Báo song ngữ 109: Mang thai trong thời kỳ đại dịch Corona virus (COVID-19)

Image 27/05/2020 08:17

Image Báo song ngữ

On 1 January 2019 in Spain, newborn baby girl Sofia Karapetyan with her mother Lilit Grigoryan poses at the Vall d’Hebron Barcelona Hospital Campus in Barcelona.

Pregnancy is a special time full of excitement and anticipation. But for expectant mothers facing the outbreak of the coronavirus disease (COVID-19), fear, anxiety and uncertainty are clouding this otherwise happy time. To learn more about how women can protect themselves and their little one, we spoke with Franka Cadée, President of the International Confederation of Midwives.

COVID-19 is a new virus and research into it is ongoing. We will update this article as new information becomes available.

Mang thai là một thời kỳ đặc biệt, nhiều niềm vui và đợi chờ. Tuy nhiên, với những bà mẹ đang mong chờ đứa con ra đời trong thời kỳ bùng nổ Covid-19, họ vẫn phải đau đáu nhiều nỗi lo lắng và mông lung vô định. Để tìm hiểu thêm về cách mà những người phụ nữ có thể tự bảo vệ bản thân và sinh linh bé nhỏ của mình, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Chủ tịch Liên đoàn hộ sinh quốc tế - bà Franka Cadée.

Covid-19 là một chủng virus hoàn toàn mới và các nghiên cứu về loại virus này đang được thực hiện. Những thông tin mới nhất liên quan đến bài báo sẽ tiếp tục được cập nhật đến bạn đọc.

Is it safe to continue prenatal check-ups?

Many expectant mothers are fearful of going to appointments while they are taking precautions, such as staying home and practicing physical distancing when outside. “You do see a lot of adaptation happening at the moment in the world where midwives are doing clinics or certain appointments by phone, so that the actual looking at the baby and the growth of the baby appointment can be short,” says Cadée. “I expect that pregnant women will find they’re seeing their healthcare professional less, to protect them and the healthcare professional from getting infected and that they will be seen live when it’s necessary.” Modifications may also be tailored for individual patients depending on their respective conditions, for example lower vs. higher-risk pregnancies.

Việc tiếp tục kiểm tra tiền sản có an toàn không?

Rất nhiều người phụ nữ sắp làm mẹ cảm thấy lo sợ vì những cuộc hẹn trong giai đoạn họ được khuyến cáo rất nhiều điều, đại loại như phải ở trong nhà, phải thực hiện giãn cách khi đi ra đường. Bà Cadée nói “Chúng ta có thể thấy rất nhiều sự thích nghi trong thời điểm này, trên toàn thế giới, các nữ hộ sinh hoặc làm việc tại phòng khám, hoặc phải thực hiện các cuộc hẹn khám cố định qua điện thoại. Điều này đã làm cho thời gian dành cho việc quan sát sự phát triển của em bé bị rút ngắn nhiều. Tôi hy vọng rằng những phụ nữ mang thai sẽ nhận ra họ ít gặp chuyên gia sức khỏe bao nhiêu, thì họ bảo vệ bản thân và chuyên gia khỏi bệnh dịch bấy nhiêu, và họ hoàn toàn có thể được khám qua hình thức online khi cần thiết. Những sự thay đổi có thể được “may đo” tùy theo điều kiện và tình trạng của từng bệnh nhân, ví dụ như mang thai rủi ro cao, hay mang thai rủi ro thấp.

Cadée advises mothers to find out what options are available to them from their healthcare professional and in their communities. “The person who’s taking care of you is perfectly geared to you and your own needs, so your midwife or obstetrician will know best.”

Bà Cadée đề xuất những phương án thăm khám y tế phù hợp với từng sản phụ tại địa phương. Bà còn khẳng định rằng “Người chăm sóc bạn phải là người hiểu rõ những thứ bạn cần nhất, đó chỉ có thể là các nữ hộ sinh hay các bác sĩ khoa sản mà thôi”.

After your child is born, it is also important to continue receiving professional support and guidance, including routine immunizations. Speak to your healthcare provider about the safest way to have these appointments, for you and your baby.

