Báo song ngữ 51: Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày một bùng nổ

Image 12/06/2019 08:35

Image Báo song ngữ

HCM CITY — The Vietnamese cosmetics market has grown strongly in recent years given the rapid economic growth and large young population, the Vietnam Association of Essential Oils, Aromatherapy and Cosmetics has said.

 

According to Nguyen Van Minh, its deputy chairman, the market is worth around VNĐ86 trillion (nearly US$3.7 billion) a year.  

 

 

Many famous foreign cosmetic brands have entered Vietnam by opening representative offices, companies and factories and through agents and distributors, including high-end brands like Esteé Lauder, Lancome, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, and L'Oreal.

 

“Some local cosmetics brands such as Thorakao, Saigon Cosmetic, Lana, Biona, Xmen, and Sao Thái Dương have achieved a certain position in the market though they just account for small market shares.”

 

He quoted Nielsen Market Research Company as saying Vietnamese spend only $20 per person per month compared to $38 in Thailand.

 

Tran Quang Thang, director of the HCM City Institute of Economics and Management, said: “The middle class, who spend a lot on cosmetics, is set to grow to 33 million by 2020.”

 

This points to huge potential for growth.

 

Realising this, many foreign companies are coming to exhibitions and fairs in Vietnam looking for partners to distribute their products.

 

Vicky Huang, a representative of Taiwan-based Ammon International Inc, participated in the Comobeaute expo held recently in HCM City and said: “We are very excited about Vietnam's cosmetics market, which is very hot now.

 

“By participating in the fair, we want to introduce our new products – the highly effective fish collagen peptide with Japanese sakura extract helps reduce and minimise the appearance of future dark spots – and look for agents in HCM City.”

 

Suky Lim, CEO of South Korea’s Threedayslove Co Ltd, said her company had so far focused on exporting its products to China due to its large population. Recently it had studied the Vietnamese market and realised it was growing fast, and so decided to enter the market, she said.

 

“This is the first time my company is participating in the exhibition to introduce our high-quality cosmetic lines to Vietnamese consumers.

 

“Vietnam has a large number of young people with high demand for beauty products, offering a good opportunity for Korean cosmetics brands.”

 

According to the Vietnam Association of Essential Oils, Aromatherapy and Cosmetics, the country has 400 cosmetics businesses, of which 100 are foreign but account for 90 per cent of sales. This is a big challenge to Vietnamese brands.

 

Minh said products such as perfumes, facial cleansers and shampoos made by local brands like Saigon Cosmetic, Thorakao and Việt Hương were of very good quality, but they focused exclusively on quality and paid less attention to packaging, design and marketing leading to low brand identification.

 

"Most are targeted at the middle-income market segment, and so their earnings are not very high," he said.

 

He urged local cosmetics firms to “pay more attention to improving their packaging, designs, marketing, and promotions so that they can capitalise on market opportunities.” — VNS

TP HCM - Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu và Mỹ phẩm Việt Nam cho biết trong những năm gần đây thị trường mỹ phẩm Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với số lượng dân số trẻ lớn.

 

Theo ông Nguyễn Văn Minh, phó chủ tịch của Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu và Mỹ phẩm Việt Nam, thị trường Việt Nam trị giá khoảng 86 nghìn tỷ đồng (gần 3,7 tỷ USD) mỗi năm.

 

Nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng nước ngoài đã thâm nhập vào Việt Nam bằng cách mở văn phòng, công ty, nhà máy đại diện, hay thông qua các đại lý và nhà phân phối, bao gồm các thương hiệu cao cấp như Esteé Lauder, Lancome, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, L'Oreal.

 

“Một số thương hiệu mỹ phẩm nội địa như Thorakao, Saigon Cosmetic, Lana, Biona, Xmen, và Sao Thái Dương đã đạt được một vị thế nhất định trên thị trường mặc dù họ chỉ chiếm thị phần nhỏ.”

 

 

Ông dẫn lời Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen cho hay người Việt Nam chỉ chi 20 đô la mỗi người mỗi tháng, so với 38 đô la ở Thái Lan.

 

Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh, cho hay: “Tầng lớp trung lưu, những người dành rất nhiều khoản chi tiêu dành cho mỹ phẩm, dự kiến sẽ tăng lên tới 33 triệu vào năm 2020.”

Điều này chỉ ra một tiềm năng phát triển rất lớn.

 

Nhận ra điều này, nhiều công ty nước ngoài đang đổ bộ về các triển lãm và hội chợ tại Việt Nam để tìm kiếm đối tác phân phối sản phẩm của họ.

 

Vicky Huang, đại diện của tập đoàn quốc tế Ammon có trụ sở tại Đài Loan, đã tham gia hội chợ triển lãm Comobeaute được tổ chức gần đây tại TP HCM và cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng về thị trường mỹ phẩm của Việt Nam, ở thời điểm hiện tại thì đây là một thị trường sôi động.”

“Với việc tham gia hội chợ, chúng tôi mong muốn giới thiệu các sản phẩm mới của chúng tôi – chất collagen peptide cá hiệu quả cao với chiết xuất hoa anh đào của Nhật Bản giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các đốm đen về lâu về dài - và tìm kiếm các đại lý tại TP HCM.

Suky Lim, Giám đốc điều hành của Công ty TNHH Hàn QuốcThreedayslove, cho biết từ trước đến nay công ty của cô đều tập trung vào xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc do dân số đông. Gần đây, công ty đã nghiên cứu thị trường Việt Nam và nhận ra sức tăng trưởng nhanh, từ đó quyết định tham gia vào thị trường, cô nói.

“Đây là lần đầu tiên công ty tôi tham gia triển lãm để giới thiệu các dòng mỹ phẩm chất lượng cao của chúng tôi tới người tiêu dùng Việt Nam.

 

Việt Nam có sô lượng giới trẻ đông đảo với nhu cầu cao về các sản phẩm làm đẹp, điều này mang đến cơ hội tốt cho các thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc.”

 

Theo Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu và Mỹ phẩm Việt Nam, cả nước ta có 400 doanh nghiệp mỹ phẩm, trong đó gồm có 100 là doanh nghiệp nước ngoài nhưng chiếm tới 90% doanh thu. Đây là một thách thức lớn đối với các thương hiệu Việt Nam.

 

Ông Minh cho biết các sản phẩm như nước hoa, sữa rửa mặt và dầu gội được sản xuất bởi các thương hiệu địa phương như Saigon Cosmetic, Thorakao và Việt Hương có chất lượng rất tốt, nhưng họ chỉ tập trung vào chất lượng mà thiếu sự quan tâm đến bao bì, thiết kế mẫu mã và tiếp thị, dẫn đến nhận diện thương hiệu thấp.

"Hầu hết các thương hiệu nhắm mục tiêu vào phân khúc thị trường trung lưu, do đó thu nhập của họ không được cao lắm", ông nói.

 

Ông kêu gọi các công ty mỹ phẩm địa phương “chú ý đến việc cải thiện bao bì, thiết kế, tiếp thị và khuyến mãi để họ có thể tận dụng các cơ hội thị trường.”  — VNS

 

Thong ke