Báo song ngữ 108: Vì sao chúng ta nên suy ngẫm về Việt Nam nhiều hơn?

Image 21/05/2020 13:36

Image Báo song ngữ

 

Why should We think more about Vietnam?

Vietnam obtained a GDP growth rate of 7.02% in 2019, among highest in the world. This is also the second year that Vietnam’s economic growth rate was above 7%.

 

Vì sao chúng ta nên suy ngẫm về Việt Nam nhiều hơn?

Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,02% trong năm 2019, giúp nước ta lọt top tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Đây cũng là năm thứ hai tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt trên 7%.

Vietnam obtained a GDP growth rate of 7.02% in 2019, among highest in the world. This is also the second year that Vietnam’s economic growth rate was above 7%. The processing and manufacturing industry grew 8.9% and continued to be as a main driving force for the country’s economic growth. In terms of trade, Vietnam’s exports earned 500 billion USD in this year and enjoyed the export surplus for the 4 consecutive years in the context of the downward trends of decreased trade in many countries.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,02% trong năm 2019, giúp nước ta lọt top tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Đây cũng là năm thứ hai tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt trên 7%. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất tăng trưởng 8,9%, tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước. Về thương mại, ngành xuất khẩu của Việt Nam thu về 500 tỷ USD trong năm nay và đạt được thặng dư xuất khẩu 4 năm liên tiếp trong bối cảnh suy giảm thương mại đang xảy ra tại rất nhiều quốc gia.

Global Competitiveness Index of 2019 revealed that Vietnam Jumped 10 places from the last year to 67, making it as the most improved country of 2019. This is supported by her government which focuses on creating a favorable, open business environment and stepping up the economic restructuring.

Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu năm 2019 cho thấy Việt Nam đã tăng 10 bậc lên vị trí 67 so với năm ngoái, khiến nước ta trở thành quốc gia có bước tiến lớn nhất năm 2019. Chính phủ Việt Nam đã góp phần vào bước tiến này qua việc tập trung tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở thuận lợi và đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế.

According to the World Bank, Vietnam has made much progress in improving business environment over the past decade. The World Bank’s 2020 Doing Business report ranked Vietnam at 70th out of 190 economies. This rank is relatively good compared to the past as Vietnam was over 90th position in 2010, and in comparison, to economies with similar per capita income.

Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh trong suốt thập kỷ qua. Theo Báo cáo Kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã xếp hạng 70 trên 190 nền kinh tế. Đây là thứ hạng tương đối cao so với vị trí thứ 90 của Việt Nam năm 2010 và là mức khá tốt so với các nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người người tương tự.

The World Bank is also positive that Vietnam will continue to make much progress in 2020 and for years to come. This assessment is based on two main reasons as follows: Firstly, Vietnamese authorities have worked on improved access to credit information through data distribution from retailers. This will help reduce service costs and increase transparency in the market.

Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tựu hơn trong năm 2020 và trong cả những năm sau đó. Đánh giá được dựa trên hai yếu tố chính: Thứ nhất, chính quyền Việt Nam đã nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận thông tin tín dụng của các kênh phân phối dữ liệu từ các nhà bán lẻ. Điều này sẽ giúp giảm chi phí dịch vụ và tăng cường tính minh bạch trên thị trường.

In October 2019, the National Credit Information Centre of Vietnam (CIC) and the State Bank of Vietnam (SBV) launched a portal connecting borrowers and credit institutions. Borrowers now can easily choose credit packages and register loan needs at the appreciate credit institutions through the online portal.

Vào tháng 10/2019, Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã ra mắt một cổng thông tin kết nối giữa người đi vay và các tổ chức tín dụng. Bây giờ, người vay có thể dễ dàng lựa chọn các gói tín dụng và đăng ký vay tại các tổ chức tín dụng uy tín thông qua cổng thông tin trực tuyến này.

As for borrowers, they can view their own credit information and credit scores by themselves and monitor their credit levels as well as prevent fraud. Secondly, it’s about paying taxes. In 2019, Vietnam upgraded the electronic system managing the tax payment process for businesses.

Người dùng có thể tự xem thông tin và điểm tín dụng của mình cũng như theo dõi mức tín dụng và phòng tránh gian lận. Thứ hai là về việc trả thuế. Năm 2019, Việt Nam đã nâng cấp hệ thống quản lý quy trình nộp thuế điện tử dành cho doanh nghiệp.

