BÁO SONG NGỮ SỐ 164: VIỆT NAM BÁC BỎ TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Image 08/03/2021 15:36

Image Báo song ngữ Anh - Việt

Việt Nam rejects China’s statement on sovereignty over Trường Sa islands

Việt Nam bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Trường Sa.

HÀ NỘI — Việt Nam rejects all contents of the statement made by the Chinese spokesperson on sovereignty over Trường Sa (Spratly) archipelago on November 8.

HÀ NỘI - Việt Nam bác bỏ toàn bộ nội dung tuyên bố về chủ quyền quần đảo Trường Sa của phát ngôn viên người Trung Quốc ngày 8/11.

Vietnamese Foreign Ministry spokesperson Lê Thị Thu Hằng made the statement in response to reporters’ question on Wednesday.

Bà Lê Thị Thu Hằng- phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã tuyên bố trước câu hỏi của cánh nhà báo vào hôm thứ Tư.

The Chinese foreign ministry spokesperson Geng Shuang last week during a regular press briefing said that Việt Nam and other countries in the region engaged in so-called “occupation of China’ Nansha Islands” – China’s name for Trường Sa (Spratly) archipelago over which Việt Nam has full sovereignty.

Tuần trước, trong một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói Việt Nam và các quốc gia khác đang “chiếm lĩnh quần đảo Nam Sa của Trung Quốc” - cách gọi của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam.

The statement came as Vietnamese Deputy Minister of Foreign Affairs Lê Hoài Trung mentioned last week during an international conference that litigation is one of the options in Việt Nam’s arsenal to deal with disputes in the South China Sea (known in Việt Nam as the East Sea).

Tuyên bố được đưa ra vào tuần trước khi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung đề cập trong một hội nghị quốc tế rằng kiện tụng là một trong những cách giải quyết của Việt Nam đối với các tranh chấp ở Biển Đông.

In response, Vietnamese foreign ministry spokesperson said that “Việt Nam has repeatedly stated it has sufficient historical and legal evidence to prove its sovereignty over Hoàng Sa (Paracel) and Trường Sa archipelagoes in line with international law. Historical reality has proven this.”

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết “Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh điều này ”.

The spokesperson reiterated Việt Nam’s consistent stance that all international disputes, including those relating to sovereignty over Hoàng Sa and Trường Sa, must be settled by peaceful measures in accordance with international law, including United Nations Charter and the United Nations Convention on the Law of the Sea 1982

Người phát ngôn nhắc lại lập trường nhất quán của Việt Nam rằng tất cả các tranh chấp quốc tế, bao gồm cả tranh chấp liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982

"Việt Nam wishes that China will join efforts in developing the bilateral relationship and maintaining peace, security and stability in the region," Hằng said.

Bà Hằng nói: “Việt Nam mong muốn Trung Quốc sẽ cùng nỗ lực phát triển mối quan hệ song phương và duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực”.

The Chinese spokesperson has also asked that Việt Nam should refrain from actions that could “complicate matters or undermine peace and stability” in the East Sea, just a few weeks after a simmering stand-off between the two countries when China deployed the survey ship Haiyang Dizhi 08 and a group of escort vessels right into Vietnamese Exclusive Economic Zone and continental shelf, provided for by UNCLOS 1982.

Trung Quốc cũng yêu cầu Việt Nam kiềm chế các hành động có thể “làm phức tạp hóa vấn đề hoặc phá hoại hòa bình và ổn định” ở Biển Đông, chỉ vài tuần sau khi hai nước có bất đồng dữ dội khi Trung Quốc triển khai tàu khảo sát Haiyang Dizhi 08 và đoàn tàu hộ tống trong Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam do Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) quy định.

China has also been criticised for engaging in aggressive building of manmade features in the East Sea and militarising them.

Trung Quốc cũng bị chỉ trích vì can dự quá sâu vào việc xây dựng các công trình nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa chúng.

In 2016 July, the Hague-based Permanent Court of Arbitration – established pursuant to the UNCLOS 1982 – has ruled legally invalid China’s sweeping nine-dash claims over the East Sea in the landmark Philippines vs China case.

Vào tháng 7 năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực trụ sở tại La Hay - được thành lập theo UNCLOS 1982 - đã ra phán quyết vô hiệu hóa về mặt pháp lý các tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc đối với Biển Đông trong vụ kiện Philippines và Trung Quốc.

However, China refused to take part in the tribunal process and categorically rejected the verdict.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối tham gia vào quá trình điều tra tại tòa và bác bỏ phán quyết một cách dứt khoát.

Important framework

Khung pháp lý quan trọng

Director of the Department of Law and International Treaty under Việt Nam’s Ministry of Foreign Affairs Lê Thị Tuyết Mai, Canadian Ambassador to Việt Nam Deborah Paul, and EU Ambassador to Việt Nam Giorgio Aliberti have affirmed the crucial role of the UNCLOS in managing activities of nations at sea over the past 25 years and said the convention is an important framework for countries to address disputes and enhance maritime cooperation, during the second ASEAN Regional Forum (ARF) workshop on implementing UNCLOS held on Wednesday in Hà Nội.

Trong hội thảo Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ hai về thực thi UNCLOS được tổ chức hôm thứ Tư tại Hà Nội, Vụ trưởng Vụ Pháp luật và Điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam-  Lê Thị Tuyết Mai, Đại sứ Canada tại Việt Nam- Deborah Paul và Đại sứ EU tại Việt Nam- Giorgio Aliberti khẳng định vai trò thiết yếu của UNCLOS trong quản lý hoạt động của các quốc gia trên biển trong 25 năm qua và cho biết công ước là khuôn khổ quan trọng để các nước giải quyết các tranh chấp và tăng cường hợp tác hàng hải.

Based on the convention, a number of initiatives have been proposed to promote cooperation between ASEAN member nations, and between the bloc and its dialogue partners to cope with marine security challenges.

Dựa trên công ước, một số sáng kiến ​​đã được đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN, và giữa khối với các đối tác đối thoại nhằm đối phó với thách thức an ninh biển.

During the two-day workshop, participants focus discussions on measures to increase the efficiency of implementing the UNCLOS and related international legal documents in addressing maritime challenges such as sovereignty disputes, delimitation of maritime boundary, law enforcement at sea, maritime pollution, and climate change as well as terrorism and piracy.

Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm tăng hiệu quả thực thi UNCLOS và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan trong việc giải quyết các thách thức trên biển như tranh chấp chủ quyền, phân định ranh giới biển, thực thi pháp luật trên biển, ô nhiễm hàng hải và biến đổi khí hậu cũng như khủng bố và cướp biển.

They will also exchange views on new developments in the interpretation of the UNCLOS, share experience and new realities in law enforcement at sea and put forth recommendations to further reinforce cooperation between nations and strengthen the role of mechanisms and frameworks in sea and ocean governance. — VNS

Các bên cũng sẽ trao đổi quan điểm về những bước tiến mới trong việc phổ biến bộ luật UNCLOS, chia sẻ kinh nghiệm và những thực tế mới trong việc thực thi pháp luật trên biển và đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các quốc gia và tăng cường vai trò của các cơ chế và khuôn khổ trong việc quản lí biển và đại dương. - VNS

Thong ke