BÁO SONG NGỮ SỐ 144: THẦN GIAO CÁCH CẢM

Image 26/10/2020 13:42

Image Báo song ngữ

Telepathy

Thần giao cách cảm

Can human beings communicate by thought alone? For more than a century the issue of telepathy has divided the scientific community, and even today it still sparks bitter controversy among top academics. 

Con người có thể giao tiếp chỉ bằng suy nghĩ hay không? Suốt hơn một thế kỷ qua, thần giao cách cảm đã gây chia rẽ trong giới khoa học, và cho đến tận ngày nay, đây vẫn là vấn đề được tranh cãi gay gắt giữa các học giả hàng đầu.

Since the 1970s, parapsychologists at leading universities and research institutes around the world have risked the derision of skeptical colleagues by putting the various claims for telepathy to the test in dozens of rigorous scientific studies. The results and their implications are dividing even the researchers who uncovered them.

Kể từ những năm 1970, bất chấp nguy cơ bị chế giễu bởi các đồng nghiệp theo chủ nghĩa hoài nghi, các nhà cận tâm lý ở các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới đã thực hiện kiểm nghiệm nhiều nhận định về thần giao cách cảm thông qua các nghiên cứu khoa học khắt khe. Tuy nhiên, ngay cả những kết quả và ý nghĩa được tìm ra cũng gây tranh cãi trong chính cộng đồng các nhà cận tâm lý này.

Some researchers say the results constitute compelling evidence that telepathy is genuine. Other parapsychologists believe the field is on the brink of collapse, having tried to produce definitive scientific proof and failed. Skeptics and advocates alike do concur on one issue, however: that the most impressive evidence so far has come from the so-called 'ganzfeld' experiments, a German term that means 'whole field'. Reports of telepathic experiences had by people during meditation led parapsychologists to suspect that telepathy might involve 'signals' passing between people that were so faint that they were usually swamped by normal brain activity. In this case, such signals might be more easily detected by those experiencing meditation-like tranquility in a relaxing 'whole field' of light, sound and warmth.

Một phần trong số họ tin rằng kết quả nghiên cứu đã chứng minh một cách thuyết phục rằng thần giao cách cảm thực sự tồn tại. Trong khi đó, các nhà cận tâm lý học còn lại cho là những nghiên cứu về thần giao cách cảm đang dần đi vào bế tắc khi những nỗ lực tìm kiếm bằng chứng khoa học để xác minh vấn đề này đều thất bại. Tuy nhiên, cả phe hoài nghi và ủng hộ đều đồng tình rằng: thí nghiệm “ganzfeld” là bằng chứng ấn tượng nhất từ trước đến nay về hiện tượng này. “Ganzfeld” là một thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “trường toàn bộ”. Từ những báo cáo về các trải nghiệm thần giao cách cảm trong khi ngồi thiền, các nhà cận tâm lý phỏng đoán rằng thần giao cách cảm có thể liên quan đến việc trao đổi “những tín hiệu” giữa người với người; tuy nhiên, chúng mờ nhạt đến nỗi thường bị che lấp bởi các hoạt động thông thường của bộ não. Do vậy, khi con người ở trạng thái tĩnh tâm như ngồi thiền trong một không gian yên tĩnh, ấm áp, đủ ánh sáng, thì những dấu hiệu này sẽ dễ phát hiện hơn.

The ganzfeld experiment tries to recreate these conditions with participants sitting in soft reclining chairs in a sealed room, listening to relaxing sounds while their eyes are covered with special filters letting in only soft pink light. In early ganzfeld experiments, the telepathy test involved identification of a picture chosen from a random selection of four taken from a large image bank. The idea was that a person acting as a 'sender' would attempt to beam the image over to the 'receiver' relaxing in the sealed room.

Once the session was over, this person was asked to identify which of the four images had been used. Random guessing would give a hit-rate of 25 percent; if telepathy is real, however, the hit-rate would be higher. In 1982, the results from the first ganzfeld studies were analyzed by one of its pioneers, the American parapsychologist Charles Honorton. They pointed to typical hit-rates of better than 30 percent - a small effect, but one which statistical tests suggested could not be put down to chance.