Sau khi em bé được sinh ra, những hỗ trợ và chỉ dẫn từ chuyên gia y tế rất cần thiết, đặc biệt là những chỉ dẫn về miễn dịch. Hãy trao đổi với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để tìm ra cách tốt nhất để thực hiện những cuộc thăm khám y tế này, sao cho an toàn và thuận lợi nhất cho cả mẹ và bé.

If I have coronavirus disease (COVID-19) will I pass it to my baby?

We still do not know if the virus can be transmitted from a mother to her baby during pregnancy. “The COVID-19 virus has not been found in vaginal fluid, in cord blood or breastmilk,” says Cadée, although information is still emerging. To date, COVID-19 has also not been detected in amniotic fluid or the placenta.

Liệu covid-19 có truyền từ mẹ sang con?

 

Chúng ta vẫn chưa biết liệu virus này có thể bị lây truyền từ mẹ sang con trong suốt thai kỳ hay không. Chủ tịch Cadée cho hay: “Mặc dù vẫn có thông tin đề cập đến vấn đề này nhưng chưa có phát hiện nào tìm thấy vi rút COVID-19 trong dịch âm đạo, mạch máu hay tuyến sữa. Cho đến nay, COVID-19 cũng chưa được tìm thấy ở dịch màng ối hay nhau thai.

The best thing you can do is to take all necessary precautions to prevent yourself from contracting the COVID-19 virus. However, if you’re pregnant or have just given birth and feel ill, then you should seek medical care promptly and follow instructions from your health care provider.

Điều tốt nhất bạn có thể làm là làm theo tất cả các chỉ dẫn cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm vi rút COVID-19. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hay vừa mới sinh mà cảm thấy mệt mỏi, thì hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất và làm theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.

I was planning on giving birth in a hospital or healthcare clinic. Is this still a good option?

“Women should ask their midwife [or health care professional] what they feel is the safest place for them and how precautions are being taken from situation to situation,” recommends Cadée. “It depends on the woman, on her situation and on the healthcare system.”

Liệu sinh con ở bệnh viện hay phòng khám có còn là một sự lựa chọn tốt nhất không?

“Phụ nữ nên trao đổi với các nữ hộ sinh, hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về những nơi họ cảm thấy an toàn nhất và những đề phòng cụ thể cho từng địa điểm khác nhau. Điều này cũng phụ thuộc vào tình trạng của họ và hệ thống chăm sóc sức khỏe ở địa phương”. Bà Cadée cho biết.

“You would hope that most healthcare facilities have different facilities where those with the COVID-19 virus go in one entrance and the others in another. But in some situations that’s totally not possible,” says Cadée. “In certain high-income countries like in the Netherlands where I come from, we have a system whereby home birth is integrated within the system. So home birth within the system is safe and you are seeing more women give birth at home [but this is certainly not the case in most countries]. And even certain hotels are being used in the Netherlands by midwives for women to be able to give birth in the hotel which is made safe for a woman to give birth, so she doesn’t have to go to the hospital. But that is very much within that local context.”

For the safest option for you, it important to speak to the healthcare professional who is supporting you throughout your pregnancy and birth.

“Bạn có thể hy vọng rằng, hầu hết các cơ sở chăm sóc sức khỏe sẽ có những khu vực khác nhau, và người bị nhiễm COVID-19 và những bệnh nhân khác sẽ có các lối ra vào khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng “chung đụng” lối đi là không thể tránh khỏi. Ở một số đất nước thu nhập cao như Hà Lan (quê hương của tôi), chúng tôi có một hệ thống nhất quán về sinh con tại nhà. Hệ thống này rất an toàn và bạn có thể thấy, ngày càng nhiều phụ nữ lựa chọn sinh con tại nhà (tất nhiên điều này không đúng với hầu hết các nước). Và thậm chí một số khách sạn ở Hà Lan đã được các nữ hộ sinh “trưng dụng” để làm bàn sinh nở an toàn cho những người phụ nữ có khả năng sinh con khi đang ở khách sạn, vì vậy họ không cần phải đến bệnh viện nữa. Tuy nhiên, điều này chỉ phố biến ở địa phương.”

Có một điều quan trọng cần hết sức lưu ý để có một sự lựa chọn an toàn nhất, đó là, hãy trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để họ có thể giúp đỡ bạn trong suốt giai đoạn thai kỳ và lúc sinh con.

