president of the Hangzhou Internet Court. He told reporters the use of blockchain was particularly useful in helping to reduce paperwork and create clearer records of the legal process. Ni noted that he thinks the system’s ability to provide quick results helps give citizens more quality justice. “Because justice delayed is justice denied,” he said.

 

After establishing the court in Hangzhou, China launched similar operations in the cities of Beijing and Guangzhou. Courts nationwide are also experimenting with several digital tools, said Zhou Qiang, chief justice and president of the Supreme People’s Court. He told reporters last week that as of October, more than 90 percent of Chinese courts were using some form of online tools to help deal with cases.

NEW CHINENE COURT SYSTEM: “SURFING” FOR JUSTICE

 

 

Trung Quốc cho biết có hàng triệu vụ án giờ được phán quyết bởi “tòa án trực tuyến” không yêu cầu công dân phải xuất hiện tại tòa.

Một “phiên tòa thông minh” bao gồm các thẩm phán robot được hình thành bởi trí tuệ nhân tạo, hay AI.

Mọi người tìm kiếm công lý có thể đăng ký vụ án của mình trên Internet. Và sau đó họ có thể tham dự phiên tòa ảo.

Hệ thống này giúp người dùng có cơ hội giao tiếp và nhận các phán quyết của tòa bằng văn bản hoặc thông qua các dịch vụ tin nhắn lớn.

Phiên tòa trực tuyến đầu tiên của Trung Quốc được tiến hành tại phía Đông thành phố Hàng Châu vào năm 2017. Hàng Châu là trung tâm của các công ty công nghệ Trung Quốc. Tuần trước, Tòa án Nhân dân Tối cao của quốc gia này đã công khai một bản báo cáo về các hoạt động tòa án.

Các người dùng đã thực hiện thành công hơn 3.1 triệu hành vi pháp lý thông qua hệ thống phiên tòa này kể từ tháng Ba đến tháng Mười năm nay, theo thông tấn xã chính thống của Trung Quốc Xinhua công bố. Trheo bài báo, có hơn 1 triệu công dân đã đăng ký sử dụng hệ thống này, theo đó là 73,000 luật sư.

Các quan chức thẩm phán gần đây đã mời các phóng viên đến Tòa án Trực tuyến Hàng Châu để xem cách nó vận hành. theo tòa soạn báo AFP đăng tin, tại một buổi công chiếu, các công dân sử dụng tin nhắn thoại để giao tiếp với các thẩm phán ảo, được tạo thành bởi AI.

“Liệu bất cứ bị đơn nào phản đối về bản chất của các bằng chứng tư pháp blockchain (một công nghệ chuỗi khối khá nổi tiếng hiện nay) mà nguyên đơn đệ trình lên không?” một thẩm phán ảo đưa ra câu hỏi trong buổi gặp trước phiên tòa. Vị thẩm phán ảo này được thể hiện trong hệ thống dưới hình ảnh một người mặc áo choàng đen. “Không phản đối”, nguyên đơn đáp trả.

Một quan chức tòa án tại Hàng Châu chia sẻ với đài CGTN thuộc chính phủ Trung Quốc rằng hệ thống tòa án trực tuyến hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.

Hệ thống này được thiết kể để xóa bớt các gánh nặng công việc của con người và cải thiện tốc độ cũng như tính hiệu quả của hệ thống quy trình pháp lý. Các quan chức tòa án cho biết mặc dù các thẩm phán ảo được sử dụng, các thẩm phán người thật vẫn theo dõi quá trìtrinfht xử và có thể đưa ra các nguyên tắc cơ bản.

Phiên tòa trực tuyến tại Hàng Châu chỉ giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp pháp lý liên quan đến các vấn đề kỹ thuật số. Điều đó bao gồm các vấn đề về thương mại điện tử, các vụ án bản quyền và tranh chấp về buôn bán hàng hóa trực tuyến.

Các trường hợp tòa án số tại Trung Quốc đã tăng lên mạnh mẽ trong những năm gần đây, khi số lượng các giao dịch điện tử và công việc trên nền tảng trực tuyến đang tăng. Sự tăng trưởng này gắn chặt với số lượng người dùng Internet khổng lồ tại Trung Quốc – khoảng 850 triệu người.

Blockchain là một trong số các công nghệ kỹ thuật số được sử dụng trong hệ thống tòa án. Blockchain là tên của một danh mục giao dịch chính thức được thực hiện giữa những người dùng trong cùng một hệ thống máy tính. Công nghệ này cho phép hồ sơ giao dịch được kiểm tra và lưu trữ an toàn.

Ni Defeng là phó chủ tịch của Tòa án Trực tuyến Hàng Châu. Ông chia sẻ với phóng viên rằng việc sử dụng blockchain đặc biệt hữu ích trong việc giúp giảm số lượng công việc văn phòng và tạo ra những hồ sơ minh bạch hơn trong hệ thống pháp lý. Ni nhấn mạnh rằng ông nghĩ khả năng của hệ thống đưa ra các kết quả nhanh chóng giúp các công dân nhận được các phán quyết chất lượng hơn. “Bởi công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối.” ông cho biết.

Sau khi mở phiên tòa mô hình này tại Hàng Châu, Trung Quốc đã ra mắt các mô hình tương tự tại thành phố Bắc Kinh và Quảng Châu. Các tòa án quốc gia cũng đang thử nghiệm hàng loạt các công cụ kỹ thuật số, theo Zhou Qiang, chánh án và chủ tịch của Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông chia sẻ với các phóng viên vào tuần trước rằng trong tháng Mười, hơn 90% các phiên tòa Trung Quốc đã sử dụng một số dạng công cụ trực tuyến để giải quyết các vụ án.

 

 

 

Thong ke