Báo song ngữ 02: Niềm tin phi lý trí - Năm giai đoạn hình thành

Image 05/05/2018 09:15

Image Báo song ngữ

It takes two to speak truth—one to speak, and another to hear

 “Sự thật sẽ được phơi bày khi có hai người: Một người nói và một người nghe.” - Henry David Thoreau

 

<VIE>

Niềm tin có thể được hiểu là sự tin tưởng mãnh liệt vào sự thật (Halligan, 2007). Niềm tin vẽ ra cho chúng ta thế giới, điều khiển chúng ta hành động hay thúc đẩy ta đưa ra những đánh giá. Lấy ví dụ, với những người luôn quan niệm rằng thành công không phải ngẫu nhiên mà đến thì họ sẽ luôn có động lực để cố gắng hết mình. Ngược lại, những người hay chán nản lại luôn bi quan và nghĩ rằng họ vô dụng, không có quyền quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình.

 

Niềm tin trong mỗi chúng ta là vô thức và được hình thành tự động. Chúng ta chỉ nhận thức được là mình đang tin vào điều gì đó khi chúng ta được yêu cầu nghĩ về niềm tin đó. Chính vì vậy, trường hợp chúng ta thấy một người có hành động khác với lời nói, thì đó chính là lúc niềm tin chỉ đạo hành động.

 

Việc chúng ta tin vào 1 điều gì đó cũng bị ảnh hưởng sâu sắc từ niềm tin của những người xung quanh và nền văn hóa nơi chúng ta đang sống. Thật vậy, những niềm tin của chúng ta thường có được từ những người mà ta thân nhất (Krueger, 2013)

 

Dưới đấy là năm giai đoạn hình thành niềm tin (Connors & Halligan, 2014).

 

1. Đối mặt với những tình huống mới và con người mới. Bước đầu tiên trong hình thành niềm tin là khi con người đối mặt với những tình huống chưa từng trải qua. Các tình huống này không giống với những kì vọng được đặt ra hay tư tưởng niềm tin hiện tại. Ví dụ như khi tương tác với người khác, đọc sách hay đọc báo.

 

2. Đi tìm lẽ sống. Trải nghiệm mới mẻ sẽ thúc đẩy con người giải thích hiện tượng mới dựa trên niềm tin hiện tại. Đi tìm lẽ sống sẽ hướng đến việc giảm những khó chịu về mặt tinh thần. Khi những quan sát của chúng ta tương ứng với những gì chúng ta tin thì sự việc chúng ta quan sát đó thường được coi là sự thật. Ví dụ, tính an toàn hay lòng tự trọng là những thứ mà con người ta hay đặt niềm tin của mình vào.

 

3. Đánh giá. Bước thứ ba liên quan đến những niềm tin “tranh đấu” với nhau. Hầu như chúng ta thường có khuynh hướng bảo vệ những gì chúng ta đang tin tưởng nhằm duy trì sự nhất quán. Giả dụ, con người ta thường tìm kiếm thông tin ủng hộ niềm tin của mình, nhưng lại bỏ qua tất cả những thông tin trái ngược với niềm tin đó. Một người có lòng tự trong thấp sẽ rất nhạy cảm khi những người khác không để ý đến mình. Những người này thường để ý những dấu hiệu cho rằng người khác không thích mình. Từ những hệ quả của thành kiến này, ta có thể thấy được con người ta có thể chấp nhận và lưu giữ những niềm tin sai lệch mà không cần đủ lý do. 

 

4. Chấp nhận niềm tin. Những niềm tin còn tồn tại sau những phong ba trải nghiệm của con người sẽ trở thành niềm tin được chấp nhận. Những niềm tin này sẽ dẫn dắt con người ta đến những thay đổi trong hành vi và phản ứng cảm xúc của mình. Những niềm tin mới hình thành có thể sẽ được duy trì qua thời gian.

 

5. Hậu quả. Những niềm tin mới sẽ định hình nhận thức, trí nhớ và hành động của con người. Những niềm tin này có thể giới hạn con người chấp nhận những niềm tin khác. Khi một thông tin mới xuất hiện, thông tin này sẽ được đánh giá dựa trên những niềm tin hiện tại trước khi cái đầu của ta quyết định xem ta có nên đưa thông tin đó vào  đầu mình hay không.

 

Kết luận

Thông thường các niềm tin cơ bản của chúng ta về thế giới này không dựa trên những  chọn lựa theo lí trí hay theo  nhận thức của ta. Rất nhiều mục tiêu và hành động của chúng ta do những niềm tin sai lệch dẫn đến. Chính vì vậy, điều quan trọng lúc này là nhận ra hệ thống niềm tin mà chúng ta đang duy trì trong cuộc sống đã thực sự tốt chưa và phải luôn đặt ra câu hỏi cho những niềm tin của mình. Đây thực sự không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên chúng ta có thể làm tốt nếu chúng ta “luyện tập” thường xuyên.

<ENG>

Belief can be defined as the mental conviction in the truth (Halligan, 2007). Beliefs define how we see the world and guide our actions and judgments. For example, people who believe that success is no accident are motivated to do their best. Depressed individuals believe that they are helpless and have no power over events in their own lives.

 

 

 

Many of our beliefs are unconscius and formed automatically. We may only become consciously aware of our belief when asked to reflect on it. So when there is a difference between a person’s verbal statements and actual behaviors, it is likely that their beliefs are guiding their actions.

 

 

What we believe is also deeply influenced by the beliefs of the people around us, and the culture in which we live. Indeed, many of our core beliefs are acquired from the people we were closest to (Krueger, 2013).

 

 

The following describes five steps involved in belief formation (Connors & Halligan, 2014).

 

1. Dealing with unfamiliar situations and people. The first step involves when one is facing an unusual experience, which does not match with a person’s current expectations and belief systems. For example, interacting with other people, or reading books, and newspapers.

 

 

2. Search for meaning. The new experience prompts the individual to explain the new thing within the current beliefs. The search for meaning is guided within the constraint of avoiding mental discomfort. When an observation appears highly compatible with the current beliefs, it may simply be accepted as truthful. For example, those beliefs that offer security and self-esteem may be favored.

 

3. Evaluation. The third step involves the evaluation of the competing beliefs. For the most part, it is likely that there will be a bias toward protecting existing beliefs to maintain consistency. For example, people tend to seek confirmatory information that supports their belief, but neglectinformation that contradicts their position. A person with low self-esteem is highly sensitive to being ignored by other people, and they constantly monitor for signs that people might not like them. As a result of these biases, people can accept and retain incorrect beliefs without sufficient evidence.

 

 

4. Accepting the belief. Beliefs that survive scrutiny become accepted beliefs. The accepted belief guides a person’s subsequent behavioral change and emotional responses. Newly formed beliefs are likely to remain relatively stable over time.

 

 

5. Consequences. New beliefs will shape the person’s perception, memory, and action. The new belief may limit what other beliefs can be accepted. When a new piece of information comes in, it is judged against these current beliefs before the mind decides whether or not it should be included.

 

 

In sum

Most of our fundamental beliefs about the world are not based on rational and conscious choices. Many of our goals and actions are guided by the false beliefs we have formed. So it is important to recognize the belief system we tend to use in our life and often question them. This is not an easy task it. But we can get better by practice.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Link gốc bài viết: Five Steps in Forming Irrational Beliefs

Xem nhiều bài viết song ngữ hơn tại đây

Thong ke