BÁO SONG NGỮ SỐ 157: PHẢI CHĂNG APPLE KHÔNG THỰC SỰ VÌ MÔI TRƯỜNG NHƯ HỌ KHẲNG ĐỊNH?

Image 10/12/2020 14:00

Image Báo song ngữ

Maybe Apple Isn’t as Green as It Claims

Phi chăng Apple không thực sự vì môi trường như họ khẳng định?

When it comes to recycling old phones, the company’s lofty rhetoric is colliding with its bottom line.

Tuyên bố hùng hồn mà Apple đưa ra liên quan đến cam kết tái chế điện thoại cũ đang xung đột với mục tiêu chủ yếu của chính họ.

By Adam Minter

October 17, 2020, 7:00 PM GMT+7

Adam Minter

Ngày 17/10/2020, lúc 7 giờ tối (giờ Việt Nam)

Upgrading to an iPhone 12? Apple Inc. is happy to take your old phone off your hands. “If it’s in good shape, we’ll help it go to a new owner,” the company promises on the website promoting its trade-in program. “If not, we’ll send it to our recycling partner, so we can save more precious materials and take less from the earth.”

Nâng cấp điện thoại lên iPhone 12? Tập đoàn Apple sẵn sàng thu mua iPhone cũ của bạn. Trong chương trình đổi cũ lấy mới trên website của mình, Apple đã hứa hẹn “Nếu máy còn tốt, chúng tôi sẽ tìm cho chúng chủ nhân mới. Trường hợp ngược lại, chúng tôi sẽ gửi chúng đến các đối tác tái chế của mình để tận dụng linh kiện có giá trị và giảm khai thác nguyên liệu thô,”

For years, Apple has used such rhetoric to convince consumers that it’s a greener and more sustainable company than its competitors. Increasingly, it’s fair to ask how sincere it is.

Trong nhiều năm, công ty đã áp dụng chính sách này để thuyết phục khách hàng rằng Apple đề cao tinh thần bảo vệ môi trường xanh sạch và bền vững hơn tất cả công ty đối thủ của họ. Tuy vậy, ngày càng nhiều nghi vấn đặt ra về tính chân thành của cam kết này.

Earlier this year, Apple filed a lawsuit against GEEP Canada, a recycler it had hired to destroy and recycle old devices. Rather than do the contracted job, Apple says, GEEP employees determined that many of these devices were still perfectly usable, and diverted at least 100,000 for resale. After an investigation, Apple found that many of the lost phones were being used in China — presumably still in “good shape.” 

Đầu năm nay, Apple đã đệ đơn khởi kiện đối tác tái chế GEEP Canada. Theo đó, thay vì đem đi tiêu hủy và tái chế các thiết bị cũ như đã thỏa thuận trong hợp đồng, GEEP đã tự ý bán lại ra thị trường ít nhất 100,000 máy mà họ cho là vẫn hoạt động tốt. Sau khi điều tra, Apple phát hiện rất nhiều thiết bị trong lô hàng này đang được “sử dụng tốt” ở Trung Quốc. 

Apple’s anger at GEEP is certainly understandable if those charges are true. But consumers who entrusted Apple to manage their used goods in an environmentally friendly way could be forgiven for holding their own grudge. When the details of the case recently came to light, plenty of people in the tech world objected. In this case and others, it’s clear that Apple has repeatedly failed to live up to its own lofty promises on managing old devices. In doing so, it’s diverted consumers from seeking out more sustainable and lucrative outlets for their unwanted gadgets, and undermined its case for being a good environmental steward.

Nếu những cáo buộc này là đúng, việc Apple bức xúc với hành động của GEEP là hoàn toàn chính đáng. Nhưng về phía những khách hàng đã tin tưởng giao máy cũ cho Apple xử lý theo phương châm vì môi trường, sự việc này khó tránh khỏi dấy lên những ác cảm. Khi chi tiết vụ kiện được phơi bày, dân chơi công nghệ đã hết sức phản đối. Rõ ràng hết lần này đến lần khác, Apple đã không làm tròn trách nhiệm xử lý thiết bị cũ như đã hứa. Hành động này vô hình chung khiến khách hàng không còn muốn bán lại máy móc cũ cho các đại lý tiêu thụ hàng tồn kho và giảm giá lấy danh nghĩa vì môi trường bền vững, đồng thời hủy hoại hình ảnh đẹp về bảo vệ môi trường của chính Tập đoàn.

Making a new smartphone isn’t always a pretty process. According to Apple, 79% of the carbon emissions associated with the total lifespan of an iPhone 11 are emitted during the production phase. To its credit, Apple has tried to mitigate these harms. Among other things, it now uses recycled tin and rare-earth elements, which is a big improvement over using virgin materials. And the company’s trade-in program provides a steady stream of used phones that can be refurbished and resold. In its most recent environmental report, Apple says that it refurbished 11.1 million devices for new users in 2019, and notes that each one “represents a smarter and more environmentally efficient use of the resources and materials we rely on to build our products.”

Quy trình chế tạo mới một chiếc điện thoại thông minh không phải lúc nào cũng tốt đẹp.  Theo báo cáo của Apple, trong suốt vòng đời của một chiếc iPhone 11, 79% lượng phát thải CO2 nằm trong giai đoạn sản xuất.  Để giữ uy tín, Apple đã nỗ lực giảm thiểu lượng khí thải này bằng cách sử dụng thiếc  và các nguyên tố đất hiếm tái chế thay vì sử dụng vật liệu nguyên chất. Ngoài ra, chính sách đổi hàng cũ lấy mới của Công ty thúc đẩy cung ứng đều đặn điện thoại đã qua sử dụng, sau khi thu mua sẽ được tân trang và bán lại. Theo báo cáo môi trường mới đây, trong năm 2019, Apple đã phục chế 11,1 triệu máy cho người dùng mới bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên và vật liệu một cách thông minh và thân thiện với môi trường.