Thí nghiệm ganzfeld đã cố gắng tái hiện các điều kiện như trên, cho những người tham gia thí nghiệm ngồi trên những chiếc ghế ngả mềm trong phòng kín, tai nghe âm thanh thư giãn và bịt mắt bằng một tấm lọc đặc biệt chỉ cho ánh sáng hồng dịu lọt qua. Với những thí nghiệm ganzfeld ở thời kỳ đầu, các nhà khoa học kiểm chứng thần giao cách cảm bằng cách cho người tham gia xác định một trong bốn bức tranh được chọn ngẫu nhiên từ kho lưu trữ hình ảnh. Ý tưởng cụ thể là, một người sẽ cố gắng “gửi tín hiệu” qua ý nghĩ về hình ảnh này cho người đang thư giãn trong phòng kín. Khi thí nghiệm kết thúc, người tham gia được yêu cầu chỉ ra trong bốn bức, đâu là bức tranh đã được sử dụng. Xác suất dự đoán đúng ngẫu nhiên là 25%; tuy nhiên, nếu hiện tượng thần giao cách cảm là có thật, tỉ lệ chính xác sẽ cao hơn. Năm 1982, Charles Honorton – một nhà cận tâm lý người Mỹ và là một trong những người tiên phong nghiên cứu thần giao cách cảm – đã phân tích các kết quả từ những thí nghiệm ganzfeld đầu tiên này. Kết quả cho thấy tỉ lệ đoán chính xác là hơn 30%, chứng tỏ thần giao cách cảm vẫn có ảnh hưởng nhất định, dù không lớn nhưng cũng không thể bị bác bỏ bằng tính may rủi.

The implication was that the ganzfeld method had revealed real evidence for telepathy. But there was a crucial flaw in this argument - one routinely overlooked in more conventional areas of science. Just because chance had been ruled out as an explanation did not prove telepathy must exist; there were many other ways of getting positive results. These ranged from 'sensory leakage' - where clues about the pictures accidentally reach the receiver - to outright fraud. In response, the researchers issued a review of all the ganzfeld studies done up to 1985 to show that 80 percent had found statistically significant evidence. However, they also agreed that there were still too many problems in the experiments which could lead to positive results, and they drew up a list demanding new standards for future research.

Vậy là thí nghiệm ganzfeld đã đưa ra được bằng chứng thật về hiện tượng thần giao cách cảm. Tuy nhiên, lập luận này còn tồn tại một lỗ hổng nghiêm trọng thường bị bỏ qua trong các lĩnh vực khoa học chính thống hơn: kể cả khi thí nghiệm ganzfeld đã bác bỏ và loại trừ tính may rủi như một lời giải thích cho kết quả thí nghiệm, thì vẫn còn nhiều cách lý giải khác. Nó có thể là do “rò rỉ giác quan” – khi mà những thông tin về hình ảnh tình cờ được truyền đến người nhận – hoặc đơn giản chỉ là chiêu trò lừa đảo trắng trợn. Đáp lại những thắc mắc này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra bản đánh giá tổng hợp về tất cả các thí nghiệm ganzfeld được thực hiện cho đến năm 1985 và chỉ ra rằng 80% các thí nghiệm cho thấy bằng chứng quan trọng về mặt số liệu. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng vẫn còn có rất nhiều vấn đề trong thí nghiệm có thể dẫn tới kết quả tích cực, và họ đã lập ra một danh sách các tiêu chuẩn mới cho việc nghiên cứu về sau.

After this, many researchers switched to autoganzfeld tests - an automated variant of the technique which used computers to perform many of the key tasks such as the random selection of images. By minimizing human involvement, the idea was to minimize the risk of flawed results. In 1987, results from hundreds of autoganzfeld tests were studied by Honorton in a 'meta-analysis', a statistical technique for finding the overall results from a set of studies. Though less compelling than before, the outcome was still impressive.

Sau đó, nhiều nhà khoa học đã chuyển sang thí nghiệm “autoganzfeld” – một biến thể tự động hóa sử dụng máy tính để thực hiện nhiều tác vụ chính như lựa chọn hình ảnh ngẫu nhiên. Bằng cách làm giảm nhân tố con người xuống mức thấp nhất, thí nghiệm này đã tối thiểu hóa rủi ro sai sót trong kết quả. Năm 1987, kết quả thống kê từ hàng trăm cuộc thí nghiệm autoganzfeld đã được Honorton nghiên cứu bằng kỹ thuật “phân tích tổng hợp”, một kỹ thuật thống kê để tìm ra kết quả tổng thể từ nhiều nghiên cứu. Mặc dù kém thuyết phục hơn các thí nghiệm trước, kết quả lần này vẫn rất ấn tượng.

