Báo song ngữ 119: Thành phố giàu có nhất Ấn Độ lẽ ra phải là nơi chuẩn bị đầy đủ nhất để chống lại đại dịch Covid-19. Vậy tại sao Mumbai lại có tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất cả nước?

Image 03/07/2020 13:46

Image Báo song ngữ

 

India's richest city should have been its most prepared for coronavirus. So why does Mumbai have the country's highest infection rate?

 

Thành phố giàu có nhất Ấn Độ lẽ ra phải là nơi chuẩn bị đầy đủ nhất để chống lại đại dịch Covid-19. Vậy tại sao Mumbai lại có tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh cao nhất cả nước?

 

(CNN)-India's richest city is buckling under the weight of the coronavirus crisis.

 

 

Mumbai is considered the country's financial and entertainment capital, home to international businesses and the glamorous world of Bollywood. But it's also a transport hub with a dense population and dramatic wealth inequality -- conditions that experts say allowed Covid-19 to spread out of control.

 

(CNN)-Mumbai, thành phố giàu có nhất Ấn Độ đang phải oằn mình trước sức nặng từ cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

 

Mumbai là thủ đô tài chính và giải trí của Ấn Độ, nơi đây cũng tập trung các doanh nghiệp quốc tế và là thế giới đầy sức hút của Bollywood. Tuy nhiên, thành phố này cũng là trung tâm vận tải với dân số dày đặc và sự bất bình đẳng giàu nghèo rất rõ rệt. Theo các chuyên gia, đây là những lý do chủ yếu khiến Covid-19 lan rộng tới mức mất kiểm soát.

 

Mumbai alone has reported more than 50,000 cases -- nearly a fifth of India's total, and more than the Chinese city of Wuhan, ground zero for the pandemic. Maharashtra state, home to Mumbai, has confirmed more cases than the whole of China.

 

Chỉ riêng Mumbai đã ghi nhận hơn 50.000 trường hợp nhiễm Covid-19, chiếm gần một phần năm tổng số ca nhiễm tại Ấn Độ, nhiều hơn số ca ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc nơi dịch bệnh bắt đầu bùng phát. Tiểu bang Maharashtra, nơi tọa lạc của thành phố Mumbai đã ghi nhận số ca nhiễm nhiều hơn cả Trung Quốc.

 

India has recorded more than 286,000 coronavirus cases, including at least 8,100 deaths, according to the country's Ministry of Health and Family Welfare.

 

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình, Ấn Độ đã xác nhận hơn 286.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó ít nhất 8.100 số ca tử vong.

 

Although India's richest city, Mumbai's wealth is largely held by a small, elite group, who can afford care at expensive private hospitals. Most residents are left to public hospitals, which were quickly overwhelmed in April and May as the virus took hold.

 

Mumbai dù là thành phố giàu có, nhưng phần lớn tài sản được nắm giữ trong tay tầng lớp thượng lưu, những người có đủ khả năng điều trị tại các bệnh viện tư nhân đắt đỏ. Trong khi đó, các bệnh viện công đã nhanh chóng bị “áp đảo” bởi số lượng người bệnh nhập viện tăng cao vào tháng 4 và tháng 5.

 

At the public Nair Hospital, doctors have collapsed from exhaustion and dehydration, said one resident doctor there who requested anonymity.

 

"We expected that if infection took root, the health system would be overwhelmed," said Rajeev Sadanandan, Kerala's former health secretary and the chief executive of non-profit Health Systems Transformation Platform. "With the kind of population Mumbai has, there is no way that the infrastructure would have been enough."

 

Tại bệnh viện Nair, bác sĩ còn không đủ sức khỏe để chăm lo cho bản thân họ, một bác sĩ nội trú giấu tên cho biết.

 

 

Rajeev Sadanandan, cựu giám đốc Y tế bang Kerala, giám đốc điều hành Nền tảng Chuyển đổi hệ thống y tế, một tổ chức phi lợi nhuận ở Ấn Độ chia sẻ “Chúng tôi cho rằng hệ thống y tế sẽ quá tải nếu như sự lây lan dịch bệnh bén rễ trong cộng đồng,” “Cùng với đó là mật độ dân số quá đông tại Mumbai dẫn đến sự thiếu thốn về cơ sở hạ tầng.”

