Báo song ngữ 88: Có phải thập kỷ tiếp theo sẽ thuộc về phụ nữ?

Image 09/03/2020 13:09

Image Báo song ngữ

Will The Next Decade Belong To Women?

 

"Now women, I just want you to know; you are not perfect, but what I can say pretty indisputably is that you're better than us (men)," Barack Obama said while speaking at the Singapore Expo on December 16, 2019. "I'm absolutely confident that for two years, if every nation on Earth was run by women, you would see a significant improvement across the board on just about everything ... living standards and outcomes."

 

 

 

 

I have been keen to explore the rise of feminism at a time when we have witnessed many dramatic changes in the rise of women in our society.

 

 

Finland has just sworn in a 15-member cabinet of which 10 are women with 34-year-old Sanna Marin as the world’s youngest Prime Minister. The 116th US Congress saw a record 102 women (23.4% of the Chamber’s voting members) and Nancy Pelosi as the Speaker of the House of Representatives. Prime Minister of New Zealand Jacinda Arden’s very feminine response when 50 Muslims were killed in two mosques in March 2019 won universal praise; while the hope for climate change has been driven by 16-year-old Greta Thunberg, the TIME Person of the Year.

 

 

 

 

 

In a first in the history of Indian sports, all nine athletes nominated by the Sports Ministry for Padma Awards are women. And a recent Harvard case study by Jack Zenger and Joseph Folkman shows that “women score higher than men in most leadership skills”. SAP’s Jennifer Morgan became the first women to lead a DAX company after being named as co-CEO. It may all sound remarkable, but there will come a day when it may not. While a lot still needs to be done, feminism has come a long way since the term was coined in 1837.

 

 

 

 

 

 

Charles Fourier, a utopian socialist and French philosopher, is credited with having coined the word "féminisme" in 1837. The word (in translation) first appeared in France and the Netherlands in 1872, Great Britain in the 1890s, and the United States in 1910. Feminism is a range of social movements, political movements, and ideologies that share a common goal: to define, establish, and achieve the political, economic, personal, and social equality of the sexes.

 

 

 

Most people today fail to fully understand the ideology/theory of feminism. It has been described as emerging in three waves. The first wave of the feminist movement started in the mid-19th Century and culminated with the women's suffrage movement that led to women gaining the right to vote. One of the earliest feminist works, A Vindication of the Rights of Woman by Mary Wollstonecraft, was published in 1792. She was working on a second volume when she died.

 

 

In the 1940s, women gained increasing employment as men left overseas to fight in World War II. At the end of the war, however, women were forced out of the workplace. This gave rise to the second wave in the 1950s, and the books that ignited it were notably French author and existentialist Simone de Beauvoir’s The Second Sex and US author Betty Friedan’s The Feminine Mystique. Criticism grew that the movement had focused on white women to the exclusion of everyone else, and the second wave essentially ended in the 1980s with the failure to ratify the Equal Rights Amendment.

 

 

 

 

 

 

The third wave emerged in the mid-1990s. It was led by so-called Generation Xers who, born in the 1960s and ’70s in the developed world, came of age in a media-saturated and culturally and economically diverse milieu and were influenced by the postmodernist movement. Although they benefited significantly from the achievements of the earlier feminists, they also critiqued their positions. The concept of a ‘gender continuum’ emerged.

 

 

 

 

Although debated by some, many claim that a fourth wave of feminism began about 2012, with a focus on sexual harassment, body shaming, and rape culture. It was driven by the use of social media. The brutal gang-rape and murder of a young woman in India in December 2012 sparked national and international outrage, while Donald Trump’s inflammatory remarks about women provoked the historic Women’ March in which 4.6 million participated across the US the day after he was elected president. This was followed by the #MeToo campaign, starting with allegations of film mogul Harvey Weinstein’s history of sexual harassment of women in the industry, and spreading across the globe to bring condemnation to dozens of powerful men in politics, business, entertainment, and the news media.

 

 

 

 

 

 

The only reason women have not had a better representation across all sections of society is because of institutional and systemic bias. At the same time, the fact that we have come so far in so little time is a marvel. And that’s thanks to the feminist movement. Here’s hoping that the next decade will belong to the women. And every man should be cheering for that.

 

 

As my actress friend Nandita Das would say, “Every conscientious man should be a feminist.”