Upgrading the information technology infrastructure has made paying taxes an easier process for most businesses. The tax payment processes now can be completed within a day, compared with two to three working days in the past few years. The improved business environment has also helped Vietnam attract more foreign investment. Foreign Direct Investment (FDI) has been pledged to Vietnam surpassing 38 billion USD in the year of 2019. This figure is a 10-year high and represents a year-on-year of 7.2%.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp việc nộp thuế trở nên dễ dàng hơn đối với hầu hết các doanh nghiệp. Các quy trình thanh toán thuế giờ đây có thể được hoàn thành chỉ trong vòng một ngày thay vì mất hai đến ba ngày làm việc như các năm trước. Môi trường kinh doanh được cải thiện cũng giúp Việt Nam thu hút thêm nguồn đầu tư từ nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có cam kết đầu tư cho Việt Nam với số vốn vượt 38 tỷ USD trong năm 2019. Đây là con số cao nhất trong 10 năm qua, tăng 7,2% so với cùng kì năm ngoái.

Vietnam has signed 12 free trade agreements with external partners so far, including “new-generation” deals with higher and broader commitments. Impressively, the European Union signed a landmark free trade agreement with Vietnam in June, 2019, the first of its kind with a developing country in Asia, paving the way for tariff reductions on 99% of good between Vietnam and this bloc. As mentioned by Reuters, the European Union described the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) as “the most ambitious free trade deal ever concluded with a developing country”. 

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định thương mại tự do với các đối tác nước ngoài, bao gồm cả các thỏa thuận “thế hệ mới” với độ cam kết cao hơn và phủ rộng hơn. Hơn thế nữa, Liên minh châu Âu đã ký một Hiệp định thương mại tự do mang tính bước ngoặt với Việt Nam vào tháng 6/2019 đánh dấu lần đầu tiên khối liên minh ký kết với một quốc gia châu Á đang phát triển, mở đường cho việc giảm thuế đối với 99% hàng hóa trao đổi giữa hai bên. Như Reuters đã đề cập, Liên minh châu Âu mô tả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là “thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất từng được ký kết với một quốc gia đang phát triển.” 

The EU is Vietnam’s second-largest export market after the United State. According to the Vietnamese Government, EVFTA would boost EU exports to Vietnam by 15.28% and those from Vietnam to the EU by 20% by 2020. The agreement will boost Vietnam’GDP by 2.18%-3.25% annually by 2023 and 4.57%-5.30% annually between 2024 and 2028. On February 12th, 2020, the European Parliament ratified EVFTA and also the EU-Vietnam Investment Protection Agreement (EVIPA). At the end of 2018, EU investors had invested more than 23,9 billion USD in 2,133 projects in Vietnam. Now, Investors from this Bloc are active in 18 economic sectors and in 52 out of 63 provinces in Vietnam. Among 24 EU member states having investing in Vietnam, Netherlands is taking the top followed by France and the UK.

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ. Theo Chính phủ Việt Nam, EVFTA sẽ làm tăng kim ngạch xuất khẩu từ EU sang Việt Nam lên 15,28% và 20% từ Việt Nam sang EU vào năm 2020. Thỏa thuận cũng sẽ thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng từ 2,18% đến 3,25% hàng năm cho đến năm 2023 và đạt mức từ 4,57% đến 5,30% mỗi năm từ 2024 đến 2028. Vào 12/2/2020, Nghị viện châu Âu cũng đã phê chuẩn EVFTA cũng như Hiệp định bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA). Bên cạnh đó, các nhà đầu tư EU đã rót hơn 23,9 tỷ USD vào 2.133 dự án tại Việt Nam cuối năm 2018. Hiện nay, các nhà đầu tư từ EU đang hoạt động trong 18 lĩnh vực kinh tế và tại 52/63 tỉnh thành tại Việt Nam. Trong số 24 quốc gia thành viên EU đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan là nước đang dẫn đầu, theo sau là Pháp và Anh.

To remember, Vietnam is also a member of the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP). According to the National Center for Socio-Economic Information and Forecasting under the Ministry of Planning and Investment of Vietnam, the CPTPP would boost Vietnam’GDP by US$ 1.7 billion USD and exports more than $4 billion by 2035, up 1.32% and 4.04 % respectively. The Agreement will create a huge free economic sector, with a market size of about 500 million people and a combined GDP of more than US$13.5 trillion that accounts for 13% of global GDP.