Can my partner or family member be nearby when I give birth?

While policies vary by country, Cadée believes women should have someone nearby to support them, as long as the proper precautions are taken, such as wearing a mask while in the delivery room and washing their hands. “We are finding that in certain countries people are not being allowed to be with women, and that is worrying me. I can understand that you want to reduce the number of people with a woman while she is giving birth because you’re trying to reduce contact, and that is very very logical, but let’s make sure that a woman has someone, one person, with her while she’s giving birth – her partner, her sister, her mother, [or the closest person of her choice]. And please keep the babies with the mothers.”

Liệu chồng và gia đình có nên ở bên sản phụ lúc sinh con không?

Mặc dù các chính sách của mỗi nước là khác nhau, bà Cadée tin rằng phụ sản nên có người bên cạnh để hỗ trợ, miễn là vẫn thực hiện đầy đủ các biện pháp đề phòng rủi ro, như là đeo khẩu trang trong phòng sinh nở, hay rửa tay đúng quy định. Vị Chủ tịch này cho biết “Chúng tôi điều tra thấy, ở một số đất nước, người ta không cho phép ai được ở bên cạnh sản phụ. Điều này khiến tôi rất buồn lòng. Tôi có thể hiểu rằng họ muốn giảm bớt số lượng người để hạn chế sự tiếp xúc gây xao nhãng. Điều đó rất hợp lý nhưng hãy đảm bảo rằng phụ sản phải có ít nhất một người ở bên, khi cô hạ sinh em bé. Đó có thể là chồng, chị gái, hay mẹ, hay bất cứ một người thân nào theo mong muốn của cô ấy. Và nhất thiết phải nhớ rằng, hãy để em bé nằm bên cạnh người mẹ.

“We have to be compassionate and understand each situation as it is and that the healthcare professionals together with the family members are doing their best, using their common sense and listening to each other. I think that’s very important: that we try to work as a community.”

“Chúng tôi cần phải hết sức đồng cảm và thấu hiểu cho từng trường hợp. Việc vừa có cả chuyên gia y tế, vừa có cả người thân ở bên cạnh sẽ là điều kiện tốt nhất cho người sản phụ thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Tôi nghĩ điều này vô cùng quan trọng: chúng ta đang cố gắng để sống và làm việc như một cộng đồng gắn kết.”

I’m feeling incredibly anxious about giving birth. What should I do to cope?

Having a plan in place for your birth can help ease feelings of anxiety by giving you more of a sense of control, but recognizing that the current situation means there may be less predictability depending where you live. “This should include who to phone when the labour begins, who will provide support during labour and where. Establish what restrictions will be in place for hospital birth regarding support people and family members,” advises Cadée.

Người sản phụ cần phải làm gì để đối phó với sự bồn chồn, lo lắng về việc sinh con?

Có kế hoạch rõ ràng về nơi mà bạn sẽ sinh em bé sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, việc lên kế hoạch sẽ làm cho bạn cảm thấy mình kiểm soát được mọi việc tốt hơn. Nhưng hành động này sẽ khiến cho bạn khó nhận ra được tình hình hiện tại có thể sẽ khác nhiều so với kế hoạch, phụ thuộc vào điều kiện và nơi mà bạn sống. “Việc lên kế hoạch bao gồm cả việc xác định phải gọi cho ai trong trường hợp chuyển dạ, ai sẽ là người hỗ trợ trong suốt quá trình sản phụ vượt cạn, thậm chí cả việc thiết lập những hạn chế nào cần được áp dụng liên quan đến người hỗ trợ và các thành viên trong gia đình khi sinh tại bệnh viện.” - Bà Cadée đưa ra lời khuyên.

She also recommends doing simple things at home to relax, “like [stretching] exercises, breathing exercises and giving your midwife a call if you need to.” Focus on taking care of yourself as much as you possibly can. “Eat well, drink well, put your hands on your belly and enjoy being pregnant.”

Nữ Chủ tịch Liên đoàn nữ hộ sinh quốc tế còn gợi ý những động tác đơn giản phụ sản có thể thực hiện để thư giãn như tập thể dục giãn cơ, các bài tập thở, và nhắc nhở gọi điện cho người hộ sinh nếu cảm thấy cần thiết. “Tập trung vào chăm sóc cho bản thân tốt nhất có thể. Ăn uống đầy đủ, thường xuyên đặt tay lên bụng để cảm nhận một mầm sống đang lớn lên trong cơ thể mình và tận hưởng quãng thời gian mang thai”.

