Báo song ngữ 124: Đại dịch rác thải nhựa

Image 20/07/2020 10:46

Image Báo song ngữ

How do we tackle the rising tide of pandemic-driven plastic waste ...

 

The Plastic Pandemic

 

Đại dịch rác thải nhựa

 

As the global economy restarts, aid agencies, development banks, and NGOs should invest in building effective waste-management systems. Beyond helping to keep plastic waste out of our oceans, such systems can provide decent jobs and improved livelihoods, resulting in stronger, more sustainable economies in the long term.

 

Khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục trở lại, các cơ quan viện trợ, ngân hàng phát triển và các tổ chức phi chính phủ cần đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý rác thải hiệu quả. Ngoài việc giúp loại bỏ rác thải nhựa khỏi đại dương, các hệ thống này còn đem lại việc làm ổn định và cải thiện chất lượng sống cho người lao động, xây dựng nền kinh tế vững mạnh, bền vững hơn trong tương lai.

 

SINGAPORE – There is no denying that single-use plastic has been a lifesaver in the fight against COVID-19, especially for frontline health workers. It has also facilitated adherence to social-distancing rules, by enabling home delivery of basic goods, especially food. And it may have helped to curb transmission, by replacing reusable coffee cups and shopping bags in many cities over fears that the virus could stick to them.

 

SINGAPORE – Không thể phủ nhận rằng đồ nhựa dùng một lần là cứu cánh trong công cuộc chống lại đại dịch COVID–19, đặc biệt là đối với đội ngũ nhân viên y tế tuyến đầu. Nhờ phương thức giao hàng tận nơi đối với những mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là thực phẩm, sản phẩm nhựa dùng một lần đã giúp cho các quy định giãn cách xã hội được tuân thủ chặt chẽ. Ngoài ra, do lo ngại virus có thể lưu lại trên bề mặt cốc và túi, nhiều thành phố đã thay thế bằng sản phẩm nhựa dùng một lần giúp hạn chế dịch bệnh lây lan

 

But widely circulated images of plastic sacks of medical waste piling up outside hospitals, and used personal protective equipment floating in coastal waters and washing up on the world’s beaches, illustrate yet again the dark side of single-use plastics. If we are not careful, short-term thinking during the pandemic could lead to an even larger environmental and public-health calamity in the future.

 

 

Tuy nhiên, nhiều hình ảnh được lưu truyền rộng rãi về những bao tải nhựa chứa chất thải y tế chất đống ngoài bệnh viện và những vật dụng cá nhân đã qua sử dụng trôi nổi ở khắp các bãi biển trên toàn thế giới một lần nữa phản ánh mặt trái của việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. Nếu chúng ta không cẩn thận, những hành động ngắn hạn trong đại dịch lần này thậm chí có thể dẫn đến một thảm họa khủng khiếp hơn nhiều về môi trường và sức khỏe cộng đồng trong tương lai.

 

Of course, the proliferation of plastic waste – and its pollution of the world’s waterways – already was a major concern for a growing share of the world population before the COVID-19 pandemic, with policymakers, companies, and international organizations like the United Nations urged to take action. Some national and local governments implemented taxes and bans on single-use plastics (though not all have followed through on their pledges). Major companies invested in more environmentally friendly packaging. Now, however, the COVID-19 crisis threatens to stall and even reverse progress.

 

 

Lượng rác thải nhựa tăng nhanh và tác động ô nhiễm của chúng tới nguồn nước trên khắp thế giới vẫn luôn là mối lo ngại chính và nhận được được sự quan tâm ngày càng lớn từ cư dân trên toàn cầu trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra. Trong tình hình đó, các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc thúc giục ta cần hành động ngay lúc này. Một số cơ quan quốc gia và chính quyền địa phương đã ban hành thuế và luật cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần (mặc dù không phải tất cả đều thực hiện các cam kết này). Nhiều công ty lớn cũng đầu tư thiết kế bao bì thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng trước mắt do đại dịch COVID-19 gây ra có nguy cơ sẽ chặn đứng và thậm chí nhấn chìm những nỗ lực này.