 

Mumbai missed its window of opportunity

 

Business travelers and tourists flow in and out of Mumbai, with many coming from places like Thailand or Malaysia that were hit by the virus before India.

 

Mumbai bỏ lỡ “thời điểm vàng” chống dịch

 

Các du khách và thương gia đến và rời khỏi Mumbai chủ yếu là người Thái Lan hay Malaysia, những nơi đã bị vi-rút cô-rô-na tấn công trước Ấn Độ.

 

"With lots of people carrying the virus coming here, the virus took root in the community," Sadanandan said. "Mumbai is the busiest place in India."

 

Ông Sadanandan nói rằng “Vì Mumbai là nơi phồn hoa nhất Ấn Độ, rất nhiều người mang mầm bệnh đã đến đây khiến dịch bệnh bén rễ trong cộng đồng.”

 

Mumbai also has a huge domestic migrant worker population -- meaning crowds commute in from its outskirts on public transit, said Dr. Deepak Baid, president of Mumbai's Association of Medical Consultants.

 

Tiến sĩ Deepak Baid, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Y tế Mumbai cho biết thành phố này cũng là nơi có lượng lao động nhập cư rất lớn, họ di chuyển từ vùng ngoại ô lên thành phố trên các phương tiện công cộng.

 

Prevention measures that may have helped stem the outbreak -- like tracking all travelers arriving from coronavirus-hit regions -- weren't taken in Mumbai, said Sadanandan.

 

Ông Sadanandan cũng nói thêm, các biện pháp phòng ngừa có thể ngăn chặn sự lây lan của vi-rút -- như việc theo dõi lịch trình của du khách đến từ các vùng dịch -- đã không được thực hiện ở Mumbai.

 

Once the virus arrived and began spreading through communities, authorities raced to respond -- but it was too late to contain it, especially since Maharashtra had not set up a contact tracing system.

 

"Your window of opportunity to prevent this is very, very small," Sadanandan added. "Mumbai missed that window of opportunity."

 

Khi vi-rút bắt đầu lây lan qua cộng đồng, các nhà chức trách mới đua nhau tìm cách ứng phó, nhưng đã quá muộn để ngăn chặn dịch, đặc biệt là bang Maharashtra còn chưa thiết lập hệ thống theo dõi tiếp xúc COVID-19.

 

“Thời điểm “vàng” ngăn chặn vi-rút bùng phát là rất ngắn và Mumbai đã bỏ lỡ nó”, ông Sadanandan nói.

 

Millions living in the slums

 

Home to about 18.3 million people, Mumbai is among India's most populous cities. Many of its streets are densely populated, and its trains and public buses are jam-packed with commuters.

 

Hàng triệu người sống trong khu ổ chuột

 

Với số dân 18,3 triệu người, Mumbai là thành phố đông dân nhất Ấn Độ. Các tuyến đường của thành phố luôn chật cứng xe cộ, với lượng người di chuyển bằng phương tiện công cộng “đông như nêm”.

 

Those in the upper middle class can afford to live in apartments that offer a little more space and opportunity for social distancing -- but the city's daily life and businesses are so intertwined that even the wealthy can't escape the virus.

 

Những người thuộc tầng lớp trung lưu sống trong các căn hộ có nhiều không gian hơn để thực hiện giãn cách xã hội -- nhưng cuộc sống đô thị hàng ngày bận rộn trong các doanh nghiệp đông nhân viên khiến người giàu cũng khó tránh được sự lây lan của vi-rút.

 

Many housekeepers, drivers, and household staff live in Mumbai's crowded slums, which were hit hard by the outbreak -- meaning they sometimes carried the virus to their places of employment, said Sayli Udas-Mankikar, senior fellow at ORF (Observer Research Foundation) Mumbai.

 

Bà Sayli Udas-Mankikar, thành viên cao cấp tại Tổ chức Nghiên cứu và Quan sát (OFR) Mumbai cho biết có rất nhiều tài xế và người giúp việc sống trong những khu ổ chuột của thành phố, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, điều này đồng nghĩa với việc họ có thể mang mầm bệnh đến nơi làm việc.