Hãy nhớ rằng, Việt Nam cũng là một thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, CPTPP sẽ thúc đẩy GDP Việt Nam tăng lên 1,7 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu lên hơn 4 tỷ USD đến năm 2035, tương ứng 1,32% và 4,04% ở mỗi danh mục. Hiệp định sẽ tạo ra ngành kinh tế tự do khổng lồ, với quy mô thị trường khoảng 500 triệu người và GDP tổng cộng hơn 13,5 nghìn tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu.

Vietnam has also significant achievements in terms of how the country dealt with the coronavirus outbreak. Recently, London-based famous, Financial Times said that “Vietnam has proved a model in containing the disease in a country with limited resources but determined leadership”.

Việt Nam cũng có những thành tựu quan trọng trong công tác đối phó với sự bùng phát của virut corona. Gần đây, tờ báo có tiếng có trụ sở tại London là Financial Times cho biết, Việt Nam đã trở thành hình mẫu trong việc ngăn chặn bệnh dịch tuy nguồn lực còn hạn chế song luôn có sự chỉ đạo sát sao.

Vietnam has focused on isolating infected people and tracking down their second and third contacts rather than applying the South Korea-style response to the outbreak, which carries mass testing. All of those people were then placed under successively stringent levels of movement and contact restrictions.

Việt Nam đã tập trung vào việc cách ly người mắc bệnh và theo dõi các đối tượng F1 và F2 thay vì phản ứng như Hàn Quốc để dẫn đến việc phải thử nghiệm hàng loạt. Tất cả những người nhiễm virut sau đó phải tuân theo các quy định hạn chế di chuyển và tiếp xúc nghiêm ngặt.

Vietnam shares a 1,100-kilometer-long border with China, However, the country has reported only 270 infected people and no death as of April 25. Many of those returned from overseas. During a meeting of the Communist Party of Vietnam at the end of January, the Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc said that “fighting this epidemic, means fighting the enemy”.

Mặc dù Việt Nam có chung đường biên giới dài 1.100 km với Trung Quốc, quốc gia này chỉ có 270 ca nhiễm bệnh, trong đó nhiều người trở về từ nước ngoài, và không có trường hợp tử vong nào kể từ ngày 25/4. Trong cuộc họp của Đảng vào cuối tháng 1, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: “Chống dịch như chống giặc”.

Indeed, Vietnam actively prepared to deal with the virus outbreak before it registered the first case. The Ministry of Health issued urgent dispatches on outbreak prevention to relevant government agencies on January 16 and to hospitals and clinics nationwide on January 21. Vietnam recorded the first case on January 23 in Ho Chi Minh City. Besides fighting the epidemic domestically, Vietnam has donated test kits and masks to many countries, including Laos and Cambodia, its close neighboring countries, and United States, United Kingdom, and Spain are its comprehensive and strategic partners. Vietnam is chair of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) for 2020 and a nonpermanent member of the United Nations Security Council (UNSC) for 2020-2021 terms. Succeeding in containing the COVID-19 pandemic domestically allows Vietnam to have more room to play its role in the regional and international diplomatic forums.

Việt Nam quả thật đã tích cực chuẩn bị để đối phó với sự bùng phát dịch ngay cả trước khi ghi nhận trường hợp đầu tiên. Bộ Y tế đã ban hành các công văn khẩn cấp về phòng chống dịch bệnh tới các cơ quan chính phủ có liên quan vào ngày 16/1 và tới các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc vào ngày 21/1. Việt Nam ghi nhận trường hợp đầu tiên vào ngày 23/1 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh công tác chống dịch trong nước, Việt Nam đã tặng bộ dụng cụ thử nghiệm và mặt nạ cho nhiều quốc gia, bao gồm các nước láng giềng gần gũi như Lào và Campuchia, các nước thuộc đối tác chiến lược và toàn diện như Hoa Kỳ, Anh và Tây Ban Nha. Việt Nam hiện là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020 và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) trong nhiệm kỳ 2020-202, với sự thành công trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19 trong nước, Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế trong việc củng cố địa vị và vai trò của mình trong các diễn đàn ngoại giao khu vực và quốc tế.

Last year, winning 192 out of 193 votes, Vietnam was officially elected as a non-permanent member of the UN Security Council for the 2020-2021 terms. This is the second time that the country has held this post, demonstrating its wish to contribute to world security and peace and proving Vietnam is a responsible member of the UN. Vietnam also takes on Chair of ASEAN 2020. Therefore, this country is holding the two responsibilities together for the first time. This will be an opportunity for Vietnam to take advantage of bilateral relations with other countries, creating new impetus for enhancing the role and position of the country.