Yet that laudable commitment has long been in tension with the company’s drive to sell new devices. Sometimes Apple is upfront about this. In 2019, Chief Executive Officer Tim Cook blamed weaker-than-expected new iPhone sales on discounted battery replacements. But more often, the company quietly takes actions that limit the number of old devices that can compete with new models. It refuses to provide even basic repair documentation to users, for instance, or to sell replacement parts to customers and unlicensed repair shops. It has also lobbied aggressively against laws that might require such concessions.

Tuy nhiên, cam kết đáng ca ngợi đó từ lâu đã xung đột với động lực bán sản phẩm mới của Apple. Đã có một vài lần Apple thành thật trong vấn đề này. Năm 2019, Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple cho rằng chương trình khuyến mại khi thay pin là nguyên nhân dẫn đến doanh số iPhone bán ra thấp hơn dự kiến. Nhưng thông thường, Apple sẽ âm thầm hạn chế bảo hành máy cũ để tăng doanh thu bán máy mới. Ví dụ, Công ty thường từ chối cung cấp cho người dùng giấy tờ bảo hành sơ bộ, hoặc từ chối bán linh kiện thay thế cho khách hàng hay các đơn vị sửa chữa chưa được cấp phép. Công ty còn ra sức vận động hành lang phản đối các đạo luật yêu cầu áp dụng những chính sách nhượng bộ này.

I’ve covered the recycling industry for more than a decade, and in that time I’ve encountered numerous executives who’ve expressed dismay at Apple’s requirement that at least some perfectly reusable devices be recycled. None of them advocated breaking contracts and diverting those devices to secondhand markets. But I’m not surprised that employees at GEEP would think to do so. Seeing treasure where others see junk is a well-worn path to recycling profits.

Tôi đã tìm hiểu ngành tái chế hơn 10 năm nay và thấy rằng nhiều nhà quản lý đối tác của Apple bày tỏ nỗi bức xúc khi Công ty yêu cầu phải tái chế một lượng máy nhất định vẫn còn đang trong tình trạng tốt và có thể tái sử dụng. Tuy không ai ủng hộ việc phá hợp đồng và tuồn những thiết bị đã qua sử dụng vào các khu chợ bán đồ cũ, nhưng tôi không lấy làm ngạc nhiên khi nhân viên GEEP lại có suy nghĩ đó. Nhận ra giá trị sử dụng ở những món đồ bỏ đi chính là con đường mòn sinh lợi nhuận từ hoạt động tái chế.

So how does Apple decide which devices should be reused and which recycled? When I asked, a company spokesperson would only say that it subjects them to “rigorous testing.” She also warned that devices that are refurbished with non-Apple parts represent a safety concern. But there’s little public evidence to support that claim. In 2018, 176 million used smartphones were shipped globally, yet malfunctioning parts simply don’t factor into the leading causes of smartphone-related injuries.
 

Vậy Apple dựa vào đâu để quyết định tái sử dụng hay tái chế thiết bị? Trả lời phỏng vấn, phát ngôn viên của Apple chỉ cho biết họ kiểm soát quy trình này bằng cách “kiểm tra nghiêm ngặt”. Bà cũng lo ngại về vấn đề an toàn khi các thiết bị được thay linh kiện không phải của Apple. Tuy nhiên, không có nhiều cơ sở để khẳng định tuyên bố này. Năm 2018, trong số 176 triệu máy cũ được tiêu thụ trên khắp thế giới, linh kiện hỏng hóc không cấu thành nguyên nhân chính dẫn đến các chấn thương do điện thoại thông minh được ghi nhận trong quá trình sử dụng.

Vậy Apple dựa vào đâu để quyết định tái sử dụng hay tái chế thiết bị? Trả lời phỏng vấn, phát ngôn viên của Apple chỉ cho biết họ kiểm soát quy trình này bằng cách “kiểm tra nghiêm ngặt”. Bà cũng lo ngại về vấn đề an toàn khi các thiết bị được thay linh kiện không phải của Apple. Tuy nhiên, không có nhiều cơ sở để khẳng định tuyên bố này. Năm 2018, trong số 176 triệu máy cũ được tiêu thụ trên khắp thế giới, linh kiện hỏng hóc không cấu thành nguyên nhân chính dẫn đến các chấn thương do điện thoại thông minh được ghi nhận trong quá trình sử dụng.

Tin vui cho người dùng nâng cấp lên iPhone 12 đó là phiên bản điện thoại này của họ có thể hoạt động tốt trong thời gian dài mà không phải lệ thuộc vào nhà sản xuất nữa. Ở Mỹ, hàng trăm doanh nghiệp sẵn sàng trả giá cao để thu mua iPhone cũ sau đó đem đi phục chế và bán lại ra thị trường. Hầu như không doanh nghiệp nào đưa ra tuyên bố về tính bền vững sâu rộng như Apple. Tuy nhiên, không giống Apple, các doanh nghiệp không phải lo ngại những sản phẩm đã qua sử dụng sẽ cạnh tranh với sản phẩm mới của họ.

 

 

Thong ke