Yet some parapsychologists remain disturbed by the lack of consistency between individual ganzfeld studies. Defenders of telepathy point out that demanding impressive evidence from every study ignores one basic statistical fact: it takes large samples to detect small effects. If, as current results suggest, telepathy produces hit-rates only marginally above the 25 percent expected by chance, it's unlikely to be detected by a typical ganzfeld study involving around 40 people: the group is just not big enough. Only when many studies are combined in a meta-analysis will the faint signal of telepathy really become apparent. And that is what researchers do seem to be finding.

Tuy nhiên, một số nhà cận tâm lý học vẫn băn khoăn về thiếu sự nhất quán giữa các thí nghiệm ganzfeld riêng lẻ. Những người ủng hộ hiện tượng thần giao cách cảm chỉ ra rằng việc yêu cầu các bằng chứng nổi bật từ mọi nghiên cứu đã bỏ qua một thực tế thống kê cơ bản, đó là phải thí nghiệm với quy mô lớn để tìm ra những tác động nhỏ. Như kết quả hiện tại cho thấy, nếu thần giao cách cảm cho ta xác suất dự đoán đúng chỉ lớn hơn một chút so với xác suất dự đoán ngẫu nhiên là 25% thì ta khó có thể phát hiện ra điều gì chỉ qua một thí nghiệm ganzfeld với 40 người tham gia, vì số lượng này không đủ lớn. Chỉ khi nhiều nghiên cứu được tổng hợp lại với nhau trong một phân tích tổng hợp thì những dấu hiệu yếu ớt của thần giao cách cảm mới thực sự được nhận thấy. Và đó chính là những gì mà các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm.

What they are certainly not finding, however, is any change in attitude of mainstream scientists: most still totally reject the very idea of telepathy. The problem stems at least in part from the lack of any plausible mechanism for telepathy.

Tuy nhiên, họ chắc chắn không đang tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà khoa học chính thống – những người đã bác bỏ hoàn toàn hiện tượng thần giao cách cảm. Vấn đề này một phần là do thiếu cơ chế hợp lý để giải thích cho hiện tượng mà chúng ta đang bàn đến.

Various theories have been put forward, many focusing on esoteric ideas from theoretical physics. They include 'quantum entanglement', in which events affecting one group of atoms instantly affect another group, no matter how far apart they may be. While physicists have demonstrated entanglement with specially prepared atoms, no-one knows if it also exists between atoms making up human minds. Answering such questions would transform parapsychology. This has prompted some researchers to argue that the future lies not in collecting more evidence for telepathy, but in probing possible mechanisms. Some work has begun already, with researchers trying to identify people who are particularly successful in autoganzfeld trials. Early results show that creative and artistic people do much better than average: in one study at the University of Edinburgh, musicians achieved a hit-rate of 56 percent.

Nhiều lý thuyết đã được đưa ra và phần lớn tập trung vào những ý tưởng phức tạp trong vật lý lý thuyết, bao gồm hiệu ứng “rối lượng tử”. Thuyết này cho rằng, khi một sự việc ảnh hưởng đến một nhóm nguyên tử này thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến một nhóm nguyên tử khác, cho dù chúng ở xa hay gần nhau. Mặc dù các nhà vật lý học đã mô phỏng nguyên lý này bằng các nguyên tử được đặc biệt chuẩn bị, nhưng không một ai biết liệu rằng nó có tồn tại giữa các nguyên tử làm nên bộ não của con người hay không. Lời giải đáp cho những câu hỏi đó sẽ làm thay đổi ngành cận tâm lý học. Điều này đã khiến cho một số nhà nghiên cứu tranh luận rằng điều cần làm trong tương lai không phải là thu thập thêm các bằng chứng về thần giao cách cảm mà là tìm ra các cơ chế khả thi. Một số nhà nghiên cứu đã và đang cố gắng xác định những người đặc biệt thành công khi tham gia thí nghiệm autoganzfeld. Kết quả ban đầu cho thấy những người sáng tạo và có khuynh hướng nghệ thuật có tỉ lệ đoán đúng tốt hơn nhiều so với những người bình thường: một nghiên cứu tại Đại học Edinburgh chỉ ra các nhạc sĩ thường đoán trúng tới 56%.

Perhaps more tests like these will eventually give the researchers the evidence they are seeking and strengthen the case for the existence of telepathy.

Có lẽ, các nhà nghiên cứu sẽ còn cần nhiều hơn những thí nghiệm như thế này để tìm ra những bằng chứng họ hằng mong muốn nhằm khẳng định sự tồn tại của hiện tượng thần giao cách cảm.

 

Thong ke