BÁO SONG NGỮ SỐ 147: BIG DATA (DỮ LIỆU LỚN) CÓ THỂ NGĂN CHẶN KHỦNG HOẢNG Y TẾ NHƯ THẾ NÀO TRONG TƯƠNG LAI?

Image 05/11/2020 08:56

Image Báo song ngữ

How Big Data Can Help Fight Healthcare Crisis in Future?

Big Data (Dữ liệu lớn) có thể ngăn chặn khủng hoảng y tế như thế nào trong tương lai?

A preparation to fight healthcare crisis such as COVID-19 in future

  • Digitization of large data.
  • Improvising quality of healthcare delivery systems.
  • Integrating clinical data to assist clinical decision support systems.
  • Big Data has the potential to improve patient care and save lives at a lower cost.
  • Identify challenges and offer systematic solutions.

Công tác phòng bị để chống lại một cuộc khủng hoảng y tế như COVID-19 trong tương lai:

- Số hóa dữ liệu dung lượng lớn.

- Nâng cao chất lượng của hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Tích hợp dữ liệu lâm sàng để hỗ trợ hệ thống ra quyết định lâm sàng.

- Big Data có tiềm năng cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và cứu người với chi phí thấp.

- Xác định các thách thức và đưa ra các giải pháp có hệ thống.

Indeed, the current situation of the COVID-19 pandemic has identified new-age technologies to fight and bring in some sanity during this time. And this brings back to limelight the fundamental concepts around these new-age technologies such as Big Data.

Thực tế, tình hình hiện tại của đại dịch COVID-19 đã khám phá ra những công nghệ thời đại mới để chống chọi và mang lại sự tỉnh táo trong mùa dịch. Điều này cũng giúp công chúng mở mang thêm những khái niệm cơ bản về công nghệ trong kỷ nguyên mới như Big Data thêm một lần nữa.

The power of Big Data to proactively identify meaningful information well in advance and thereby assist in adequate planning as well as preempting any potential threat further, assumes significance in situations such as those prevailing presently due to COVID-19 in general and particularly for the healthcare industry.

Sức mạnh của Big Data có thể cho phép chủ động xác định trước những thông tin quan trọng và từ đó hỗ trợ công tác lập kế hoạch cũng như ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào. Điều này đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp như những trường hợp xuất phát từ đại dịch COVID-19 hiện nay nói chung và trong ngành y tế nói riêng.

Digitization of healthcare data and assisting in Data Analysis:

Số hóa dữ liệu y tế và hỗ trợ phân tích dữ liệu:

Over the years, the healthcare sector has generated a lot of historical data through regulatory requirements, patient care and records kept in the form of prescriptions, written notes, medical imaging, insurance, pharmacies, and other administrative data which forms as a useful resource of information which can be further used to derive analytics. While most of this data currently in India has been stored in hard copy formats, the recent steps towards ‘Digitization’ of maintaining these records have been fruitful to improve the quality of the overall healthcare delivery system. IoT devices that have been innovated to capture data from Blood Pressure of every patient during time intervals of his/her visits to the hospital or a clinic for a health check-up, collates to form information on their health profiles. Such data points collected for various other checkups, combine to form Big Data on a health profile of a patient.

Trong nhiều năm qua, ngành y tế đã tạo ra rất nhiều dữ liệu mang tính lịch sử thông qua các yêu cầu quy định, chăm sóc bệnh nhân và các hồ sơ được lưu giữ dưới dạng đơn thuốc, ghi chú bằng văn bản, ảnh y khoa, bảo hiểm, dược liệu, và các hình thức dữ liệu hành chính khác. Những dữ liệu này sau đó có thể trở thành nguồn tài nguyên thông tin hữu ích trong quá trình phân tích xử lý. Mặc dù phần lớn những dữ liệu này hiện được lưu trữ dưới dạng bản cứng tại Ấn Độ, những bước tiến đến số hóa trong việc bảo vệ các hồ sơ đã phát huy hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng của toàn bộ hệ thống y tế nói chung. Các thiết bị Internet vạn vật (IoT) được cải tiến để thu thập chỉ số huyết áp của người bệnh khi họ ở phòng chờ đến lượt kiểm tra sức khỏe tại các bệnh viện và phòng khám. Những thiết bị này đối chiếu thông tin thu thập được để cập nhật thông tin lên hồ sơ y bạ của bệnh nhân. Các điểm dữ liệu tương tự được thu thập từ các lần kiểm tra khác nhau và kết hợp lại để tạo thành Big Data lưu trên hồ sơ chăm sóc sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

A massive volume of Big Data can be fruitful in assisting decision-makers, medical practitioners, overall medical and healthcare functions in disease surveillance and population health management and can prove to be beneficial for clinical decision support systems as this forms a source of information, also known as ‘Analytics’.