What questions should I be asking my healthcare professional?

Cadée underlines the importance of establishing a trusting relationship with your healthcare provider. “All of those questions that have to do with you and your health, I would ask them freely. If you have an open relationship with your healthcare provider – with your midwife, with your obstetrician – they will discuss these things with you and answer you openly. It is your absolute right to know these things because it’s your body and your baby.”

Nên hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe những câu hỏi như thế nào?

Bà Cadée nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ tin tưởng với bên dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bạn có thể thoải mái đặt bất cứ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe và công tác chuẩn bị cho việc sinh em bé. Nếu bạn mở lòng với những người hộ sinh và bác sĩ phụ sản, họ sẽ trao đổi với bạn một cách cởi mở hơn. Tất cả những thông tin đó đều là kiến thức mà bạn có quyền được biết, vì đó chính là cơ thể của bạn, là sinh linh bé nhỏ của con bạn”.

“Midwives are responding to increased demands on their services as are doctors and nurses, and so may take a little longer to respond,” Cadée notes. She suggests establishing a system of how and when to communicate with your healthcare professional. For example, organize routine around appointments, and how to get in touch for urgent care. It may also be helpful to talk to care providers in advance about obtaining a copy of your health records including record of prenatal care, in case of any disruption or change in services.

“Những người hộ sinh đang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng về các dịch vụ đảm nhiệm bởi các bác sĩ và y tá, vì thế, có thể tốc độ phục vụ còn chưa nhanh”. Bà Cadée đề xuất nên thiết lập một hệ thống kết nối mọi lúc - mọi nơi với chuyên gia. Ví dụ, tổ chức một cuộc hẹn hàng ngày để nói về những cách thức liên hệ trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp. Việc thỏa thuận trước với bên cung cấp dịch vụ về việc có một hồ sơ sức khỏe, bao gồm hồ sơ chăm sóc tiền sản, phòng trường hợp có sự gián đoạn hay thay đổi dịch vụ chăm sóc là rất cần thiết.

When it comes to your plan for giving birth, it is important to ask as many questions as you need to. Cadée suggests the following:

  • Am I at risk of coronavirus disease (COVID-19) in this space? Has someone else been here with the COVID-19 virus?
  • How do you separate people with the COVID-19 virus from people who have not?
  • Is there enough protective clothing for the healthcare professionals?
  • Am I allowed to take someone with me? If not, why not?
  • Am I allowed to keep my baby with me? If not, why not?
  • Am I able to breastfeed my baby? If not, why not?
  • Am I allowed to give birth vaginally or do you give Caesarean section sooner? If so, why is that?

Khi lên kế hoạch cho việc sinh em bé, đừng quên đặt ra những câu hỏi như sau.

 

  • Bạn có nguy cơ nhiễm Covid-19 không? Những người xung quanh có ai bị nhiễm COVID-19 chưa?
  • Làm thế nào để bạn có thể phân biệt được người mắc COVID-19 và người khỏe mạnh?
  • Liệu có đủ trang phục bảo hộ cho các chuyên gia sức khỏe hay không?
  • Bạn có được phép ở bên cạnh với người thân hay không? Tại sao?
  • Bạn có được phép giữ em bé nằm bên cạnh mình không? Tại sao?
  • Liệu bạn có thể cho con bú không? Tại sao?
  • Bạn có được phép lựa chọn sinh thường hay phải phải mổ sớm hơn không? Tại sao?

What should women pack to go into hospital given the coronavirus disease (COVID-19) outbreak?

“I don’t think women need to take anything extra, but they should take precautions well into account,” advises Cadée.

She expects some hospitals may ask women to go home more quickly than normal if they’re healthy. “Again, that will be different from area to area, from woman to woman, from hospital to hospital,” she says, recommending expecting mothers to “ask their midwife or their obstetrician for advice that’s really tailor made for them.”

Sản phụ nên mang theo những đồ dùng gì khi vào bệnh viện trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát?