 

Among India's biggest cities, Mumbai's slums pose a unique health threat. Up to 60% of the city's population live cheek by jowl in informal housing or slums, where there is little running water or sanitation, said Udas-Mankikar.

 

Trong các thành phố lớn của Ấn Độ, các khu ổ chuột ở Mumbai là mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe của người dân. Hơn 60% dân cư tại thành phố sống trong khu ổ chuột hoặc những ngôi nhà tạm bợ, những nơi thiếu thốn nguồn nước và điều kiện vệ sinh, bà Udas-Mankikar cho hay.

 

"You put people into matchboxes," she said. "The spread can't be stopped ... once you have one person infected in the slum, it doesn't take long to multiply."

 

 

On April 1, Mumbai's Dharavi slum -- one of the biggest slums in Asia -- confirmed its first coronavirus death. Dharavi is home to about 1 million people, with a population density almost 30 times greater than New York.

 

"Khi đặt mọi người vào bên trong “hộp diêm”, sự lây lan sẽ không thể dừng lại, một khi có người nhiễm bệnh trong khu ổ chuột, và chỉ trong một thời gian ngắn, số người nhiễm sẽ tăng lên theo cấp số nhân”, bà Udas-Mankikar nói.

 

Ngày 1/4, Dharavi, một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á ở Mumbai đã xác nhận ca tử vong đầu tiên do Covid-19. Với khoảng 1 triệu người sinh sống, khu ổ chuột Dharivi có mật độ dân số gấp 30 lần so với New York.

 

At the time, India had only confirmed some 2,500 Covid-19 cases nationwide, but doctors warned the death in Dharavi signaled a coming "onslaught" of infections.

 

Ở thời điểm đó, Ấn Độ chỉ ghi nhận số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc là 2.500 trường hợp, nhưng các bác sĩ cảnh báo rằng trường hợp tử vong đầu tiên báo hiệu sự bùng nổ của đại dịch.

 

Authorities quickly took action, sending health workers to test residents in the slum and conduct contact tracing -- but the number of cases in the slums and broader Mumbai exploded nonetheless in the following weeks. Dharavi has now recorded more than 1,900 cases.

 

Các nhà chức trách đã có hành động nhanh chóng, các nhân viên y tế đã đến kiểm tra sức khỏe cho người dân và truy tìm dấu vết mầm bệnh -- nhưng số trường hợp mắc vi-rút ở các khu ổ chuột và trên toàn Mumbai đã bùng nổ trong các tuần sau đó. Tại Dharavi hiện đã ghi nhận hơn 1.900 ca nhiễm.

 

Hospitals without equipment

 

As the cases began piling up in May, public hospitals ran out of equipment and manpower.

 

Thiếu thốn thiết bị y tế tại các bệnh viện

 

Khi số ca nhiễm vi-rút tăng chóng mặt trong tháng 5, các thiết bị y tế và nguồn nhân lực ngày càng cạn kiệt tại các bệnh viện công cộng.

 

"When (a city's) GDP is high, inequality is also high," said Sadanandan. "When the government's system gets overrun, people won't be able to access expensive care at private hospitals."

 

“Mức GDP cao làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội trong thành phố. Khi hệ thống y tế của nhà nước quá tải, phần lớn người dân sẽ không thể tiếp cận đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tư nhân đắt đỏ”, ông Sadanandan cho biết.

 

Public hospital doctors say the situation reached its worst point in May, when there just wasn't enough equipment or space to handle the influx of patients. More equipment and assistance ordered by city authorities wouldn't arrive for weeks.

 

Các bác sĩ của bệnh viện công cho biết tình hình dịch bệnh phát triển rất tồi tệ trong tháng 5 do thiếu thiết bị hoặc không gian điều trị cho bệnh nhân. Chính quyền thành phố đã đặt nhiều thiết bị bảo hộ và hỗ trợ nhưng phải mất hàng tuần mới đến được các bệnh viện.

 

"There are no empty beds, we are operating at full capacity ... the situation was so grave in Mumbai that there are no beds even for people who are turning out to be positive," said Abhishek Mane, a resident doctor at KEM Hospital.