Một dữ liệu Big Data khổng lồ có thể mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ những người ra quyết định, các bác sĩ, các chức năng y tế tổng thể trong công tác sàng lọc bệnh và quản lý sức khỏe toàn dân. Ngoài ra, điều này còn mang lại lợi ích cho hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng vì những dữ liệu này sẽ tạo thành một tài nguyên thông tin còn được gọi là “Analytics” (tạm dịch: dữ liệu phân tích)

Platforms to collect information for Big Data:

Các nền tảng thu thập thông tin cho Big Data:

It could be slightly more overwhelming as the data collected from the healthcare sector can be a bit more complex due to its diversity and changing healthcare scenarios with the volumes and new diseases coming up every time. In this age of Digitization, data can be pulled out from Computerized Provider Order Entry (CPOE) that offers clinical data of patient healthcare and well-being that makes up the ‘Big Data’ entirely in the healthcare industry. To overcome a health scare or a pandemic in future, the healthcare delivery system can also use data that is available through Electronic Patient Records or EPRs, social media posts such as on Twitter and Facebook or even through medical journals and news feeds.

Số lượng có thể rất lớn do dữ liệu thu thập từ lĩnh vực y tế có thể phức tạp hơn nhờ tính đa dạng và những “kịch bản ứng phó” y tế thay đổi liên tục trong khi khối lượng công việc và bệnh tật lại gia tăng thường xuyên. Trong thời đại Số hóa, dữ liệu có thể được trích xuất từ Hệ thống ra y lệnh điện tử (CPOE) – hệ thống cung cấp dữ liệu lâm sàng về chăm sóc sức khỏe và tình trạng bệnh nhân, từ đó hoàn thiện 'Big Data'  trong ngành chăm sóc sức khỏe. Để đối phó với mối lo về sức khỏe hay một cuộc đại dịch có thể xảy đến trong tương lai, hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng có thể sử dụng dữ liệu có sẵn thông qua Hồ sơ sức khỏe điện tử (EPR), các bài đăng trên mạng xã hội như Twitter và Facebook hoặc thậm chí thông qua các tạp chí y tế và tin tức báo chí.

Data Collection:

Thu thập dữ liệu:

In the recent pandemic of COVID-19 that has hit the world, right and meaningful data can be collected based on preventive initiatives. The right data on disease spread can be collected through various applications and techniques recently introduced across the nations globally that can prove to be beneficial in fighting this pandemic. Data that can be analyzed based on population mobility, data in reference to people being resilient to the virus can also prove to be beneficial in future to curb such a healthcare scare.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hiện nay trên toàn cầu, những dữ liệu chính xác và quan trọng có thể được thu thập dựa trên các sáng kiến phòng ngừa. Việc thu thập dữ liệu chính xác có thể được tiến hành qua các ứng dụng và kỹ thuật được ra mắt gần đây trên toàn cầu, và những ứng dụng và kỹ thuật này có thể hữu ích trong việc đẩy lùi đại dịch. Những loại hình thông tin như dữ liệu được phân tích dựa trên tình hình di cư hay dữ liệu có liên quan đến những người có khả năng kháng vi-rút sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc đẩy lùi một mối lo về sức khỏe tương tự trong tương lai.

Long-term leverage of collected data:

“Lực đòn bẩy” lâu dài của những dữ liệu được thu thập:

Population mobility can be addressed with the use of telecom service providers offering information on the movement of population and effectively notifying them in case of a future epidemic or a pandemic. The data can further be fruitful in confining the disease spread within a specific area or territory. Data on vulnerable communities can also be gathered to curb them from transmitting any viral diseases. This data can further be used to allocate resources in such areas, offer funding, create a model of preventive measures in such locations and improvise infrastructures for healthcare officials to access correct information to offer treatments, issue healthcare guidelines and medicines well on time.