Năm ngoái, Việt Nam đã chính thức được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho nhiệm kỳ 2020-2021 với 192/193 phiếu bầu. Đây là lần thứ hai Việt Nam giữ chức vụ này, thể hiện mong muốn đóng góp cho an ninh hòa bình thế giới và chứng minh Việt Nam là một thành viên đầy trách nhiệm của LHQ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN 2020. Do đó, đây là lần đầu tiên nước ta đảm nhận hai trách nhiệm cùng một lúc. Chính vì thế, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tận dụng mối quan hệ song phương với các quốc gia khác để tạo động lực mới cho việc nâng cao vai trò và vị thế của đất nước.

This achievement highlighted Vietnam’s diplomatic efforts and its strong relationships with other nations around the world. Leaders of Party, State, Government and National Assembly made 17 official visits abroad and received 22 high-ranking delegations paying visits to Vietnam last year. To date, Vietnam has established a network of 30 strategic partners and comprehensive partners.

Moreover, also in 2019, Vietnam hosted the second summit between the Democratic People’s Republic of Korea and the US, a move highly praised by the international community.

Thành tựu này đã nêu bật những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam và chứng minh mối quan hệ bền chặt với các quốc gia khác trên thế giới. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đã có 17 chuyến thăm nước ngoài chính thức và đón 22 đoàn đại biểu cấp cao đến thăm Việt Nam vào năm ngoái. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập một mạng lưới gồm 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện.

Hơn nữa, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao khi là quốc gia tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hoa Kỳ vào năm 2019.

The diplomatic prominence of Vietnam helps it defend the nation’s sovereignty and territorial integrity, both on land and at sea.

The South China Sea (called East Sea in Vietnam) is a living space and has room for growth of coastal countries, including Vietnam, and space for cooperation between countries in and outside the region. The South China Sea also holds vital global maritime routes in terms of both of goods and number of vessels.

Sự nổi bật trong công tác ngoại giao của Việt Nam giúp nước ta bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia cả trên đất liền và trên biển. Biển Nam Trung Hoa (được gọi là Biển Đông ở Việt Nam) là một không gian sống mang đến tiềm năng phát triển cho các quốc gia giáp biển bao gồm Việt Nam, và là không gian chung để đẩy mạnh hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực. Biển Đông cũng là nơi nắm giữ các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng gây tầm ảnh hưởng lên cả hàng hóa và số lượng lớn tàu ở khu vực này.

China has launched a massive island seizure and rebuilding efforts throughout the South China Sea in recent years, transforming numerous reefs into artificial islands that can support military installations, all the while ignoring competing claims over the regions by Brunei, Malaysia, Vietnam, Philippines and Taiwan.  Philippines filed the case against China at the Permanent Court of Arbitration (PCA) in The Hague, the Netherlands, in January 2013. On 12 July 2016, PCA ruled that there was no legal basis for China to claim historic rights to resources within the area which is so-called the nine-dash line. The nine-dash line is not regconized by the international community.   

Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiếm giữ đảo quy mô lớn và nỗ lực tái thiết Biển Đông trong những năm gần đây bằng cách biến những rặng san hô thành đảo nhân tạo để hỗ trợ các căn cứ quân sự và phớt lờ các yêu sách cạnh tranh trong khu vực của Brunei, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan vào tháng 1/2013. Vào ngày 12/7/2016, PCA đã ra phán quyết rằng việc Trung Quốc đòi quyền lợi lịch sử đối với các tài nguyên trong khu vực mà họ gọi là đường chín đoạn là không có cơ sở pháp lý. Cộng đồng quốc tế không công nhận thứ gọi là đường chín đoạn này.   

The Ministry of Foreign Affairs of Vietnam has declared Vietnam’ consistent policy that all international disputes, including those in the South China Sea, must be resolved by peaceful means as regulated in the Law of the Sea (UNCLOS 1982). This has been asserted strongly in Vietnam National Assembly’ resolution ratifying the UNCLOS in 1994.    

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã tuyên bố chính sách nhất quán của Việt Nam rằng tất cả các tranh chấp quốc tế, bao gồm cả các vấn đề ở Biển Đông, phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình theo quy định của Luật Biển (UNCLOS 1982). Việc nghị quyết của Quốc hội Việt Nam phê chuẩn UNCLOS năm 1994 đã khẳng định mạnh mẽ điều này.     