 

 

Though it will take time to learn precisely how much additional plastic waste has been generated during the crisis, preliminary data are staggering. In China, the Ministry of Ecology and Environment estimates that hospitals in Wuhan produced more than 240 tons of waste daily at the height of the outbreak, compared with 40 tons during normal times. Based on these data, the consulting firm Frost & Sullivan predicts that the United States could generate an entire year’s worth of medical waste in just two months because of COVID-19.

 

Mặc dù sẽ mất thời gian để xác định lượng rác thải nhựa phát sinh trong cuộc khủng hoảng, nhưng các số liệu sơ bộ là rất đáng quan ngại. Tại Trung Quốc, Bộ Sinh thái và Môi trường ước tính rằng vào thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID, các bệnh viện tại Vũ Hán đã thải ra hơn 240 tấn rác mỗi ngày, gấp sáu lần so với thời điểm không có dịch. Dựa trên những dữ liệu này, hãng tư vấn Frost & Sullivan dự báo: Mỹ có thể thải ra lượng rác tương đương với một năm chỉ trong hai tháng đại dịch COVID-19.

 

A similar uptick in waste can be seen among ordinary citizens. In China, daily production of face masks soared to 116 million in February, 12 times higher than the previous month. Hundreds of tons of discarded masks were being collected daily from public bins alone during the outbreak’s peak; there is no telling how many more were being discarded in household waste systems. According to the Thailand Environment Institute, plastic waste has increased from 1,500 tons to 6,300 tons per day, owing to soaring home deliveries of food.

 

Có thể nhận thấy lượng rác thải cũng đã gia tăng trong cộng đồng. Tại Trung Quốc, số lượng khẩu trang xuất ra thị trường mỗi ngày tăng vọt lên 116 triệu trong tháng hai, cao gấp 12 lần so với tháng trước đó. Trong số đó, hàng trăm tấn khẩu trang đã qua sử dụng được thu gom từ những thùng rác công cộng trong suốt thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ; đó là chưa kể đến lượng rác thải trong sinh hoạt. Theo Viện Môi trường Thái Lan, chất thải nhựa đã tăng từ 1.500 tấn lên 6.300 tấn mỗi ngày, do nhu cầu giao hàng thực phẩm tại nhà tăng cao.

 

 

Compounding the problem, many waste-management services have not been operating at full capacity, owing to social-distancing rules and stay-at-home orders. In the US, curbside recycling pickup has been suspended in many places, including parts of Miami-Dade and Los Angeles counties.

 

Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi nhiều dịch vụ quản lý chất thải không hoạt động hết công suất do lệnh giãn cách xã hội và các đơn đặt hàng giao về nhà tăng cao. Ở Mỹ, thùng thu gom rác đã tạm thời ngưng hoạt động ở nhiều nơi, trong đó có bang Miami-Dade và Los Angeles.

 

In the United Kingdom, so-called fly-tipping – illegal waste disposal – has risen by 300% during the pandemic. In some countries, companies that are advancing innovative methods of recycling and reusing waste plastics are reporting reduced amounts of plastic coming through waste streams, suggesting that a growing volume of plastic is ending up in landfills or leaking into the environment.

 

Tại Anh, hành vi xả rác bừa bãi – vốn là hành vi bị cấm đã tăng gấp ba lần trong đại dịch. Ở một số quốc gia, nhiều công ty đang cải tiến các biện pháp mới nhằm tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa cũng báo cáo rằng tỉ lệ rác thải nhựa đã giảm đi qua các dòng chất thải, cho thấy rằng khối lượng lớn rác thải nhựa đã trôi đến các bãi rác hoặc rò rỉ ra môi trường.

 

During the COVID-19 crisis, it is essential to protect the vulnerable, ensure that health workers have the tools and support they need to do their jobs safely, prevent health-care systems from becoming overwhelmed, and avoid additional waves of infection. But, in meeting these imperatives, we cannot lose sight of the other – perhaps greater – long-term challenges facing humanity, including the environmental and public-health risks generated by excessive plastic waste.