Có Phải Thập Kỷ Tiếp Theo Sẽ Thuộc Về Phụ Nữ?

“Hỡi những người phụ nữ, tôi chỉ muốn các bạn biết rằng; có thể các bạn không hoàn hảo, nhưng có một sự thật tôi không thể phủ nhận: các bạn thực sự tuyệt vời hơn cánh đàn ông chúng tôi”. Đó là những gì mà tổng thống Barack Obama đã phát biểu tại Triển lãm Singapore vào ngày 16 tháng 12 năm 2019. “Tôi hoàn toàn tự tin rằng khẳng định rằng, nếu mỗi quốc gia trên thế giới đều nằm dưới quyền hành của phụ nữ, thì chỉ cần 2 năm, mọi người sẽ có thể thấy được những bước đột phá rõ ràng và toàn diện, trên mọi lĩnh vực, từ mức sống đến những thành công trong các lĩnh vực khác.” - ông nhấn mạnh.

 

Tôi đã dành ra khá nhiều thời gian để nghiên cứu sự nổi dậy của chủ nghĩa nữ quyền trong  thời điểm vị trí của những người phụ nữ trong xã hội trải qua những thay đổi đáng kể.

 

Phần Lan vừa tuyên bố thông qua quyết định bổ nhiệm bà Sanna Marin, ở độ tuổi 34, trở thành nữ thủ tướng đứng đầu đất nước và đồng thời là nữ thủ tướng trẻ nhất thế giới, cùng với ban nội các có 10/15 thành viên là các nữ bộ trưởng. Trong cuộc họp Quốc hội lần thứ 116, Hoa Kỳ ghi nhận con số kỷ lục là 102 nữ đại biểu tham dự (chiếm 23,4%  số thành viên trong Hội đồng bỏ phiếu), và lần thứ hai bà Nancy Pelosi đắc cử làm chủ tịch Hạ viện. Cả thế giới đã phải trầm trồ và ca tụng phản ứng khéo léo, khôn ngoan của nữ Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden trước vụ việc 50 tín đồ Hồi giáo bị sát hại tại 2 nhà thờ vào tháng 3 vừa qua. Trong khi đó, ngọn lửa hy vọng khắc phục biến đổi khí hậu toàn cầu đã được thắp lên bởi một  “Nhân vật của năm” trên tờ TIME - cô bé Greta Thunberg, 16 tuổi.

 

Lần đầu tiên trong lịch sử thể thao Ấn Độ, cả 9 vận động viên được Bộ Thể dục Thể thao đề cử cho giải thưởng Padma Award đều là phụ nữ. Một nghiên cứu của hai tác giả Jack Zenger và Joseph Folkman tại Đại học Harvard mới đây cho thấy, phụ nữ đạt điểm số cao hơn đàn ông trong hầu hết các kỹ năng lãnh đạo. Jennifer Morgan, người điều hành SAP, một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo công ty chỉ số thị trường DAX, sau một thời gian đứng ở vị trí đồng Giám đốc điều hành. Đó đều là những sự việc nghe có vẻ rất đáng chú ý và vô cùng ấn tượng, nhưng sẽ có một ngày những chuyện đó sẽ trở nên bình thường và chẳng còn đáng chú ý như vậy nữa. Đành rằng vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết, nhưng cũng không thể phủ nhận, chủ nghĩa nữ quyền đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi thuật ngữ này ra đời vào năm 1837.

 

Charles Fourier, một nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng và triết gia người Pháp, được cho là cha đẻ của thuật ngữ “féminisme” (chủ nghĩa nữ quyền) vào năm 1837. Thuật ngữ này (trong bản dịch) lần đầu tiên xuất hiện tại Pháp và Hà Lan vào năm 1872, tại Anh vào những năm 90 của thế kỉ XIX, và tại Mỹ năm 1910. Chủ nghĩa nữ quyền là một loạt các phong trào xã hội, chính trị và hệ tư tưởng, đều hướng đến một mục tiêu chung: xác định, thiết lập, và vươn tới sự bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội và nhân quyền.

