Báo song ngữ 37: Doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến sở hữu trí tuệ

Image 26/02/2019 14:05

Image Báo song ngữ

Start-ups urged to pay more attention to intellectual property 
 

HÀ NỘI – Vietnamese start-ups are still not paying adequate attention to registering intellectual property, although this type of intangible asset plays a significant role in their future development.


Phan Ngân Sơn, Deputy Director of the National Office of Intellectual Property of Việt Nam (NOIP), said that entrepreneurship was developing rapidly but start-ups were currently focusing on raising funds, while little attention was being paid to registering their intellectual property.

Sơn said that intellectual property was of significant importance to socio-economic development– a valuable intangible asset to businesses, especially start-ups, which helps enhance competitiveness and create added value.


He cited statistics showing that several decades ago, most of the assets of US companies were tangible assets while intangible assets accounted for just below 20 per cent. In 2005, intangible assets of the S&P 500 firms accounted for 80 per cent of their total market value and 87 per cent
in 2015.
It was necessary to enhance firms’ awareness of intellectual property, Sơn said. According to Trần Lê Hồng from NOIP, several start-up firms had not identified the right time for registration of intellectual property, which might result in unexpected disputes.


Hồng said that enhancing awareness of intellectual property should start from universities, but few universities were currently providing training on the subject. Deputy principal of the University of Foreign Trade, Lê Thị Thu Thủy, said that the Ministry of Science and Technology needed to enhance cooperation with the Ministry of Education and Training to put intellectual property onto the syllabus.

The Ministry of Science and Technology was implementing an intellectual property development programme between 2016-20, with a focus on providing support to start-ups and entrepreneurs. The ministry’s report showed that there were around 3,000 start-ups in Việt Nam, nearly doubling the figure at the end of 2015.


Prime Minister Nguyễn Xuân Phúc previously affirmed that the Government was committed to protecting intellectual property rights, innovations and ideas because these were valuable intangible assets for start-ups.


Phúc also urged ministries to provide support to start-ups and enhance their awareness of intellectual property to promote their development. - VNS

 

Theo thông tin từ HÀ NỘI - Các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn thờ ơ với việc đăng ký quyền tài sản sở hữu trí tuệ, mặc dù loại tài sản vô hình này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của họ trong tương lai.

Ông Phan Ngân Sơn - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) cho biết, hoạt động khởi nghiệp đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp mới chỉ đang tập trung vào việc kêu gọi vốn đầu tư mà ít chú trọng tới việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp của mình


Ông Sơn nhấn mạnh tầm ảnh hưởng to lớn của sở hữu trí tuệ với sự phát triển kinh tế xã hội. Tài sản vô hình này mang lại giá trị đối với các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng.

Theo số liệu thống kê, vào một vài thập kỉ trước, hầu hết các tài sản của các công ty ở Mỹ đều là tài sản hữu hình trong khi tài sản vô hình chỉ chiếm dưới 20%. Năm 2005, tài sản vô hình của các công ty dựa trên chỉ số cổ phiếu phổ thông (S&P 500) chiếm 80% tổng giá trị thị trường và đến năm 2015, con số này là 87%.

Ông Sơn chia sẻ: “Việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ là điều cần thiết” Theo ông Trần Lê Hồng từ Cục Sở hữu trí tuệ, một vài công ty khởi nghiệp hiện nay vẫn chưa xác định được thời điểm phù hợp để đăng ký sở hữu trí tuệ. Điều này có thể dẫn tới những cuộc tranh chấp ngoài mong muốn.

Ông Hồng cho biết, việc nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ nên bắt đầu từ các trường đại học. Mặc dù vậy, chỉ có một số ít trường đại học quan tâm và đưa chủ đề sở hữu trí tuệ vào quá trình đào tạo. Theo bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ cần tăng cường hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa sở hữu trí tuệ vào chương trình giảng dạy.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai dự án phát triển sở hữu trí tuệ trong giai đoạn 2016- 2020, lấy việc cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nhân làm trọng tâm. 
Báo cáo của Bộ ngành đã cho thấy con số doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam là 3000, gấp đôi số liệu vào cuối năm 2015.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định rằng Chính phủ cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, sáng kiến và ý tưởng bởi đây là những tài sản vô hình quý giá đối với các doanh nghiệp.



Thủ tướng cũng kêu gọi các Bộ ngành cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy sự phát triển. - VNS

 


Nguồn: Start-ups urged to pay more attention to intellectual property

Thong ke