Vietnam have concluded the demarcation of and fisheries cooperation in the Gulf of Tokin with China in 2000, maritime demarcation with Thailand in 1997 and continental Shelf demarcation with Indonesia in 2003, signed an agreement on joint oil and gas exploitation with Malaysia in 1992 and a treaty on historical waters with Cambodia in 1988. Vietnam is also stepping up negotiations to handle demarcation of the sea off the mouth of the Gulf of Tokin with China and the demarcation of the Exclusive Economic Zone (EEZ) with Indonesia.

Việt Nam đã ký kết phân định và hợp tác đánh bắt cá ở Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc năm 2000, phân định hàng hải với Thái Lan năm 1997 và phân định thềm lục địa với Indonesia năm 2003, ký hiệp định khai thác dầu khí chung với Malaysia năm 1992 và hiệp ước trên vùng biển lịch sử với Campuchia năm 1988. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh các cuộc đàm phán để xử lý việc phân định biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc và phân định Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) với Indonesia.

Vietnam patiently and resolutely fought against infringing acts of the Vietnamese EEZ and continental shelf – as specified in according with UNCLOS’ terms-by peaceful measures, including sending diplomatic notes voicing its protests, circulating the notes at the UN, and repeatedly reaffirming that Vietnam reserves the right to make use of all peaceful measures in line with international law to protect the country’s legitimate rights and interests under UNCLOS.

Việt Nam kiên nhẫn và kiên quyết đấu tranh chống các hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và tuân theo được quy định trong các điều khoản hòa bình của UNCLOS bao gồm gửi các công hàm ngoại giao lên tiếng phản đối đã được lưu hành các tại Liên Hợp Quốc và liên tục tái khẳng định rằng Việt Nam duy trì quyền sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước theo UNCLOS.

Recently, Vietnam’s Ministry of Foreign Affairs’ spokeswoman Le Thi Thu Hang on April 9 said that Vietnam has protested China’s illegal claims over the South China Sea by submitting a diplomatic note to the UN. This move was taken amidst the backdrop of growing tensions over China’s sinking of Vietnamese fishermen’ boat with eight crew members on board on April 4 off the waters of Hoang Sa (Paracel) islands. Hang also stressed that Vietnam asserts its sovereignty over the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) archipelagos in the South China Sea in accordance with international law. In addition, the country affirms its sovereignty, sovereign rights and jurisdiction over the waters stipulated in the 1982 UNCLOS.

Mới đây, vào ngày 9/4, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, tuyên bố rằng Việt Nam phản đối các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông bằng cách gửi một công hàm ngoại giao tới Liên Hợp Quốc. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng khi Trung Quốc đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam với tám thuyền viên trên tàu trong địa phận quần đảo Hoàng Sa vào ngày 4/4. Bà Hằng cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn giữ vững khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế. Ngoài ra, nước ta khẳng định những chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển đã được quy định trong UNCLOS 1982.

Vietnam is going to celebrate the Reunification Day by April 30 and the International Day by May 1. Reunification Day, from April 30, 1975, plays a very important role in long-term history of Vietnam as it terminates the Vietnam War and the indochina war. From April 23, Vietnam was among first nations in the world to reopen after more than 3 weeks following an outbreak of Covid-19. Vietnam has maintained the socio-economic stability during the past decades. This is a positive sign which helps its economy to sustain its growth momentum. The favorable business environment and free trade agreements are expected to help increase foreign investment capital in Vietnam in the coming future. International investors should think about investing in Vietnam when many other countries are now in the Covid-19 pandemic and risk of economic recession in the Western world. 

Việt Nam sắp tới sẽ kỷ niệm Ngày Thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Trong đó, ngày Thống nhất đất nước kể từ 30/4/1975 đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử lâu đời của Việt Nam về việc chấm dứt Chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Đông Dương. Ngoài ra, từ ngày 23/4, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới mở cửa trở lại sau hơn 3 tuần kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát cho thấy Việt Nam đã duy trì được sự ổn định kinh tế xã hội trong suốt những thập kỷ qua. Đây là một dấu hiệu tích cực giúp nền kinh tế của nước ta duy trì đà tăng trưởng. Môi trường kinh doanh thuận lợi và các hiệp định thương mại tự do dự kiến sẽ giúp vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được đẩy mạnh hơn trong tương lai. Trong bối cảnh nhiều quốc gia khác hiện đang chìm trong đại dịch Covid-19 và cùng lúc đối diện nguy cơ suy thoái kinh tế ở phương Tây, các nhà đầu tư quốc tế nên suy nghĩ về việc đầu tư vào Việt Nam trong tương lai. 

 

Thong ke