 

 

Ngày nay, ít ai có thể nắm rõ hoàn toàn hệ tư tưởng nữ quyền. Những lý thuyết này được cho là đã ra đời và dần hoàn thiện qua ba làn sóng mạnh mẽ. Làn sóng đầu tiên của phong trào nữ quyền xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX và đỉnh điểm là phong trào phụ nữ giành quyền bầu cử. Một trong những tác phẩm nữ quyền đầu tiên là A Vindication of the Right of Women (Một minh chứng về quyền phụ nữ) của Mary Wollstonecraft, được xuất bản năm 1792. Thật không may, cô ấy đã qua đời khi phần thứ hai của tác phẩm đang còn bỏ ngỏ.

 

Vào những năm 1940, khi phái nam rời quê hương ra chiến trường phục vụ Thế chiến thứ II, phụ nữ là những người thay thế vào vị trí bỏ trống và công ăn việc làm cho phụ nữ cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, khi cuộc chiến bước vào giai đoạn kết thúc, phụ nữ lại bị buộc phải quay về với những vị trí cũ. Chính sự việc này đã làm dấy lên làn sóng thứ hai vào những năm 1950, và không thể không kể tới những cuốn sách đã ra đời và góp phần kích động mạnh mẽ làn sóng ấy. Một trong số đó phải kể đến The Second Sex (Giới tính thứ hai), được viết bởi tác giả, nhà triết học hiện sinh nổi tiếng Simone de Beauvoir, và The Feminine Mystique (Phụ nữ lý tưởng) của tác giả người Mỹ, Betty Friedan. Có lời bình phẩm cho rằng phong trào này chỉ tập trung vào phụ nữ da trắng, để loại bỏ đi những đối tượng còn lại. Làn sóng thứ hai này về cơ bản đã dập tắt vào những năm 80 của thế kỳ XX với việc Đề nghị Sửa đổi Quyền Bình đẳng không được phê duyệt.

 

Làn sóng thứ ba nổi lên vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Thế hệ X - những người sinh ra trong thập niên 60, 70, được sinh sống  trên một thế giới phát triển, môi trường kinh tế, văn hóa đa dạng và bão hòa các phương tiện thông tin đại chúng, bị ảnh hưởng bởi phong trào hậu hiện đại. Mặc dù đã được thừa hưởng những thành quả đáng kể của các thế hệ trước nhưng những nhà nữ quyền vẫn chưa hài lòng với chỗ đứng của mình. Và khái niệm ‘gender continuum’ (giới tính tiếp diễn) bắt đầu xuất hiện từ đây.

 

 

Tuy vẫn có một vài tranh luận nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng, làn sóng nữ quyền thứ tư được khởi đầu vào năm 2012, tập trung vào các vấn đề nhức nhối: quấy rối tính dục, miệt thị ngoại hình, và cưỡng dâm. Vụ cưỡng hiếp tập thể và giết hại một phụ nữ trẻ ở Ấn Độ vào tháng 12 năm 2012 đã gây ra sự căm phẫn khắp cả nước và cả trên toàn thế giới. Cũng vào thời điểm này, Donald Trump, một ngày sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, đã có một bài phát biểu phát động cuộc Tuần hành Phụ nữ, thu hút sự hưởng ứng của hơn 4,6 triệu người trên toàn nước Mỹ. Tiếp nối bước chân cuộc Tuần hành Phụ nữ là chiến dịch #MeToo, bắt đầu bằng những lời cáo buộc ông trùm phim điện ảnh, Harvey Weinstein, về việc lạm dụng quấy rối tình dục đối với những người nữ đồng nghiệp trong ngành. Các cáo buộc đã kích hoạt phong trào này và nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục tương tự nhằm phê phán và lên án những người đàn ông nắm quyền lực, có vai vế trong giới chính trị, kinh doanh, giải trí, truyền thông,... trên khắp thế giới.

 

Lý do duy nhất khiến cho phụ nữ yếu thế hơn trong mọi lĩnh vực đời sống là do sự thiên vị có hệ thống về mặt thể chế. Trong bối cảnh như vậy, thật diệu kỳ khi chúng ta đã đi được một chặng đường rất xa chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tất cả chính là nhờ vào phong trào nữ quyền diễn ra vô cùng quyết liệt. Hôm nay, chúng ta ở đây hy vọng rằng, thập kỷ tiếp theo sẽ thuộc về phụ nữ. Và mỗi người đàn ông sẽ cùng chung vui vì điều đó.

 

 

 

Như một người bạn của tôi, nữ diễn viên Nadita Das đã nói: “Một người đàn ông chu đáo là một nhà nữ quyền tận tâm”.

 

Thong ke