[BÍ KÍP NGHỀ DỊCH] BẢY PHƯƠNG PHÁP DỊCH CƠ BẢN

Image 27/05/2020 08:52

Image Dịch thuật

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

[BÍ KÍP NGHỀ DỊCH] BẢY PHƯƠNG PHÁP DỊCH CƠ BẢN 

Dịch thuật thường được biết đến như “quá trình chuyển nghĩa từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích.” Nhưng chuyển nghĩa như thế nào thì từng dịch giả lại có một phong cách khác nhau.

Được khởi xướng bởi J. P. Vinay and J. Darbelnet, có 7 phương pháp dịch cơ bản đã được các dịch giả tiếp thu và phát huy. Hãy cùng Học viện Tài năng Sao Khuê tìm hiểu 7 phương pháp dịch đó nhé!

 

1. BORROWING TECHNIQUE (Phương pháp dịch vay mượn) 

Vay mượn là một kỹ thuật dịch thuật liên quan đến việc sử dụng cùng một từ hoặc trạng thái biểu cảm trong văn bản gốc và văn bản đích. Trong trường hợp để lấp một khoảng trống về ngữ nghĩa (ví dụ như một kĩ thuật mới, một khái niệm chưa được biết đến) thì phương thức dịch vay mượn là phương thức đơn giản trong tất cả.

Ví dụ:
- email -> email, internet -> internet (vay mượn không thay đổi về hình thức và nghĩa)
- canteen -> căn tin (vay mượn thay đổi về hình thức nhưng không thay đổi nghĩa)

 

2. CALQUE TECHNIQUE (Phương pháp dịch sao phỏng) 
Sao phỏng là một loại dịch vay mượn đặt biệt, toàn bộ đơn vị cú pháp được vay mượn thế rồi các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa.
Khi sử dụng phương pháp dịch sao phỏng, dịch giả có xu hướng tạo ra một từ mới trong ngôn ngữ đích nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ nguồn.

Ví dụ:
- heavy industry -> công nghiệp nặng
- showroom -> phòng trưng bày

 

3. LITERAL TECHNIQUE (Phương pháp dịch nguyên văn) 

Dịch nguyên văn là phương thức dịch từ đối từ (word for word translation), là sự thay thế cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc bằng cú pháp đồng dạng hoặc gần như đồng dạng. Người dịch không cần phải tạo ra các thay đổi trừ các thay đổi mà chính ngữ pháp của ngôn ngữ dịch đòi hỏi.

Ví dụ: She is deaf to all his advice. -> Cô ta lờ đi tất cả những lời khuyên của anh ấy.

 

4. TRANSPOSITION TECHNIQUE (Phương pháp dịch chuyển đổi từ loại) 

Chuyển đổi từ loại có nghĩa là thay thế một từ loại này bằng một từ loại khác mà không thay đổi nghĩa của thông điệp. Phương thức chuyển đổi từ loại không chỉ xảy ra giữa hai từ loại động từ và danh từ mà còn giữa các từ loại khác.

Ví dụ:
- ledger -> sổ cái
- staff -> đội ngũ nhân sự

 

5. MODULATION TECHNIQUE (Phương pháp dịch biến điệu)

Phương pháp biến điệu có nghĩa là sự thay đổi trong thông điệp do có một sự thay đổi về quan điểm, tức là hiểu một điều gì đó theo một cách nhìn khác. Phương pháp này thích hợp khi dịch nguyên văn hoặc chuyển vị có được một câu dịch đúng ngữ pháp nhưng lại không tự nhiên trong ngôn ngữ dịch. Trong phương pháp biến điệu, ta có thể phân biệt biến điệu tự do / không bắt buộc với biến điệu cố định / bắt buộc.

Ví dụ:
- Lúc mà -> the time, the moment, when, that (biến điệu cố định)
- it is not dificult to show = it is easy to show -> khó có thể diễn đạt được (biến điệu tự do)

 

6. EQUIVALANCE TECHNIQUE (Phương pháp dịch tương đương)

Phương pháp này dùng để chỉ những trường hợp khi hai ngôn ngữ cùng mô tả một tình huống nhưng với các phương tiện cấu trúc hoặc phong cách khác nhau.

Ví dụ:
- Ouch! -> Ối!
- The dearest is the cheapest. -> Của rẻ là của ôi.

 

7. ADAPTATION TECHNIQUE (Phương pháp dịch thoát ý)

Đây là phương pháp cuối cùng được dùng khi một tình huống trong văn hóa gốc không tồn tại trong văn hóa dịch, vì vậy phải có một sở chỉ tương đương với văn hóa gốc trong văn hóa dịch. Phương pháp dịch thoát ý có thể được mô tả là một loại tương đương đặc biệt, tương đương tình huống. Đây là hình thức viết lại bản gốc ở ngôn ngữ dịch, chủ yếu được dùng cho việc dịch thơ, bài hát và kịch.

Ví dụ:
- The Scarlet Letter -> Nét Chữ Ô Nhục (tên tiểu thuyết)
- The film is beyond any words. -> Bộ phim này không thể chê vào đâu được.

Thong ke