“Tôi không nghĩ sản phụ cần mang thêm cái gì nữa, họ nên đề cao cảnh giác và cẩn thận trong mọi tình huống” - Cadee đưa ra lời khuyên.

Cadee hy vọng rằng một số bệnh viện cho phép sản phụ xuất viện nhanh hơn bình thường nếu như sức khỏe họ tốt. Cái này cũng tùy thuộc vào từng khu vực khác nhau, tùy vào tình trạng của sản phụ khác nhau, cũng như từng bệnh viện khác nhau. Bà gợi ý những sản phụ nên xin lời khuyên cụ thể từ người hộ sinh, hoặc bác sĩ khoa sản của mình.

Once I have given birth, what can I do to protect my newborn from the COVID-19 virus?

The best thing you can do is to keep it simple: stick to just your family and don’t ask for visitors right now. “Also make sure that your children (if you have other children) that they’re not with other children. Get your family to wash their hands and take good care of themselves,” says Cadée.

Làm thế nào để bảo vệ em bé khỏi vi rút COVID-19 khi vừa chào đời?

 

Điều tốt nhất bạn có thể làm là đơn giản hóa mọi việc: Gắn kết với gia đình nhiều hơn thay vì chờ đợi một ai đó đến thăm lúc này; đảm bảo rằng những đứa trẻ trong gia đình không giao lưu với những đứa trẻ hàng xóm; nhắc nhở cả gia đình thường xuyên rửa tay và chăm sóc tốt cho bản thân.

Although it’s a difficult time, Cadée recommends trying to see the positive side of having this time to bond as a family. “Sometimes it can be very busy for young mothers and fathers to have so many visitors. Enjoy the quietness of your [immediate] family together for this time. It’s quite special to be able to bond with your baby alone, discover that new human being and enjoy that.”

Mặc dù đây là một thời điểm khó khăn, bà Cadée vẫn khuyên chúng ta hãy nhìn mọi thứ theo hướng tích cực: đây chính là dịp để thành viên trong gia đình dành thời gian cho nhau. Vì đôi khi, những ông bố bà mẹ trẻ mải bận rộn với khách khứa, làm ăn. Hãy tận hưởng sự yên tĩnh trong căn nhà, vui vẻ với những khoảnh khắc bên gia đình thân yêu. Tranh thủ thời gian này để trò chuyện nhiều hơn với em bé, để biết được rằng, sinh linh bé nhỏ đó cũng đang vô cùng thích thú.

I am an expecting mother. What should I be doing to keep myself safe during the COVID-19 virus outbreak?

As far as the research shows, pregnant women are not at a higher risk of contracting the COVID-19 virus than any other group of people. That being said, due to changes in their bodies and immune systems, pregnant women in the last months of pregnancy can be badly affected by some respiratory infections, and so it’s important to take precautions. “I know that for pregnant women it can be really hard – of course they’re caring for themselves and for their baby and sometimes have other children as well – but as far as we know, pregnant women are not at more risk than other people are, and for that reason they need to do the same things as everyone else,” explains Cadée. She advises practicing the following physical distancing measures:

Phụ nữ có thai phải làm gì để tự bảo vệ bản thân trong suốt đại dịch COVID-19?

 

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, phụ nữ mang thai không thuộc diện nguy cơ cao nhiễm vi rút COVID-19. Tuy nhiên, do sự thay đổi trong cơ thể và hệ miễn dịch, phụ nữ mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ có thể dễ bị ảnh hưởng xấu bởi các bệnh hô hấp. Vì vậy, phòng ngừa thận trọng là điều hết sức quan trọng. “Tôi biết việc này khó khăn đối với họ, vì họ vừa phải chăm sóc cho mình, vừa chăm sóc cho em bé lại vừa phải quán xuyến những đứa con khác nữa. Tuy nhiên như đã nói ở trên, phụ nữ mang thai không thuộc diện nguy cơ cao, vì vậy điều họ cần làm là thực hiện nghiêm túc những gì mà mọi người khác đang làm”. Cà Cadee giải thích và đề xuất một số giải pháp giãn cách như sau:

  • Avoid contact with anyone displaying symptoms of coronavirus disease (COVID-19).
  • Avoid public transport when possible.
  • Work from home, where possible.
  • Avoid large and small gatherings in public spaces, particularly in closed or confined spaces.
  • Avoid physical gatherings with friends and family.
  • Use telephone, texting or online services to contact your midwife, obstetrician and other essential services.