 

Abhishek Mane, bác sĩ nội trú tại Bệnh viện KEM cho biết: “Không còn giường trống, chúng tôi đang hoạt động hết công suất, tình hình ở Mumbai nghiêm trọng đến nỗi không có giường để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 có dấu hiệu hồi phục tích cực”,

 

One issue may be that while newly built field hospitals and response centers have proper equipment, existing hospitals were simply given patients without any extra time, preparation, or supplies, said the doctor at Nair Hospital.

 

Một vấn đề khác là trong khi các bệnh viện dã chiến và trung tâm kiểm soát dịch bệnh mới được xây dựng có thiết bị phù hợp để điều trị thì các bệnh viện công hiện tại chỉ là nơi để tiếp nhận bệnh nhân, thậm chí không có thêm thời gian chuẩn bị hoặc vật tư cần thiết trong việc đối phó với vi-rút, một bác sĩ tại Bệnh viện Nair chia sẻ.

 

"Here, we sometimes don't have enough masks or enough oxygen tanks," he told CNN last month. "We are doing our level best, but when patients die because of these administrative problems it's bad and it reduces our morale."

 

Tháng trước, vị bác sĩ này có chia sẻ với CNN, “Tại đây, có những thời điểm chúng tôi không đủ khẩu trang hoặc bình thở oxy. Chúng tôi đang cố hết sức, nhưng nhiều bệnh nhân tử vong do những thiếu thốn này đã khiến tinh thần của đội ngũ y bác sĩ ngày càng suy sụp”

 

Dr. Baid echoed this frustration, adding that there simply wasn't enough communication or support from the government during the worst of the crisis.

 

Tiến sĩ Baid cũng thể hiện tâm trạng thất vọng với vấn đề này, ông nói thêm rằng vấn đề cơ bản là chúng tôi không thể liên lạc hoặc xin hỗ trợ từ chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng tồi tệ nhất.

 

"Among government hospitals, there needs to be better administrative planning and there shouldn't be confusion," he said. "There have to be specialized people in each department; that foresight has to be there from the government, and that can happen when they involve doctors because we are working on the ground."

 

Ông cho biết “Đối với các bệnh viện công, chính phủ cần có kế hoạch tốt hơn và chính xác hơn, cần phân bổ những người có chuyên môn trong mỗi bộ phận và biết nhìn xa trông rộng, nhất là khi đội ngũ y bác sĩ đang làm việc đến kiệt sức.”

 

Iqbal Chahal, chief of the Brihanmumbai Municipal Corporation -- Mumbai's civic body -- acknowledged there had been issues in the initial response.

 

Iqbal Chahal, Giám đốc của Brihanm ERIC City Corporation -- cơ quan dân sự của Mumbai -- thừa nhận rằng đã có rất nhiều vấn đề phát sinh trong giai đoạn đầu ứng phó với đại dịch.

 

"I partly agree that doctors are overstretched, but initially a lot of problems happened because this was an unforeseen, unprecedented situation," he said.

 

“Tôi thừa nhận rằng các bác sĩ đã quá căng thẳng, nhưng ban đầu có rất nhiều vấn đề xảy ra bởi vì đây là một tình huống không lường trước được và chưa từng có,” ông Chahal nói.

 

But he pointed to several measures that have alleviated the burden in recent weeks, such as importing medical staff and extra equipment from other states.

 

Dù vậy, ông đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm bớt căng thẳng trong những tuần gần đây, chẳng hạn như luân chuyển nhân viên y tế và nhập các thiết bị hỗ trợ từ bang khác.

 

Udas-Mankikar also praised the government's measures, saying the administration had "stretched themselves as much as they could." The fact that the city was overwhelmed so quickly and so badly pointed to insufficient investment in healthcare infrastructure -- a larger issue that existed long before the pandemic, she said.

 

Bà Udas-Mankikar cũng ca ngợi các biện pháp phòng tránh dịch của chính phủ, khẳng định “chính quyền đã cố gắng hết mức có thể". Thực tế là thành phố đã bị “ngập lụt” trong dịch Covid quá nhanh và quá tệ hại, điều đó chỉ ra bất cập trong đầu tư cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe, một vấn đề đã tồn tại rất lâu từ trước đại dịch.

