5 phương pháp xử lý dịch cơ bản nhất dành cho mọi phiên dịch
08/04/2017 16:16
Dịch thuật
Những kỹ thuật dưới đây mặc dù chưa thể giải quyết triệt để vấn đề nhưng là một khởi đầu tốt. Một phiên dịch muốn nâng cao trình độ cần phải mở rộng vốn kỹ thuật dịch trong nỗ lực lý giải những điều vô lý.
1. Đơn giản hóa nội dung bằng những từ gần nghĩa và cụm từ viết tắt
Phương pháp này rất phổ biến và có thể nhanh chóng thuần thục sau vài lần áp dụng. Đây là cách an toàn để kiểm soát tốc độ dịch vì nó vừa tốn ít thời gian lại giữ nguyên được nội dung. Ví dụ như United Nations (Liên Hợp Quốc) thành UN, International Moneytary Fund thành IMF, hoặc có thể dùng một vài cụm từ tương đương khi không muốn nhắc lại thuật ngữ ở câu trước. Tuy nhiên, nhược điểm lộ rõ là đôi khi bạn lại mất nhiều thời gian hơn là cứ nhắc lại cả cụm từ dài dằng dặc.
2. Để nguyên một từ/thuật ngữ ở ngôn ngữ nguồn
Nhưng như vậy thì có phần không được hay lắm. Chẳng phải phiên dịch có nhiệm vụ dịch lại tất cả nội dung hay sao? Cũng không hẳn, phiên dịch chỉ chuyển tải tâm tư, ý nghĩ – những điều bất biến. Phương pháp này là một giải pháp “chữa cháy” tạm thời trong những tình huống nhất định cho đến khi tìm được một cụm từ thỏa đáng về mặt nghĩa ở ngôn ngữ đích để thay thế.
Thông thường, một thuật ngữ sẽ xuất hiện nhiều lần và cuối cùng cũng sẽ tìm được phương án dịch thỏa đáng thôi. Mà nếu không tìm được đi nữa thì giữ nguyên từ đó cũng không hại gì cả.
3. Thay đổi thứ tự các thành phần trong dãy liệt kê
Phương pháp này tuy hữu dụng hơn nhưng cũng phức tạp hơn, đòi hỏi phiên dịch phải có trình độ nhất định. Trường hợp phiên dịch đang tác nghiệp và bỗng nhiên diễn giả tuôn một tràng dài liệt kê, như tên các quốc gia chẳng hạn. Để ứng phó với nguy cơ bộ nhớ ngắn hạn bị gián đoạn, phiên dịch chỉ ghi nhớ hai mục đầu tiên trong danh sách và ngay sau đó là thông tin vừa được nhắc đến , thế là phiên dịch có thể dịch được luôn. Khi danh sách đó kết thúc, chỉ có một hai cái tên trong số bị lược bỏ cần phải nhớ lại. Kết quả là thông tin được bảo toàn và trí nhớ của phiên dịch không bị quá tải.
4. Sử dụng ngữ cảnh để tái cấu trúc câu
Đây là một phương pháp tuy đem lại hiệu quả không nhỏ nhưng rủi ro đi kèm cũng không nhỏ: một vài từ hoặc một ý bị bỏ lỡ sẽ được thay thế bằng những cách lập luận hoặc cấu trúc ngữ nghĩa khác tương đương. Vào những hoàn cảnh đó, phiên dịch cần phải hoạt ngôn và được trang bị các kiến thức ngôn ngữ/ phi ngôn ngữ (kiến thức nền về lĩnh vực đang được nhắc đến hoặc biết đến qua quá trình dịch tại hội nghị). Phương pháp này tốn thời gian do đó phiên dịch phải biết căn thời gian cho hợp lý.
Vì nguy cơ bỏ lỡ thông tin khi dịch và uy tín phiên dịch bị tổn hại, phương pháp này chỉ được lựa chọn khi đã ở vào thế bí.
5. Hiểu rõ khi nào nên nhận lỗi
Mặc dù không muốn phải thừa nhận nhưng phiên dịch cũng mắc sai lầm và xử lý lỗi thật hợp lý là một kỹ năng sinh tồn tối quan trọng trong nghề. Nói câu “Xin lỗi” hoặc “Đúng là như vậy” có thể giải quyết được vấn đề nhưng sẽ tạo cảm giác rằng lỗi phát sinh từ phía diễn giả và người đó phải chịu trách nhiệm. Việc này đã quá quen thuộc với các phiên dịch kỳ cựu vì hầu hết trong số họ đã từng bị đổ lỗi vì bỏ sót những thứ vụn vặt. Tuy nhiên khi gặp phải sự cố như: dịch sai tên hay sai thông tin thì người ta thường nghĩ phiên dịch đã hiểu nhầm điều gì đó và phải sửa lại bằng cách tiếp tục với ngôi thứ 3 để không mắc phải nhầm lẫn. Thừa nhận mắc lỗi sai là việc quan trọng để bảo vệ uy tín cho diễn giả, và có thể làm giảm uy tín của phiên dịch, hoặc có thể tăng. Thừa nhận sai sót là biểu hiện của sự tự tin và nỗ lực sửa chữa cho thấy sự tận tâm.
Xem thêm 7 Phương pháp dịch thuật cơ bản