Ở khía cạnh di cư, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có thể cung cấp thông tin về lịch trình đi lại của người dân và nhanh chóng thông báo trong cộng đồng khi có dịch bệnh hoặc đại dịch trong tương lai. Dữ liệu có thể phát huy hiệu quả trong việc khống chế sự lây lan của dịch bệnh trong phạm vi lãnh thổ hoặc vùng nhất định. Dữ liệu về các cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm cao cũng có thể được thu thập để ngăn chặn các cộng đồng này lây bệnh ra bên ngoài. Dữ liệu này cũng có thể được dùng để phân phối nguồn lực tới những khu vực kể trên, gây quỹ, tạo ra một mô hình biện pháp phòng ngừa tại các địa phương đó và cải thiệ cơ sở hạ tầng, giúp cho đội ngũ y bác sĩ có thể truy cập đúng nguồn thông tin để điều trị, đưa ra các chỉ dẫn y tế và phân phát thuốc thang một cách kịp thời.

Advantages of Big Data in healthcare sector:

Lợi thế của Big Data trong lĩnh vực y tế:

Big Data offers various advantages at decision-making level in the healthcare sector. Analytical information and data patterns that are available on various pharmaceutical websites along with the medicines that are being manufactured to cure diseases can be beneficial in offering patient care at a lower cost in case of epidemic in future. Big Data on research in healthcare and patient care can offer resourceful information in analyzing patterns and trends, thereby offering quality care at lower costs. ‘Big Data on Patient Care’ is the most informative as it offers advanced analysis on patient profiles through predictive modeling and segmentation. This enables the decision-makers in the healthcare sector to offer preventive care, identify disease profiles, and determine preventive initiatives to offer patient care protocols that can be followed by them to get the best value for their money.

Big Data mang lại nhiều điểm ưu việt trong quá trình đưa ra quyết định của ngành y. Thông tin được phân tích cùng các mẫu dữ liệu có sẵn trên các trang web dược phẩm khác nhau cùng với các loại thuốc đang được sản xuất để chữa bệnh có thể có lợi trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân với chi phí thấp hơn trong trường hợp phát sinh dịch bệnh trong tương lai. Big Data về nghiên cứu chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân có thể cung cấp thông tin hữu ích trong việc phân tích các mẫu và xu hướng, từ đó có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng với chi phí thấp hơn. ‘Big Data về chăm sóc bệnh nhân’ mang lại nhiều thông tin nhất vì điều này cung cấp phân tích nâng cao cho hồ sơ bệnh nhân thông qua mô hình dự đoán và phân đoạn. Điều này cho phép những người ra quyết định trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cung cấp dịch vụ chăm sóc dự phòng, xác định hồ sơ bệnh án, và xác định các sáng kiến phòng ngừa để đưa ra các phương án chăm sóc phù hợp với bệnh nhân và xứng đáng với số tiền mà bệnh nhân đã phải chi ra.

Identifying challenges and offering solutions:

Xác định các thách thức và đưa ra giải pháp:

The challenges that we face today revolve around data privacy which needs to be managed with steps that can secure data. A lot of personal data in terms of location, facial analysis and temperature analysis, has been taken by various governments using different technologies across the globe to curb the COVID-19 crisis. Thus, a lot of private data is being circulated. To secure this, it is important to introduce data governance mechanisms, where rules must be laid with clear guidelines to access such information and processes must be put in place so that people do not feel insecure about losing their personal data in creation of a new world.

Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt ngày nay xoay quanh vấn đề bảo mật dữ liệu. Dữ liệu cần được quản lý bằng các bước khác nhau đảm bảo an toàn dữ liệu. Rất nhiều dữ liệu cá nhân về vị trí, phân tích khuôn mặt và đo nhiệt độ cơ thể đã được chính phủ các quốc gia sử dụng nhằm khống chế đại dịch COVID-19. Vì vây, rất nhiều dữ liệu cá nhân đang được phát tán. Để bảo vệ những dữ liệu này, cần đưa ra các cơ chế quản lý dữ liệu, trong đó các quy tắc phải được đặt ra với các hướng dẫn rõ ràng để truy cập nguồn thông tin trên và các quy trình phải được thực hiện để mọi người không cảm thấy bất an về việc mất dữ liệu cá nhân của họ trong thời đại mới.

 

 

 

Thong ke