Additional protective measures include frequent hand washing with soap and water, regular cleaning and disinfection of frequently touched surfaces at home, self-monitoring of any signs or symptoms consistent with COVID-19 and seeking early care from a health care provider.

  • Tránh mọi liên hệ với người có biểu hiện của COVID-19.
  • Hạn chế nhất có thể việc sử dụng phương tiện công cộng.
  • Làm việc tại nhà nếu có thể
  • Tránh tụ tập ở những nơi công cộng, đặc biệt là ở những không gian kín và hẹp.
  • Hạn chế gặp mặt hẹn hò với bạn bè và người thân.
  • Liên hệ với nhân viên hộ sinh, và bác sĩ phụ sản qua các nền tảng online như điện thoại, nhắn tin, ...

 

Một số biện pháp phòng tránh bổ sung khác là thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, lau dọn và khử trùng những bề mặt hay tiếp xúc trong nhà, nhận thức về những dấu hiệu, triệu chứng của COVID-19 và tìm ngay đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được sự chăm sóc kịp thời.

Can I safely breastfeed my baby?

“As far as we know, it is perfectly safe to continue breastfeeding. It's the best thing a mother can do for her baby," says Cadée. Transmission of active COVID-19 (virus that can cause infection) through breast milk and breastfeeding has not been detected to date.

Làm thế nào để cho con bú một cách an toàn?

“Cho con bú liên tục là điều an toàn và tuyệt vời nhất mà người mẹ dành cho em bé.” Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào phát hiện ra sự lây truyền COVID-19 qua tuyến sữa.

If you suspect you may have the COVID-19 virus, it is important to seek medical care early and follow instructions from your health care provider. Mothers well enough to breastfeed should take precautions, including wearing a mask if available, washing hands before and after contact, and cleaning/disinfecting surfaces. If you are too ill to breastfeed, express milk and give it to your child via a clean cup and/or spoon – all while following the same precautions.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân mình đang mắc COVID-19, tìm ngay cơ sở y tế và làm theo những hướng dẫn của bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Những người mẹ đang cho con bú phải tuân thủ những quy tắc bảo vệ, đề phòng, như luôn luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên sau mỗi lần tiếp xúc và lau dọn các bề mặt. Nếu bạn quá yếu, không thể cho con bú theo cách tự nhiên, thì hãy dùng chiếc cốc và thìa sạch theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn để thực hiện công việc này.

What should I do if I live in a crowded space?

Many women around the world live in close proximity to lots of other people, making physical distancing much more challenging. In such places, “I would really ask the whole community to take care of their pregnant women,” urges Cadée. She recommends that people keep their distance from pregnant women as much as possible and that certain toilets be designated for them.

And don’t forget the importance of handwashing in the community. “Handwashing is not said for nothing. COVID-19 and soap don’t like each other. It’s a simple measure that can do a lot of good,” she says. “I really hope that whatever situation people face, that the community and the healthcare professionals think of a system whereby it is as safe and secure for pregnant women, who after all are giving birth to our future. That needs to be treasured!”

Sản phụ phải làm gì nếu sống ở một không gian đông người?

 

Nhiều người phụ nữ trên thế giới sống ở những khu vực rất đông người, vì thế mà công tác giãn cách không hề đơn giản. Ở những nơi như thế “tôi sẽ yêu cầu toàn cộng đồng tạo điều kiện tốt nhất cho người phụ nữ mang thai”. Bà Cadee cho biết, bà đã yêu cầu mọi người giữ khoảng cách hết sức có thể với sản phụ và nên dành một khu vệ sinh riêng biệt cho họ.

Và đừng quên tầm quan trọng của việc rửa tay. “COVID-19 và xà phòng là kẻ thù không độ trời chung. Rửa tay là một biện pháp đơn giản góp phần tạo nên kết quả tích cực. Tôi hy vọng rằng dù chuyện gì xảy ra đi nữa, cộng đồng và các tổ chức y tế hãy luôn nghĩ cho sự an toàn của phụ nữ mang thai, người sẽ sinh ra những mầm non tương lai của đất nước. Họ cần được chăm sóc và nâng niu.

 

Thong ke