 

"The public health infrastructure that is available is grossly inadequate," she said. "And the private health infrastructure is largely what the non-poor access, which is highly expensive ... So while the public hospitals are largely free of charge, they are only accessed by the poor people."

 

Bà chia sẻ thêm “Cơ sở hạ tầng y tế công cộng có sẵn thì không đủ cung ứng, còn các bệnh viện tư nhân là nơi mà những người nghèo không thể tiếp cận vì chi phí quá đắt đỏ... Chính vì vậy mà hàng triệu người nghèo chỉ có thể vào các bệnh viện công vì không mất viện phí.”

 

Approaching the peak of infection

 

Doctors are now cautiously hoping the worst is about to pass, with the situation showing marginal signs of improvement in recent weeks.

 

Chuẩn bị đối phó với “đỉnh dịch”

 

Các bác sĩ hy vọng thời gian khó khăn nhất sẽ qua sớm vì tình hình đang có dấu hiệu cải thiện trong những tuần gần đây.

 

The wait for a hospital bed dropped from days to hours, and the municipal government formed a task force of Mumbai doctors to make policy recommendations, Baid said. Other hospitals reported finally receiving more ventilators and manpower.

 

Tiến sĩ Baid chia sẻ rằng thời gian chờ giường trống giảm từ vài ngày xuống còn vài giờ, chính phủ đã thành lập một đặc nhiệm các y bác sĩ để đưa ra các quyết sách một cách kịp thời. Các bệnh viện khác cũng báo cáo rằng cuối cùng đã được cung cấp nhiều máy thở và nguồn nhân lực y tế.

 

Chahal said the city had also set up hundreds of "containment zones" within slums to limit exposure and further infection, and were sanitizing the slums' shared bathroom facilities multiple times a day. The government is also offering financial incentives for doctors, nurses, and medical graduates to help at the hospitals, he said.

 

Ông Chahal cho hay thành phố đã thiết lập hàng trăm “chốt kiểm dịch” tại các khu ổ chuột để hạn chế sự tiếp xúc và ngăn chặn dịch bệnh lây lan thêm, bên cạnh đó cũng thực hiện công tác vệ sinh các thiết bị tại phòng tắm chung nhiều lần trong ngày. Chính phủ cũng đang cung cấp ưu đãi tài chính dành cho đội ngũ bác sĩ, y tá và sinh viên tốt nghiệp ngành y trợ giúp các bệnh viện.

 

However, he and other experts warned it's too soon to relax. After months of lockdown, Mumbai's residents are growing frustrated and anxious; many have stopped wearing masks or maintaining social distance in public, said Udas-Mankikar, calling it "very concerning" behavior.

 

Tuy nhiên, ông và các chuyên gia khác cảnh báo rằng còn quá sớm để “thở phào nhẹ nhõm”. Sau nhiều tháng phong tỏa, người dân Mumbai ngày càng cảm thấy hoang mang và lo lắng, rất nhiều người ra đường không đeo khẩu trang hay thực hiện giãn cách xã hội. Bà Udas-Mankilar cho rằng đây là việc làm “rất đáng đáng động”.

 

And Mumbai still isn't past the peak -- experts have predicted this peak will arrive around June 15, said Chahal.

 

Mumbai vẫn chưa đạt đến giai đoạn đỉnh dịch -- các chuyên gia đã dự đoán giai đoạn bùng nổ sẽ vào khoảng ngày 15 tháng 6, Chahal nói.

 

"We are in this peak of Covid-19 as of now," said Mane. Even if the situation calms in the coming months, "until then, we have less number of beds, there are many more patients that are coming every day, and the graph (of infections) is increasing."

 

Bác sĩ Mane cho biết "Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đang ở giai đoạn đỉnh dịch. Ngay cả khi tình hình dịu bớt trong những tháng tới, cho đến lúc đó, chúng tôi vẫn thiếu số lượng giường nằm, còn số lượng bệnh nhân nhiễm vi-rút thì vẫn tăng lên hằng ngày."

 

By Esha Mitra, Jessie Yeung and Vedika Sud, CNN

 

Được viết bởi Esha Mitra, Jessie Yeung và Vedika Sud, CNN

 

 

 

 

 

Thong ke