 

Trong cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19, điều cần thiết là phải bảo vệ những người trong thành phần dễ bị tổn thương, đảm bảo các nhân viên y tế được trang bị đầy đủ trang thiết bị và trợ giúp khi cần, giúp họ thực hiện công việc một cách an toàn và ngăn chặn làn sóng dịch bệnh lây lan thêm. Tuy nhiên, trong khi giải quyết những yêu cầu cấp bách trước mắt, chúng ta cũng không thể bỏ qua những thách thức dài hạn mà loài người phải đối mặt, bao gồm những thách thức về môi trường và sức khỏe cộng đồng do lượng rác thải nhựa tăng quá mức.

 

For starters, companies all along the plastic value chain, from manufacturers to retailers, should show their commitment to public health and welfare by expanding and accelerating their efforts to end plastic waste. Those that step up to the challenge of environmental stewardship by contributing to the creation of a circular economy will reap a rich bounty of public trust and profitability well into the future.

 

Đầu tiên, những công ty kinh doanh đồ nhựa, từ các nhà sản xuất đến các nhà bán lẻ nên thực hiện cam kết bảo vệ sức khỏe cộng đồng qua việc mở rộng và đẩy nhanh kế hoạch chống rác thải nhựa. Bằng việc góp phần thực hiện mục tiêu tạo ra nền kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp quan tâm đến những thách thức quản lý môi trường sẽ tạo dựng được niềm tin từ công chúng từ đó tăng lợi nhuận trong tương lai.

 

 

Governments, for their part, must recognize the crucial role of waste-management services and their workers in the transition to a sustainable future, and allocate COVID-19 spending accordingly. Such efforts would advance multiple Sustainable Development Goals, including SDG 11 (which calls for cities to ensure effective waste management), SDG 12 (reduce waste generation through prevention, reduction, recycling, and reuse), and SDG 14 (reduce marine pollution of all kinds).

 

Về phần mình, chính phủ cần nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ quản lý chất thải và nhân sự hướng đến quá trình phát triển bền vững trong tương lai, theo đó, phân bổ nguồn chi tiêu cho COVID-19 phù hợp. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững bao gồm SDG 11 (kêu gọi các thành phố đảm bảo việc quản lý chất thải hiệu quả), SDG 12 (giảm phát sinh chất thải thông qua phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng) và SDG 14 (giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển).

 

But governments cannot always do it alone. Many developing countries struggle with nonexistent or broken waste-management infrastructure. With the COVID-19 crisis highlighting the need for cooperative action, now is the moment to change that.

 

Nhiều quốc gia đang phát triển đang phải “vật lộn” với cơ sở hạ tầng quản lý chất thải yếu kém, thậm chí là họ còn không có hệ thống này tại quốc gia mình. Cuộc khủng hoảng COVID-19 nhấn mạnh sự cần thiết các bên phải phối hợp hành động; bản thân chính phủ không thể hành động đơn độc và đây là thời điểm để thay đổi điều đó.

 

As the global economy restarts, aid agencies, development banks, and NGOs should invest in building effective waste-management systems. Beyond helping to keep plastic waste out of our oceans, such systems can provide decent jobs and improved livelihoods, resulting in stronger, more sustainable economies in the long term.

 

Khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục trở lại, các cơ quan viện trợ, ngân hàng phát triển và các tổ chức phi chính phủ nên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải hiệu quả. Ngoài việc giúp loại bỏ rác thải nhựa trên các đại dương, hệ thống này còn cung cấp việc làm ổn định và cải thiện chất lượng sống cho người lao động, xây dựng nền kinh tế vững mạnh, bền vững hơn trong tương lai.

 

 

COVID-19 is often described as a sudden shock. In fact, some say it was a known risk that policymakers chose to ignore. The last thing the world needs is to allow other well-known threats to remain unaddressed. And, when it comes to plastic waste, the warning bells have been ringing loud and clear for years.

 

Đại dịch COVID-19 được coi là một cú sốc bất ngờ. Trên thực tế, một số người tin rằng đại dịch này là mối nguy hại có thể lường trước mà các nhà hoạch định chính sách cố tình làm lơ. Điều mà thế giới cần nhất là không bị ảnh hưởng bởi các mối đe dọa khác trong thời kỳ khủng hoảng này, và ô nhiễm do rác thải nhựa đã là vấn đề được gióng lên hồi chuông cảnh báo trong nhiều năm.

 

Thong ke